Mô hình nghiên cứu đề xuất và các giả thuyết nghiên cứu

Một phần của tài liệu CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍNDỤNG THEO BASEL II TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆPVÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM 10598325-1477-235838.htm (Trang 40)

Từ việc tham khảo và đánh giá kết quả nghiên cứu của các tác giả nhu Louzis & cộng sự (2010); Pestova & Mamonov (2011); Nkusu (2011); Zergaw (2019); Trần Thị Việt Thạch (2016); Trần Kiên Nghị (2017); Lê Bá Trực (2018), mô hình nghiên cứu đề xuất về các nhân tố ảnh huởng đến quản trị RRTD tai Agribank trình bày ở Hình 2.2.

Môi truờng vĩ mô Chính sách tín dụng Quy trình tín dụng

Cán bộ tín dụng Kiêm soát nội bộ

Hệ thống xếp hạng tín dụng H1+ H4+ H2+ H6+ Quản trị RRTD H3+ H5+

Hình 2.2: Mô hình nghiên cứu đề xuất

Nguồn: Tác giả đề xuất

2.5.2 Các giả thuyết nghiên cứu

- Giả thuyết H1: nhân tố Môi trường vĩ mô có ảnh hưởng cùng chiều đến quản trị RRTD tại Agribank.

- Giả thuyết H2: nhân tố Chính sách tín dụng có ảnh hưởng cùng chiều đến quản trị RRTD tại Agribank.

- Giả thuyết H3: nhân tố Quy trình tín dụng có ảnh hưởng cùng chiều đến quản trị RRTD tại Agribank.

- Giả thuyết H4: nhân tố Cán bộ có ảnh hưởng cùng chiều đến quản trị RRTD tại Agribank.

- Giả thuyết H5: nhân tố Kiểm soát nội bộ có ảnh hưởng cùng chiều đến quản trị RRTD tại Agribank.

- Giả thuyết H6: nhân tố Hệ thống xếp hạng tín dụng có ảnh hưởng cùng chiều đến quản trị RRTD tại Agribank.

TÓM TẮT CHƯƠNG 2

Nội dung chương 2 trình bày những nội dung cơ bản liên quan đến RRTD, quản trị RRTD và các Hiệp ước Basel. Trong đó, tác giả đã khái quát hệ thống các nguyên tắc quản trị RRTD và quy trình quản trị RRTD theo Basel II. Đồng thời, luận văn đã trình bày một số mô hình đo lường và định lượng RRTD đối với KHCN và KHDN tại NHTM.

Trên cơ sở phân tích và kế thừa kết quả của các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước, tác giả đã đề xuất mô hình nghiên cứu bao gồm các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị RRTD theo Hiệp ước Basel II tại Agribank như môi trường vĩ mô; chính sách tín dụng; quy trình tín dụng; cán bộ tín dụng; KSNB; và hệ thống xếp hạng tín dụng.

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Quy trình nghiên cứu

Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu

Nguồn: tác giả tổng hợp

Hình 3.1 trình bày các bước trong quy trình nghiên cứu để đạt được mục tiêu ban đầu đặt ra. Các bước trong quy trình cụ thể như sau:

- Bước 1: Xây dựng thang đo cho các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị RRTD tại Agribank. Các thang đo gọi là thang đo nháp, được xây dựng trên cơ sở hệ thống các cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu có liên quan.

- Bước 2: Nghiên cứu phân tích nhân tố khám phá, chia thành hai phần:

• Trong bước này, phương pháp phỏng vấn chuyên gia (10 chuyên gia). Mục đích nhằm hiệu chỉnh, bổ sung các biến quan sát trong các thang đo nháp ở bước 1.

Ket quả của bước này sẽ cho ra thang đo nháp hiệu chỉnh.

• Phần 2, thiết kế bảng câu hỏi phỏng vấn và khảo sát thử đối với các cán bộ quản lý/ trưởng phó phòng KSNB liên quan đến hoạt động tín dụng. Kết quả ở bước này nhằm đưa ra thang đo nháp hiệu chỉnh, bổ sung để thiết kế thành bảng câu hỏi. Bảng câu hỏi được thiết kế và sử dụng để phỏng vấn thử với cỡ mẫu nhỏ

(N=20 CBTD/ cán bộ quản lý RRTD) nhằm kiểm tra mức độ rõ ràng của bảng câu

hỏi cũng như mức hiệu quả của dữ liệu khảo sát.

- Bước 3: Nghiên cứu định lượng chính thức được thực hiện để kiểm định lại mô hình lý thuyết. Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định lượng với việc khảo sát trực tiếp CBTD thông qua bảng câu hỏi để

thu thập thông tin. Chi tiết quy trình nghiên cứu của luận văn để trình bày ở nội dung tiếp theo.

3.2 Xây dựng thang đo3.2.1 Nghiên cứu sơ bộ 3.2.1 Nghiên cứu sơ bộ

3.2.1.1 Trình tự nghiên cứu sơ bộ

Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện thông qua 02 bước:

- Nghiên cứu định tính được thực hiện nhằm khám phá, bổ sung và điều chỉnh các biến quan sát dùng để đo lường các khái niệm trong mô hình. Thông qua cơ sở

lý thuyết ở chương 2, tác giả đã đề xuất 6 yếu tố ảnh hưởng đến quản trị RRTD theo Hiệp ước Basel II tại Agribank. Từ đó xây dựng thang đo nháp để làm cơ sở

tham khảo cho việc thực hiện nghiên cứu định tính nhằm xây dựng bảng câu hỏi cho các biến quan sát dùng để đo lường các khái niệm nghiên cứu trong mô

Ký hiệu luận nhóm là để loại bỏ các biến không được nhất trí, đồng thời bổ sung thêm mộtNội dung

số biến và tìm kiếm sự thống nhất các thành phần trong thang đo sơ bộ. Kết quả này là cơ sở để tác giả phát triển thang đo sơ bộ và bảng câu hỏi sử dụng cho giai đoạn phỏng vấn thử n = 20 cán bộ quản lý tín dụng/ CBTD nhằm làm cơ sở cho việc hoàn chỉnh thang đo chính thức.

- Nghiên cứu định lượng ở bước nghiên cứu sơ bộ được thực hiện để điều chỉnh thang đo sơ bộ đã xây dựng trong nghiên cứu định tính: Tác giả thực hiện khảo sát sơ bộ 20 CBTD đang công tác tại một số chi nhánh của Agribank (Chi nhánh 4, chi nhánh TP. HCM, chi nhánh Mạc Thị Bưởi, chi nhánh Sài Gòn...), liên quan đến lĩnh vực tín dụng và việc thực hiện khảo sát được tiến hành theo phương pháp lấy mẫu thuận tiện. Nghiên cứu này được thực hiện phương pháp phỏng vấn trực tiếp thông qua bảng câu hỏi được thiết kế từ các thang đo.

3.2.1.2 Kết quả nghiên cứu sơ bộ

Các thành viên tham gia thảo luận đều đồng ý thống nhất các yếu tố ảnh hưởng đến quản trị RRTD tại Agribank theo Hiệp ước Basel II gồm 06 yếu tố bao như môi trường vĩ mô; chính sách tín dụng; quy trình tín dụng; cán bộ tín dụng; KSNB; và hệ thống xếp hạng tín dụng.

Tiếp theo tác giả sẽ tiến hành thảo luận, lấy ý kiến của các thành viên về nội dung các mục hỏi dùng để xây dựng bảng khảo sát chính thức, các thành viên thảo luận nhóm đều đồng ý cho rằng các phát biểu cần ngắn gọn, phải dễ hiểu đối với đối tượng được khảo sát, và phù hợp với mục tiêu nghiên cứu.

Kết quả thảo luận nhóm tập trung sẽ được tác giả tổng hợp lại và tiến hành khảo sát thử 20 CBTD để kiểm tra câu từ dùng cho bảng khảo sát thật dễ hiểu và sát với ý nghĩa gốc của nghiên cứu. Sau khi nghiên cứu định tính, kết quả cho ra bảng câu hỏi dùng để khảo sát chính thức có tổng cộng 28 biến quan sát cho các khái niệm thành phần của nghiên cứu được trình bày như sau:

(1) Thang đo khía cạnh Môi trường vĩ mô

Thang đo khía cạnh Môi trường vĩ mô được ký hiệu là MT, thang đo này ban đầu gồm 04 biến quan sát được kế thừa từ nghiên cứu của Trần Kiên Nghị (2017); Louzis & cộng sự (2010), sau khi thảo luận nhóm tập trung và phỏng vấn thử Cán bộ quản trị RRTD/ CBTD thì thang đo này gồm 5 biến quan sát, ký hiệu từ MT1 đến MT5. Kết quả đuợc trình bày ở bảng 3.1:

MT2 Hoạt động thanh tra, giám sát và xử lý của NHNN hữu hiệu.

MT3 Nen kinh tế vĩ mô có nhiều biến động.

MT4 Tỷ lệ lạm phát có ảnh hưởng đáng kể đến quản trị RRTD.

MT5 Biến động của tỷ giá hối đoái có ảnh hưởng đáng kể đến quản trị

RRTD._________________________________________________________

Ký hiệu Nội dung

CS1 Chính sách tín dụng được ngân hàng phổ biến đến từng phòng ban cóliên quan, từng nhân viên tín dụng và thống nhất trong toàn hệ thống Agribank.____________________________________________________ CS2 Chính sách tín dụng của Agribank phù hợp với từng đối tượng khách

hàng cụ thể.

CS3 Chính sách tín dụng của Agribank đa dạng về hình thức cấp tín dụng, ngành nghề, lĩnh vực cho vay.

CS4 Chính sách tín dụng của Agribank chặt chẽ và linh hoạt. Nguồn: Tổng hợp của tác giả

(2) Thang đo khía cạnh Chính sách tín dụng

Thang đo khía cạnh Chính sách tín dụng, được ký hiệu là CS, thang đo này ban đầu gồm 04 biến quan sát được kế thừa từ nghiên cứu của Trần Kiên Nghị (2017); Louzis & cộng sự (2010), sau khi thảo luận nhóm tập trung và phỏng vấn thử Cán bộ quản trị RRTD/ CBTD thì thang đo này gồm 4 biến quan sát, ký hiệu từ CS1 đến CS4. Kết quả được trình bày ở bảng 3.2:

QT1 Quy trình tín dụng của Agribank chi tiết, rõ ràng.

QT2

Quy trình tín dụng có sự tách bạch giữa các bộ phận trong ngân hàng, gồm bộ phận quan hệ khách hàng, bộ phận thấm định, bộ phận quản lý rủi ro...

QT3 Quy trình tín dụng của Agribank tuân thủ quy định và chiến lược củaHội đồng thành viên;

Ký hiệu Nội dung

CB1 CBTD đáp ứng yêu cầu về năng lực chuyên môn và trình độ nghiệp vụ.

CB2 Agribank áp dụng bộ tiêu chí đánh giá đạo đức làm việc của CBTD nói riêng và cán bộ - nhân viên ngân hàng nói chung.

CB3 Agribank có chính sách đào tạo và bồi dưỡng; khen thưởng cũng nhưkỷ luật rõ ràng.

CB4 Agribank thường xuyên tổ chức các buổi bồi dưỡng, đào tạo cán bộnhân viên.

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

(3) Thang đo khía cạnh Quy trình tín dụng

32

Thang đo khía cạnh Quy trình tín dụng, được ký hiệu là QT, thang đo này ban đầu gồm 03 biến quan sát được kế thừa từ nghiên cứu của Louzis & cộng sự (2010); Zergaw (2019); Trần Thị Việt Thạch (2016); Trần Kiên Nghị (2017), sau khi thảo luận nhóm tập trung và phỏng vấn thử CBTD thì thang đo này gồm 3 biến quan sát, ký hiệu từ QT1 đến QT3. Kết quả được trình bày ở bảng 3.3:

Bảng 3.3: Thang đo khía cạnh Quy trình tín dụng

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

(4) Thang đo khía cạnh Cán bộ tín dụng

Thang đo khía cạnh CBTD, được ký hiệu là CB, thang đo này ban đầu gồm 04 biến quan sát được kế thừa từ nghiên cứu của Louzis & cộng sự (2010); Pestova & Mamonov (2011); Nkusu (2011), sau khi thảo luận nhóm tập trung và phỏng vấn thử CBTD thì thang đo này gồm 4 biến quan sát, ký hiệu từ CB1 đến CB4. Kết quả được trình bày ở bảng 3.4:

KS1 Agribank có hệ thống KSNB đối với hoạt động tín dụng nhằm hạn chếRRTD xảy ra._________________________________________________ KS2 Agribank thực thi môi trường KS đối với RRTD.

KS3 Agribank thực thi hoạt động KS đối với RRTD.

KS4 Agribank thực thi hoạt động đánh giá RRTD.

KS5 Agribank thực thi giám sát đối với RRTD.

Ký hiệu Nội dung

XH1

Hệ thống xếp hạng tín dụng Agribank bao gồm các chỉ tiêu đánh giá hợp lý và đầy đủ về khả năng trả nợ, năng lực tài chính...

XH2

Hệ thống xếp hạng tín dụng được Agribank áp dụng riêng đối với từng nhóm khách hàng bán lẻ và khách hàng bán buôn.

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

33

(5) Thang đo khía cạnh KSNB RRTD

Thang đo khía cạnh KSNB RRTD, được ký hiệu là KS, thang đo này ban đầu gồm 03 biến quan sát được kế thừa từ nghiên cứu của Louzis & cộng sự (2010); Pestova & Mamonov (2011); Nkusu (2011); Zergaw (2019); Trần Thị Việt Thạch (2016), sau khi thảo luận nhóm tập trung và phỏng vấn thử CBTD thì thang đo này gồm 5 biến quan sát, ký hiệu từ KS1 đến KS5. Kết quả được trình bày ở bảng 3.5:

Bảng 3.5: Thang đo khía cạnh KSNB RRTD

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

(6) Thang đo khía cạnh Hệ thống xếp hạng tín dụng

Thang đo khía cạnh Hệ thống xếp hạng tín dụng, được ký hiệu là XH, thang đo này ban đầu gồm 03 biến quan sát được kế thừa từ nghiên cứu của Trần Kiên Nghị (2017), sau khi thảo luận nhóm tập trung và phỏng vấn thử CBTD thì thang đo này gồm 4 biến quan sát, ký hiệu từ XH1 đến XH4. Kết quả được trình bày ở bảng 3.6:

XH3 cận thông lệ quốc tế.

XH4 Hệ thống xếp hạng tín dụng KHCN được áp dụng đơn giản, dễ dàng.

hiệu Nội dung

QTRR1 Agribank có hệ thống nhận diện, đo lường, cảnh báo rủi ro tín dụng. QTRR2 Agribank thực hiện quản trị RRTD dựa trên tiếp cận thông lệ quốc tế

(Basel II).

QTRR3 Agribank tuân thủ quy định về tỷ lệ an toàn vốn (CAR)

34

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

(6) Thang đo khía cạnh Quản trị RRTD

Thang đo khía cạnh Quản trị RRTD, được ký hiệu là QTRR, thang đo này ban đầu gồm 03 biến quan sát được kế thừa từ nghiên cứu của Trần Kiên Nghị (2017), sau khi thảo luận nhóm tập trung và phỏng vấn thử CBTD thì thang đo này gồm 3 biến quan sát, ký hiệu từ QTRR1 đến QTRR3. Kết quả được trình bày ở bảng 3.7:

3.2.2 Nghiên cứu chính thức

- Phương pháp chọn mẫu trong đề tài được tác giả chọn là phương pháp lấy mẫu thuận tiện, phi xác suất, trong đó tác giả tiếp xúc trực tiếp với các đồng nghiệp

(cán bộ quản trị RRTD, CBTD) đang công tác tại một số chi nhánh của Agribank.

- Kích thước mẫu: theo Nguyễn Đình Thọ (2011) khi sử dụng phân tích nhân tố khám phá (EFA), nghiên cứu phải sử dụng kích thước mẫu lớn, kích thước mẫu

thường được xác định dựa vào kích thước tối thiểu và số lượng biến quan sát đo lường đưa vào với tỉ lệ quan sát chia cho biến đo lường là 5:1, nghĩa là 1 biến đo lường cần tối thiểu 5 quan sát. Như vậy, để phân tích EFA với 27 biến độc lập và 5

cần để thực hiện hồi quy là n >= 8m + 50 (n: kích thước mẫu tối thiểu, m: số yếu tố độc lập). Nguyễn Đình Thọ (2011) thì số quan sát vào khoảng 5*8+50= 90 phiếu khảo sát. Từ những lập luận trên, cỡ mẫu dùng để khảo sát được tác giả chọn là 300 cán bộ xử lý nợ xấu, quản trị RRTD, CBTD và các cán bộ nhân viên liên quan đến hoạt động tín dụng/ cho vay. Mục đích việc chọn cỡ mẫu như vậy là nhằm loại bỏ các trường hợp các phiếu khảo sát bị sai sót, bị hư hỏng hoặc không đầy đủ thông tin. Trong đó:

- Agribank - chi nhánh 4: 40 cán bộ nhân viên

- Agribank - chi nhánh Hồ Chí Minh: 45 cán bộ nhân viên - Agribank - chi nhánh Mạc Thị Bưởi: 50 cán bộ nhân viên - Agribank - chi nhánh Sài Gòn: 50 cán bộ nhân viên - Agribank - chi nhánh Thủ Đức: 30 cán bộ nhân viên - Agribank - chi nhánh Bình Triệu: 40 cán bộ nhân viên - Agribank - chi nhánh 3: 45 cán bộ nhân viên

Trên cơ sở xác định cỡ mẫu, tác giả tiến hành mã hoá thang đo. Thang đo được sử dụng là thang đo Likert 5 điểm (tương ứng: 1 - Rất không đồng ý, 2 - Không đồng ý, 3 - Bình thường, 4 - Đồng ý, 5 - Rất đồng ý). Các thang đo sẽ được mã hoá như sau:

- Thang đo Môi trường vĩ mô (MT) có 5 biến quan sát và được mã hoá từ MT1 đến MT5.

- Thang đo Chính sách tín dụng (CS) có 4 biến quan sát và được mã hoá từ CS1 đến CS4.

- Thang đo Quy trình tín dụng (QT) có 3 biến quan sát và được mã hoá từ QT1 đến QT3.

- Thang đo Cán bộ tín dụng (CB) có 4 biến quan sát và được mã hoá từ CB1 đến CB4.

- Thang đo Kiểm soát nội bộ RRTD (KS) có 5 biến quan sát và được mã hoá từ KS1 đến KS5.

- Thang đo Hệ thống xếp hạng tín dụng (XH) có 4 biến quan sát và được mã hoá từ XH1 đến XH4.

- Thang đo Quản trị RRTD (QTRR) có 3 biến quan sát và đuợc mã hoá từ QT1 đến QT3.

3.3 Phương pháp xử lý dữ liệu3.3.1 Thống kê mô tả 3.3.1 Thống kê mô tả

Sau khi thu về các phiếu khảo sát, tác giả tiến hành lọc thông tin từ các phiếu khảo sát, nghĩa là nhập các câu hỏi trả lời từ các câu hỏi trên phiếu khảo sát vào phần mềm Excel và loại bỏ những quan sát nào thiếu thông tin. Sau đó, tác giả

Một phần của tài liệu CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍNDỤNG THEO BASEL II TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆPVÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM 10598325-1477-235838.htm (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(118 trang)
w