Nhân vật siêu thực

Một phần của tài liệu Yếu tố kì ảo trong tiểu thuyết Trại hoa đỏ của Di Li. (Trang 26 - 30)

5. Bố cục của khóa luận

2.1.1. Nhân vật siêu thực

Nhân vật siêu thực có thể hiểu là thể loại nhân vật thoát ra ngoài những khái niệm duy lí, không có thực, không bị gò bó bởi lí trí, logic, luân lí… Nhân vật tái hiện tất cả những trạng thái tâm lí luôn luôn chuyển biến trong tiềm thức, không phân biệt thực hay mộng, tỉnh hay điên, đúng hay sai. Trong

Trại Hoa Đỏcó thể nhận ra nhân vật siêu thực xuất hiện thường xuyên và ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển của câu chuyện là hồn ma.

Lí giải theo khoa học một hiện tượng về ma thường xuất hiện trong thực tế - ma trơi: “là những đốm sáng lập loè ban đêm ở bãi tha ma, do hợp chất của phosphor từ xương người chết thoát ra và bốc cháy khi gặp không khí” [6]. Điều đó chứng minh ma chỉ là sản phẩm của sự tưởng tượng. Nhưng "ma" vẫn nằm trong tâm thức nhiều người, nhất là những đối tượng theo thuyết duy tâm. Dân gian cho rằng có một cõi âm tồn tại song song với cõi dương. Cõi âm là thế giới của những bóng ma, hồn ma còn cõi dương là thế

giới của người trần đang sống. Hồn ma là “bóng người chết hiện về” [31, 721]. Có quan niệm dân gian thì có văn học phản ánh quan niệm đó. Trong văn học, những câu chuyện về hồn ma, bóng quỷ đã tồn tại từ xưa. Đó là một kiểu nhân vật quen thuộc, xuất hiện đầu tiên trong các tác phẩm văn học kì ảo. Sở dĩ như vậy vì nhân vật ma gắn liền với quan niệm “vạn vật hữu linh” có tầm ảnh hưởng quan trọng ở trong văn hóa dân gian và quan niệm phi nhị nguyên về thế giới của con người cả ở phương Đông lẫn phương Tây. Xã hội phát triển, nhân vật ma không vì thế mà trở nên vắng bóng mà trái lại thời đại mới đã cung cấp những yếu tố tạo nên sức sống mới cho kiểu nhân vật kì ảo này. Mỗi thời, truyện ma lại có những cách thể hiện khác nhau. Trong Truyền kì mạn lục, ma thường hiện về vào những khoảng thời gian nhất định để thực hiện những ước muốn còn dang dở khi sống. Ma hoá thân thành những cô gái xinh đẹp về dương gian để tận hưởng tình yêu, báo ân, báo oán... Sau khi hoàn thành mục đích của mình, ma tự biến mất. Trong Xác Ngọc Lam, Khoa thi cuối cùng... Nguyễn Tuân cũng rất thành công khi xây dựng một thế giới nhân vật ma. “Ma” cũng thực hiện những chức năng rõ rệt: ma báo ân, báo oán, “ma yêu”, ma đội lốt người để cứu giúp dương gian, ma trả thù đời trước, báo ứng vào đời sau. Người đọc tiếp nhận hình bóng ma quỷ trong tâm thế vừa tò mò vừa sợ hãi.

Cũng giống như nhân vật ma truyền thống, hồn ma xuất hiện trong Trại Hoa Đỏ đem đến cho người đọc một cảm giác sợ hãi. Hồn ma không chỉ có hình hài rõ rệt, mà còn có suy nghĩ, hành động: “bộ đồ đen tuyền, tóc chấm vai, thái dương đầy máu” [23, 52]. Ban đầu, hồn ma chỉ xuất hiện trong giấc mơ của Diên Vĩ khi cô vừa tới trang trại. Sau đó, theo sự phát triển của mạch văn, hình tượng hồn ma càng lúc càng rõ rệt, tham gia cả vào trong tình tiết của tác phẩm. Sự xuất hiện của nó càng lúc càng li kì, hấp dẫn, có dấu hiện báo hiệu rõ rệt khiến người đọc cũng như nhân vật Diên Vĩ mong chờ, tò mò

và đôi khi cảm thấy hứng thú với những bí mật ẩn dấu sau linh hồn đó. Trong một lần vô tình đi lạc vào “ngôi nhà của dòng họ Quách”, Diên Vĩ gặp một người phụ nữ bí ẩn, cô ta nói sõi tiếng Kinh, biến mất một cách bất ngờ như sự xuất hiện bất ngờ của cô vậy. Cô ta tự nhận mình đã thổi bản sáo ám ảnh Diên Vĩ, tuy nhiên lại không ai ngoài Diên Vĩ nghe được tiếng sáo của cô ta. Thậm chí, trong một khoảnh khắc nào đấy, Diên Vĩ chợt cảm thấy, đôi mắt của cô ấy, giống hệt đôi mắt của người phụ nữ vẫn xuất hiện trong giấc mơ của cô: “đôi mắt đen” [23, 153]. Người phương Đông quan niệm rằng, hồn ma không dễ dàng nhìn thấy được, hình dáng có rõ ràng cũng luôn bị bao phủ bởi một sự mờ ảo hay nói một cách khác là không có hình dạng cụ thể như cơ thể người. Điều này lí giải cho việc Vĩ không thể nào nhớ được rõ người đàn bà ấy mà chỉ như: “người cô đã từng gặp và rồi bị tiềm thức chắp nối thành một nhân vật quen thuộc trong cơn ác mộng” [23, 152]. Hồn ma đó không chỉ xuất hiện trong giấc mơ của Diên Vĩ. Nếu chỉ một mình Diên Vĩ nhìn thấy, có thể suy đó chỉ là ảo tưởng ám ảnh của cô. Tuy nhiên, Bảo - con trai của Diên Vĩ, cũng nhìn thấy được người phụ nữ đó. Thậm chí khác hẳn với Diên Vĩ, hồn ma xuất hiện khi Bảo đang tỉnh táo, lúc mặt trời chưa tắt chứ không như những hồn ma trong truyện truyền thống chỉ xuất hiện khi mặt trời đã tắt hoặc trong đêm trăng tròn. Hồn ma dẫn dắt Bảo đi đến hang núi sau tượng đá mất đầu, vượt qua sự giám sát của những con người đang có mặt tại trang trại Hoa Đỏ. Mặc dù chưa bao giờ Diên Vĩ kể cho Bảo nghe về sự xuất hiện của người phụ nữ nhưng Bảo lại hình dung được một cách rõ ràng: “Bà ta từ từ quay lại. Một khuôn mặt xa lạ. Thái dương người đàn bà bắt đầu rịn máu. Máu nhỏ dần từng giọt xuống lớp vải đen. Khuôn mặt bà ta trông thê thảm đến độ Bảo phải đưa hai bàn tay lên che lấy mắt” [23, 499]. Và chính hồn ma đã dẫn dắt cả Diên Vĩ đến cái hang này, từ đó vô tình phát hiện ra những bí mật giấu sau vẻ ngoài bí ẩn của khu trang trại. Có thể nhận ra, những hồn ma xuất hiện trong

tác phẩm hầu hết là nhân vật nữ hoặc là nhân vật có cái chết tức tưởi. “Đàn bà là một sinh vật bí ẩn” [21], Jorges Luis Borges viết rằng đàn bà và chiến tranh, chẳng có gì thử thách đàn ông hơn thế, trong khi Freud sau khi dành rất nhiều giấy mực viết về điều “bí ẩn” mĩ miều đó đã phải thốt lên: “Theo ý kiến của riêng tôi, có lẽ cũng phải coi họ là giống người” [21]. Vì thế chẳng phải ngẫu nhiên mà trong văn học, ma thường hiện hình thành đàn bà mà gần như bao giờ cũng là đàn bà đẹp. Giống như một thứ triết lí, những hồn ma phụ nữ bao giờ cũng gắn liền với hạnh phúc và bất hạnh. Họ được những nhà phê bình xã hội nhìn nhận như một biểu hiện của mâu thuẫn xã hội: những oan hồn đòi được trả thù. Không chỉ có hình tượng hồn ma người phụ nữ ở trang trại, nhân vật hồn ma còn xuất hiện rải rác ở các chương của tác phẩm. Điển hình là sự xuất hiện của hồn ma người chị của Thanh Mai - nữ cảnh sát tiếp nhận vụ điều tra của Huy và hồn ma của người thanh niên xuất hiện trong chuyến đi nghỉ mát của gia đình Diên Vĩ trong quá khứ. Điểm chung của các nhân vật cũng trùng khớp với quan niệm của dân gian về hồn ma. Đặc điểm ngoại hình đều dừng lại ở thời điểm mà chủ thể qua đời. Hay nói một cách khác, hồn ma mang hình dáng cuối cùng trước khi chết của chủ thể. Chị của Thanh Mai được miêu tả là: “mặc bộ quần áo hoa hệt 10 năm trước” [23, 307]. Trong khi người thanh niên: “người nằm trên giường”, “Máu ở trên tay, chảy ra nhiều lắm” [23, 63].

Nhân vật ma xuất hiện trong Trại Hoa Đỏ không chỉ làm tăng thêm tính kì ảo cho tác phẩm mà còn chuyển tải những thông điệp mà Di Li muốn nhắn gởi đến độc giả. Xây dựng hình ảnh những con ma không khác gì người sống, thậm chí như một người sống, quay lại báo mộng hoặc dẫn dắt đến sự thật, phải chăng tác giả muốn chúng ta có một cái nhìn khác về nhân quả và “thế giới bên kia”. Chết không có nghĩa là kết thúc tất cả, chẳng qua là sự chuyển hóa vật chất từ dạng này sang dạng khác mà thôi.

Một phần của tài liệu Yếu tố kì ảo trong tiểu thuyết Trại hoa đỏ của Di Li. (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)