Thời gian tâm thức

Một phần của tài liệu Yếu tố kì ảo trong tiểu thuyết Trại hoa đỏ của Di Li. (Trang 70 - 80)

5. Bố cục của khóa luận

3.2.3. Thời gian tâm thức

Tâm thức, là từ chỉ chung cho các khía cạnh của trí tuệ và ý thức, thể hiện trong các kết hợp của tư duy, tri giác, trí nhớ, cảm xúc, ý muốn, và trí tưởng tượng. Hay nói một cách khác, tâm thức là dòng ý thức. Nó bao gồm tất cả các quá trình có ý thức của bộ não. Đôi khi, trong một số ngữ cảnh, nghĩa của từ tâm thức còn bao hàm hoạt động của tiềm thức con người.

Có nhiều học thuyết về tâm thức và hoạt động của nó. Các nghiên cứu cổ xưa nhất được ghi nhận về tâm thức là của Đức Phật, Plato, Aristotle, Adi Shankara và các triết gia Hy Lạp và Ấn Độ cổ khác. Các học thuyết tiền khoa học, dựa trên thần học, tập trung vào mối quan hệ giữa tâm thức và linh hồn - cái được cho là tinh túy siêu nhiên thần thánh trời cho của con người. Các lí thuyết hiện đại, dựa vào hiểu biết khoa học về bộ não, cho rằng tâm thức là một hiện tượng của bộ não và đồng nghĩa với ý thức.

Người ta bàn cãi nhiều về câu hỏi: tâm thức bao gồm những đặc tính gì của con người. Một số cho rằng tâm thức chỉ bao gồm các chức năng trí óc "bậc cao": cụ thể là lí tính và trí nhớ. Trong quan niệm này, những cảm xúc như yêu, ghét, sợ, vui có bản chất "nguyên thủy" hơn hay chủ quan hơn, và do đó nên được nhìn nhận khác với tâm thức. Những người khác tranh luận rằng không thể tách rời hai mặt lí luận và cảm xúc của một con người, rằng chúng có cùng bản chất và nguồn gốc, và rằng cả hai đều nên được xem là một phần của tâm thức cá nhân.

Trong dòng ý thức của con người, độ dài thời gian cũng bị ảnh hưởng. Chịu sự chi phối của trí tuệ, tiềm thức và ý thức, thời gian tồn tại trong tâm thức của con người hay gọi tắt là thời gian tâm thức dài hay ngắn phụ thuộc vào sự cảm nhận của chủ thể hay nói một cách khác là chịu sự chi phối của

thần kinh: khi con người rơi vào trạng thái biến động về tâm trạng, việc cảm nhận thời gian trôi qua như thế nào cũng bị thay đổi. Ví dụ, khi con người mang tâm trạng chờ đợi, thời gian có thể trở nên dài hơn, mặc dù trong thực tế, thời gian là đại lượng bất biến.

Trong Trại Hoa Đỏ,các lớp thời gian không chỉ chồng chất đan xen lẫn nhau làm người đọc như lạc vào mê cung của quá khứ, của tâm tưởng, kí ức. Thời điểm thường được nhắc tới là hoàng hôn, thời điểm giáp ranh sáng tối, lúc đó mọi sự vật, hiện tượng được soi rọi bởi thứ ánh sánh le lói sắp tắt của ngày tàn, bởi không khí trầm buồn, hoàng hôn miền trung du rề rà, mệt mỏi. Mà thời gian trong tác phẩm còn được tái hiện thông qua tâm thức hay trạng thái vô thức của nhân vật.

Diên Vĩ khi ở tại Trại Hoa Đỏ luôn bị ám ảnh bởi những giấc mơ, trong giấc mơ, cô như lạc vào một thế giới khác. Trong đó, cô tìm lại với quá khứ tuổi thơ với những cảm giác bất thường khi chơi trò rồng rắn lên mây, những hình ảnh khó xác định là thật hay ảo. Thời gian trong giấc mơ hoàn toàn không được nhắc đến. Người đọc chỉ có thể xác định nó thông qua thời điểm mà giấc mơ kéo đến với Diên Vĩ hay cảnh vật, ánh sáng trong giấc mơ. Nơi đó, không gian hầu như đã bị biến đổi, ý thức về thời gian không còn tồn tại: “Đêm trăng thượng tuần khiến cả sân trại tối đen như thể bên dưới là một vực thằm khổng lồ” [23, 151]; “khắp bản đèn điện sáng trưng đến chói mắt” [23, 44] chỉ có những đặc điểm mơ hồ về không gian. Nếu còn chút ý thức về thời gian, nhận thức cũng bị xáo trộn: “Vĩ mơ vài giấc mơ chập chờn nhưng CÁI GÌ ĐÓ đã ám vào một phần giấc mơ của cô. Những giai điệu quen thuộc, da diết và êm dịu một cách ma mị” [23, 88].

Thời gian trong cõi vô thức đã mất tính khách quan của nó, trở thành phương tiện phản ánh sự trôi dạt miên man của tâm thức con người. Dòng chảy tuyến tính của thời gian bị phá vỡ bởi sự xuất hiện của các mảng quá

khứ, kí ức. Điều đó phù hợp với việc diễn tả tâm thức của con người trong tình trạng hôn mê, tạo nên khung cảnh huyền ảo làm nền cho nhân vật hư ảo xuất hiện. Ngay cả nhân vật Bách - một thanh tra điều tra cũng lạc vào trong kí ức với Huy, từ đó dẫn đến việc nhìn thấy hình bóng của Huy - người bạn thân đã mất của anh trong cái lần tìm đường đến Trại Hoa Đỏ. Diên Vĩ lại sống trong kí ức ám ảnh kinh hoàng về một tuổi thơ bất hạnh đã dẫn đến những thương tổn trong tâm lí, từ đó, nhân vật luôn bị ám ảnh về hình ảnh của trò chơi rồng rắn lên mây, thậm chí, trong một giấc mơ, thời gian hiện thực và những hình ảnh quá khứ đan lồng vào nhau tạo nên một sự ngột ngạt, rùng rợn cho nhân vật và cả người đọc: “Vĩ nghe vọng những âm thanh văng vẳng từ rất xa rồi vang khắp căn nhà sàn. Cô thấy mình tách khỏi cơ thể và ngay tức thì nhìn thấy khuôn mặt của chính cô đang dẫn đầu đoàn rồng rắn. Khuôn mặt sợ hãi, nhăn nhúm đến khổ sở, nó không phải là khuôn mặt của đứa trẻ 12 tuổi, nó đúng là cô bây giờ, đang dang hai tay che chắn cho cái đuôi rất dài phía sau” [23, 206 - 207].

Trong văn học đương đại, các nhà văn rất chú ý đến việc tạo ra những kiểu không gian, thời gian khác biệt so với truyền thống. Sử dụng nhiều yếu tố kì ảo trong việc khắc hoạ hình tượng không gian, thời gian, họ không chỉ nhằm mục đích “lạ hóa” hấp dẫn thị hiếu độc giả mà ở đây còn có một dụng ý khác. Theo Hoàng Cẩm Giang: “thông qua bút pháp kì ảo, các tác giả rất có ý thức làm dày tác phẩm bằng những trầm tích văn hóa dân tộc và nhân loại và đồng thời cũng thể hiện một cảm quan thực sự về nhân sinh, về thế giới” [12, 100]. Di Li xây dựng không gian, thời gian kì ảo như một phương tiện để thể hiện những vấn đề về nhân sinh, về thế giới. Việc ảo hoá không gian, thời gian để tạo ra tính kì ảo cho câu chuyện đã giúp tác giả mở rộng, khơi sâu thế giới nghệ thuật của mình, cũng đồng thời mở rộng khả năng phản ánh hiện thực của tác phẩm. Sự lồng ghép, đan xen của yếu tố kì ảo trong không gian

và thời gian nghệ thuật giúp nhà văn phản ánh sâu sắc một hiện thực đầy bất trắc có thể xảy ra và gợi lên những ám ảnh về số phận con người. Trong tiểu thuyết của Di Li, không gian và thời gian có mối quan hệ tương ứng. Ứng với không gian mang sắc màu địa phủ, âm giới, không gian núi rừng là thời gian hiện thực trì trệ; ứng với không gian chập chờn trong vô thức là kiểu thời gian xáo trộn trong tâm thức. Không gian mang sắc màu âm giới, hay núi rừng hoang vu mang đậm những yếu tố hư ảo tương ứng với thời gian bất định, không xác thực. Không gian biến đổi lúc hư lúc thực và kéo theo nó là dòng thời gian cũng biến hoá nhiều chiều đa dạng, phức tạp; vừa cụ thể vừa khái quát, vừa thực tế vừa mơ hồ. Chú ý xây dựng không gian không xác thực và thời gian phi tuyến tính, nhà văn đã tạo nền cho sự xuất hiện của các nhân vật kì ảo trở nên khác lạ hơn, ám ảnh hơn.

Sử dụng kiểu không gian, thời gian kì ảo là một dụng ý nghệ thuật của Di Li nhằm khám phá thiên nhiên, khám phá thế giới tinh thần của con người. Tác giả đi sâu vào nhận thức về mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên, mối quan hệ xã hội của con người và mối quan hệ trong mỗi bản thể con người: đề cập đến những vùng sâu kín nhất của con người là ý thức, vô thức và tâm linh. Với cách xây dựng không gian, thời gian kì ảo, Di Li đã phủ nhận cách đọc hiểu giản đơn về tác phẩm, đòi hỏi người đọc phải suy ngẫm nhiều hơn. Đó cũng là cách nhà văn thể hiện niềm tin vào năng lực tiếp nhận văn học và khả năng “đồng sáng tạo” của độc giả.

KẾT LUẬN

Sau thời kì đổi mới, tiểu thuyết Việt Nam đã đạt được sự cách tân về nhiều phương diện: cái nhìn hiện thực, kết cấu, ngôn ngữ, giọng điệu, nhân vật... và nổi bật trong đó là thủ pháp “lạ hoá” bằng những yếu tố kì ảo, huyền thoại hay dung hợp yếu tố kì ảo vào văn bản. Việc tăng cường yếu tố kì ảo trong sáng tác là một hướng thể nghiệm, tìm tòi đổi mới của tiểu thuyết thời kì này. Các nhà văn sử dụng yếu tố kì ảo làm phương thức khám phá chiều sâu hiện thực, lí giải bí ẩn của đời sống và thế giới tâm hồn con người. Lợi thế đặc biệt của cái kì ảo đã được phát huy để nhà văn có điều kiện thâm nhập vào những vấn đề nhạy cảm của cuộc sống và thế giới tinh thần của con người như: tín ngưỡng, tôn giáo, tình dục... Tuỳ theo sở trường và cảm nhận riêng, mỗi nhà văn lại tìm đến những cách thức phản ánh cuộc sống khác nhau, những phương thức “lạ hoá” khác nhau.

Bên cạnh đó, trong cuộc hành trình “hội nhập”, do ảnh hưởng của tư duy văn học hiện đại của thế giới, trực tiếp là ảnh hưởng của khuynh hướng hiện thực huyền ảo trong văn học hậu hiện đại phương Tây. Các nhà văn càng có nhu cầu đổi mới tư duy và kĩ thuật tiểu thuyết. Yếu tố kì ảo trong văn học đã trở thành thủ pháp hữu hiệu giúp nhà văn khám phá hiện thực đời sống xã hội và con người ở những chiều hướng mới. Di Li cũng đã góp phần đem lại cho văn xuôi đương đại một diện mạo mới.

Yếu tố kì ảo trong thế giới nghệ thuật tiểu thuyết Di Li thể hiện tập trung ở các yếu tố không gian - thời gian nghệ thuật, nhân vật, kết cấu. Về yếu tố kì ảo trong không gian, tôi nhận thấy rằng, nhà văn chú ý tạo dựng kiểu không gian mang màu sắc địa phủ với vô vàn lời của người âm cất lên; không gian của núi rừng hoang lạnh và không gian vô thức chập chờn. Đồng hiện cùng không gian kì ảo là dòng chảy của thời gian có sự đối lập giữa thực và

ảo với thời gian hư ảo, không xác thực hay được gọi là thời gian phi thực; thời gian hiện thực trì trệ hay thời gian thực tại và thời gian tâm thức. Thế giới nhân vật kì ảo trong tiểu thuyết Di Li là những nhân vật siêu thực, nhân vật tiên tri và nhân vật ảo tưởng về chủ ý. Ở phương thức xây dựng yếu tố kì ảo, nhà văn cũng chú ý xây dựng hệ thống những hình ảnh nghệ thuật và motif mang ý nghĩa biểu tượng. Các motif về “cái song trùng”, tiên tri, giấc mơ cho thấy những khả năng kì lạ ở con người, từ đó tạo ra những “điểm trắng” trên cốt truyện trinh thám truyền thống buộc độc giả phải suy luận để tìm ra đâu mới là sự thật.

Việc nghiên cứu yếu tố kì ảo trong Trại Hoa Đỏ của Di Li góp phần khẳng định vai trò của yếu tố kì ảo trong văn xuôi đương đại và định hướng cách thức tiếp cận bộ phận văn học này. Chúng ta không nên đọc tiểu thuyết kì ảo cũng như tiểu thuyết của Di Li theo cách đọc truyền thống với trình tự cốt truyện, tình tiết, diễn biến thời gian của tác phẩm. Có lẽ cách tiếp nhận tiểu thuyết của nhà văn đạt hiệu quả nhất là tìm ra hệ quy chiếu giữa chủ đề tư tưởng của tác phẩm với các phương thức biểu đạt mà nhà văn sử dụng để nhận thức, khám phá ý nghĩa nghệ thuật của nó. Tuy nhiên, cũng cần nhận thấy, không phải tất cả bạn đọc đều có thể tìm ra hệ quy chiếu đó, có thể “giải mã” yếu tố kì ảo mà nhà văn đã tạo dựng. Vì thế, có người đã xếp tiểu thuyết của Di Li vào loại văn “kén độc giả”; hoặc có người tỏ thái độ “phản cảm”. Trong những trường hợp “hi hữu” đó, câu hỏi đặt ra là nhà văn nên thay đổi lối viết hay người đọc cần thay đổi nhãn quan tiểu thuyết và quán tính cảm thụ văn học của mình?

Yếu tố kì ảo góp phần quan trọng tạo nên sự đổi mới trong tư duy tiểu thuyết của Di Li so với tiểu thuyết trinh thám truyền thống. Mượn yếu tố kì ảo, nhà văn tạo ra được một mê lộ trong quá trình đi tìm lời giải, từ đó tạo bất ngờ với cái kết hay sự thật về những bí ẩn xảy ra trong trang trại Hoa Đỏ.

Heraclite, một triết gia Hi Lạp cổ đại từng đúc rút: “Không ai tắm hai lần trên một dòng sông”. Mỗi khoảnh khắc trôi qua là không bao giờ trở lại. Thật khó để chúng ta bắt gặp một tiểu thuyết trinh thám đầy hấp dẫn như Trại Hoa Đỏ

của Di Li. Không thể không công nhận rằng Di Li là một gương mặt sáng giá trong dòng chảy văn học kì ảo hậu hiện đại. Tác phẩm của tác giả này thể hiện sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa tư duy nghệ thuật bất thuận lí và tư duy hậu hiện đại. Cùng với những trải nghiệm cá nhân, sự kết hợp hoàn hảo này đã mang lại thành công đầu tiên và vô cùng vang dội cho Di Li với tác phẩm

Trại Hoa Đỏ.Mặc dù không thể không nói rằng thể loại trinh thám là một thể loại rất kén người đọc, thế nhưng Di Li không chỉ thành công trong việc hấp dẫn bạn đọc trong nước mà cả các nước khác trên thế giới như Nhật Bản. Bằng việc kết hợp yếu tố kì ảo vào văn học trinh thám, Di Li dẫn người đọc đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác, buộc bạn đọc tham gia vào quá trình đi tìm lời giải đáp cho câu đố tại trang trại Hoa Đỏ, điều này lôi cuốn bạn đọc và góp phần tạo nên thành công cho tác giả. Sự thành công vượt bậc của bộ tiểu thuyết Trại Hoa Đỏ là nguồn động lực cho hàng loạt các tác phẩm mang yếu tố kì ảo khác ra đời trong giai đoạn sau này. Vậy nhận định Di Li là tác giả mở ra cánh của mới cho văn học kì ảo Việt Nam cũng không phải là thái quá.

Việc nghiên cứu yếu tố kì ảo trong tiểu thuyết Trại Hoa Đỏ của Di Li hầu như chỉ mới bắt đầu và chắc chắn không chỉ dừng lại ở đây. Vẫn còn đó nhiều điều còn bỏ ngỏ của tác phẩm đang cần sự tìm hiểu, nghiên cứu nhiều gợi mở hơn nữa của những nhà nghiên cứu say mê văn học kì ảo, say mê bộ tiểu thuyết trinh thám đầy thú vị này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Phan Tuấn Anh (2013), Cái kì ảo trong văn học tiền hiện đại và cái huyền ảo trong văn học hậu hiện đại,

http://vanhaiphong.com/ly-luan-phe-binh/543-cai-k-o-trong-vn-hc-tin-hin-i- va-cai-huyn-o-trong-vn-hc-hu-hin-i-phan-tun-anh.html.

2. Lại Nguyên Ân (1999), 150 thuật ngữ văn học, nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

3. Lê Huy Bắc (2009), Chủ nghĩa hiện thực huyền ảo và Gabriel Garcia Marquez, nxb Đại học quốc gia Hà Nội, H.

4. Lê Nguyên Cẩn (1999),Cái kì ảo trong tác phẩm Balzac, nxb Giáo dục, H. 5. Jean Chevalier và Alian Gheerbrant (đồng chủ biên) (1997), Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới, nxb Đà Nẵng, ĐN.

6. Nguyễn Lân Dũng (2012),Hiện tượng "ma trơi”,

http://nongnghiep.vn/hien-tuong-ma-troi-post103418.html.

7. Đặng Anh Đào (2006), “Vai trò của cái kì ảo trong truyện và tiểu thuyết Việt Nam”,Tạp chí nghiên cứu văn học, số 8.

8. Trịnh Bá Đĩnh (2011), Phê bình văn học Việt Nam hiện đại, nxb Văn học, H.

9. Sigmund Freud (2014),Phân tâm học nhập môn,

http://tieulun.hopto.org/download.php?file=PhanTamHocNhapMon_Sigmund

Một phần của tài liệu Yếu tố kì ảo trong tiểu thuyết Trại hoa đỏ của Di Li. (Trang 70 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)