5. Bố cục của khóa luận
2.1.3. Nhân vật “ảo tưởng về chủ ý”
Trước tiên cần phải hiểu rõ khái niệm “ảo tưởng về chủ ý” (intentional fallacy). Bắt đầu xuất hiện từ năm 1946 trong bài luận của W.K.Wimsatt và Monroe Beardsley, ảo tưởng về chủ ý là một cụm từ mang hàm nghĩa rằng ý nghĩa của tác phẩm không có nguồn gốc hợp với ý định của tác giả. Những gì họ nói về công việc của họ có thể không có ý nghĩa gì cả và trong mọi trường hợp có thể có một sự khác biệt rất lớn giữa ý định và kết quả cuối cùng. Hay nói một cách dễ hiểu như Elizabeth Jolley đã nói tại Liên hoan Nhà văn Brisbane một vài năm trước đây khi cô được yêu cầu trả lời bởi một thành
viên của khán giả về ý nghĩa của cuốn tiểu The Well (1986): "Tôi đã viết những gì tôi đã viết. Nó có ý nghĩa như thế nào là phụ thuộc vào bạn".
Suy rộng ra, trong văn học kì ảo cũng tồn tại một sự “ảo tưởng về chủ ý”: “Với cái kì ảo, cần có cái gì đó không tự giác, bị áp đặt, một câu hỏi bức xúc không kém gay cấn, bất ngờ xuất hiện không rõ từ chốn mịt mù nào tới mức tác giả của nó phải tiếp nhận đúng như nó đã tới” [39, 46]. Ta tìm thấy dẫn chứng trong phát ngôn của Caillois: “Một lần nữa cái kì ảo không xuất phát từ một chủ ý sáng suốt nhằm gây bàng hoàng mà dường như vọt ra bất chấp tác giả của tác phẩm, nếu không phải là bất tự giác, qua thử thách nó tỏ ra có sức thuyết phục nhất” [39, 46]. Điều này yêu cầu nhân vật lẫn người đọc tự hỏi xem cái nhìn thấy là trò lừa bịp hay do cảm nhận lầm lạc. Nói một cách khác, người ta ngờ vực lối diễn giải đưa ra trước những hiện tượng được cảm nhận, ở đó sự phân vân nằm giữa cái thực và cái tưởng tượng. Cái “lầm lẫn” có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân mà trong đó điển hình nhất là chứng bệnh điên ví dụ như trong tác phẩmCông chúa Brambilla của Hoffmann. Trong tác phẩm, có những sự kiện kì cục và khó hiểu diễn ra trong cuộc sống của chàng diễn viên Giglio Fava vào dịp lễ hội hóa trang ở Roma. Anh tưởng mình trở thành hoàng tử, phải lòng một nàng công chúa và trải qua những chuyện tình phiêu lưu khó tưởng tượng trong khi những người xung quanh anh cam đoan rằng chẳng có chuyện gì hết và chính Giglio bị điên.
Trại Hoa Đỏcủa Di Li cũng sử dụng hệ thống nhân vật như vậy, mà ta gọi chung là nhân vật “ảo tưởng về chủ ý”. Diên Vĩ là điển hình cho kiểu nhân vật này. Trong quá khứ, cô từng bị buộc tội là bị điên. Ngay từ nhỏ, Diên Vĩ đã có một sự ám ảnh mãnh liệt bởi trò rồng rắn lên mây. Cô luôn cảm thấy hưng phấn mỗi khi ở trong vị trí là người đuổi bắt, cao trào bị đẩy lên khi Diên Vĩ bóp cổ đến gần chết một cô bé chơi cùng khi túm được cô ta trong trò chơi. Đến khi lên đại học, một lần nữa cô bị cáo buộc mưu sát cô bạn học
bằng hung khí. Quá khứ của Diên Vĩ được chôn dấu rất kĩ nhưng trong quá trình điều tra của Bách, mọi việc bắt đầu được phơi bày. Diên Vĩ vẫn luôn uống thuốc nhằm kìm hãm những cảm giác mãnh liệt trỗi dậy trong cô. Tuy nhiên, có phải vì thế mà Diên Vĩ nhìn thấy được hồn ma người phụ nữ ở trang trại Hoa Đỏ? Ngay từ lúc đến trang trại, sau cuộc gặp gỡ và dạo chơi với Ráy - một người đàn bà bản địa, Diên Vĩ nằm mơ, cô mơ thấy một người đàn bà mặt đồ đen với mái tóc dài màu đen và đôi mắt đen tuyền đầy ám ảnh. Người đàn bà trong giấc mơ của cô mơ hồ, chỉ rõ ràng một dòng máu chảy ra từ thái dương của cô ta. Không chỉ xuất hiện một lần, người đàn bà đó thường xuyên xuất hiện trong giấc mơ của Diên Vĩ, cảnh báo, thậm chí đe dọa cô không được ở lại khu trang trại này. Không những vậy, người đàn bà còn xuất hiện ngoài đời thực, dẫn dắt Diên Vĩ đi tìm những bí mật ở khu trang trại này. Sự xuất hiện của người phụ nữ kèm theo chứng bệnh của Diên Vĩ khiến cho không một ai tin lời cô. Chỉ có Diên Vĩ nhìn thấy được người phụ nữ ấy, điều này khiến cho Bách và mọi người nghĩ rằng đó chỉ là ảo giác và Diên Vĩ thực sự bị hoang tưởng thậm chí là điên. Tuy nhiên, lại có những bằng chứng chứng minh có thể Diên Vĩ bị hoang tưởng nhưng người phụ nữ mà cô nhìn thấy tại trang trại chính là hồn ma. Trước tiên, đây là lần đầu tiên Diên Vĩ đến với Trại Hoa Đỏ, nhưng cô lại nhìn thấy chính xác được dáng vẻ của người đàn bà trong giấc mơ với trang phục truyền thống bản địa. Trong giấc mơ đó, cô không chỉ nhìn thấy người đàn bà, còn nhìn thấy nhiều người khác, với những cảnh trí giống hệt với những gì từng tồn tại xung quanh trang trại. Thậm chí, sau khi tìm được xác người phụ nữ trong hang đá phía sau tượng người cụt đầu, vết thương trên đầu của cái xác trùng khớp với vị trí vết thương trên đầu người phụ nữ trong giấc mơ của Diên Vĩ. Không chỉ vậy, ngoài Diên Vĩ, Bảo - con trai cô cũng từng bị người đàn bà đó dẫn dắt tới hang động. Nếu Diên Vĩ bị hoang tưởng, người đàn bà là ảo giác do cô tự
tưởng tượng ra thì với Bảo là gì? Chỉ có một cách giải thích duy nhất trong trường hợp này, đó là hồn ma, và Diên Vĩ là nhân vật có khả năng nhìn thấy linh hồn hoặc giả cô là người bị linh hồn đó ám ảnh.
Vậy là Di Li đã kiến tạo nên hình tượng nhân vật độc đáo và thuyết phục về sự mơ hồ kì ảo. Sự mơ hồ này quả là xoay quanh bệnh điên nhưng thay vì đặt ra câu hỏi xem nhân vật có điên hay không thì ở đây người đọc biết trước được cách hành xử của nhân vật được coi là điên, điều duy nhất cần phải biết mà cũng chính điều này tạo ra sự lưỡng lự đó là phải chăng bệnh điên thực tế lại là một lẽ phải ưu việt. Trí tuệ con người khó song hành với việc tưởng tượng ra cái gì chưa từng thực sự tồn tại. Nhân vật “ảo tưởng về chủ ý” tuy không phải là một nhân vật mang nhiều yếu tố kì ảo nhưng chính nhân vật lại là điểm mấu chốt chứng minh cho sự tồn tại của yếu tố kì ảo trong tác phẩm, thông qua nhân vật, có thể tin tưởng được yếu tố kì ảo thực sự tồn tại.