5. Bố cục của khóa luận
2.2. Motif nghệ thuật
Theo Từ điển thuật ngữ văn học, motif là “mẫu đề, có thể chuyển thành các từ khuôn, dạng, hoặc kiểu trong tiếng Việt, nhằm chỉ những thành tố, những bộ phận lớn hoặc nhỏ đã được hình thành ổn định, bền vững và được sử dụng nhiều lần trong sáng tác văn học nghệ thuật dân gian” [17, 197]. Theo các nhà nghiên cứu văn học phương Tây thì motif “là một công thức có tính ước lệ, biểu trưng nghệ thuật của một cốt truyện và thường được lặp đi, lặp lại” [13] ghi nhận những ấn tượng về thực tại đặc biệt mạnh mẽ, quan trọng và lặp lại nhiều lần, nó là một đơn vị trần thuật đơn giản nhất, bằng hình tượng và cũng là những mẫu khái quát sơ khởi có đặc điểm là tính đồng nhất và giống nhau. Thuật ngữ motif thường có quan hệ giữa đề tài và cốt truyện. Motif có thể là hạt nhân của cốt truyện. Trải qua một quá trình gia tăng, nối dài, phát triển, nó sẽ trở thành cốt truyện. Thứ hai, đề tài - cốt truyện có thể
được coi là sự kết hợp của những motif. Cốt truyện với tính chất là một sơ đồ phức tạp được hình thành từ một loạt motif, nó có thể được lồng ghép trong cốt truyện và các thành phần của cốt truyện.
Để tạo nên một cốt truyện kì ảo hấp dẫn như trong Trại Hoa Đỏ, Di Li đã triển khai kĩ thuật lồng ghép, đan xen các yếu tố ảo vào thực tại qua nhiều motif như: motif “cái song trùng”, motif giấc mơ, motif hồn ma, motif lời tiên tri. Mặc dù đây được đánh giá là một tác phẩm trinh thám nhưng sự xuất hiện cái kiểu motif này trong cốt truyện vô hình chung tạo nên một tác phẩm mang nhiều đặc trưng của cốt truyện kì ảo và được đánh giá là một tác phẩm trinh thám kinh dị.