5. Bố cục của khóa luận
2.1.1. Từ biểu tượng kì ảo
Trong nhiều khái niệm về huyền thoại, kì ảo là một trong những yếu tố được nhắc đến một cách mặc định. Vì vậy, có thể nói kì ảo là những phần tử chính, tập hợp của chúng sẽ mang lại một huyền thoại cơ bản đúng nghĩa. Dù là ở trong folklore đầy ấp những yếu tố kì ảo của thể loại huyền thoại, cho đến văn học đương đại, chúng vẫn tồn tại ít nhiều trong nhau. Để hiểu huyền thoại, chúng tôi đi ngược về tìm một trong các phần tử của nó – kì ảo. Huyền thoại đã có cách lí giải cho riêng mình, nhưng kì ảo thì từ đâu đến?
Cơ sở tâm lí của kì ảo không phải là cái hư vô bên ngoài con người (cái siêu hình, siêu nhiên) mà đó là sản phẩm từ chính thế giới tưởng tượng, tinh thần, thế giới nội tâm bí ẩn của con người. “Trung tâm của kì ảo là thế giới mà ta biết, không quỷ thần, tiên nữ, không ma cà rồng, đã xảy ra sự kiện mà không thể lí giải được bằng những quy luật của chính thế giới quen thuộc” lúc này cái kì ảo chiếm lĩnh không gian mơ hồ đó [27, tr.34]. Sự chiếm lĩnh này có sự biến hóa theo từng thời đại của xã hội. Kì ảo qua mỗi thời kì xã hội lại
thay đổi tương thích với tâm thế con người thời đại. Vì vậy kì ảo của folklore có sự thay đổi nhất định so với kì ảo của tự sự đương đại. Như vậy, việc xuất hiện trở lại ấy trong tuyện ngắn Việt Nam nói chung và truyện ngắn Tạ Duy Anh nói riêng là trong những thành tựu mà kì ảo mang lại. Lần này, để lấp đầy không gian mơ hồ đã nói ở trên cho phù hợp với yếu tố huyền thoại, Tạ Duy Anh đã mang những biểu tượng kì ảo đến và đặt vào đó. Cuộc chơi văn chương của Tạ Duy Anh thật sự bắt đầu bằng trò chơi lắp ghép. Khi việc lắp ghép đã hoàn thành, những biểu tượng kì ảo trở thành công cụ đắc dụng. Từ đó đi khám phá thế giới nội tâm hết sức trừu tượng khó nắm bắt của con người, để từ đó “thấm” con người ở cái phần nhân tính, mơ hồ, huyền diệu và khó lí giải. Những biểu tượng kì ảo được Tạ Duy Anh mang vào trong truyện ngắn của mình là thế giới đa chiều và tâm linh, giấc mơ hữu hình, tâm thế của con người hiện đại.
Biểu tượng kì ảo mang lại những sắc màu phi thực. Ở đó, những sự kiện xảy ra một cách đột ngột và bất ngờ, khác với lẽ thông thường, những biến ảo kì lạ của tự nhiên. Tất thẩy chúng làm tâm trí con người trở nên khó lí giải. Nhân vật lạ được Tạ Duy Anh đem đến một cái kết đột ngột và bất ngờ. Chính nhân vật trong truyện là một khối bí ẩn không chỉ thu hút nhân vật tôi mà còn hấp dẫn với cả bạn đọc. Hay trong Khi xưa chị đẹp nhất làng, những anh bộ đội có tên có tuổi có đơn vị quê quán, nhưng chỉ ghé dừng chân tại làng là buông lời hẹn ước trở về với chị Túc. Để đến khi chiến tranh qua đi, người con gái đẹp đẽ ấy lao vào tìm kiếm trong vô vọng. Họ - những người lính quả cảm năm xưa từ đâu đến và đã đi về đâu? Bỏ mạng nơi chiến trường khốc liệt hay què quặt nơi phố xa hoặc có chăng đã về với một hẹn ước ở một vùng quê khác. Sự xuất hiện của họ cũng bí ẩn như nhiệm vụ họ mang bên mình. Càng bí ẩn con người ta càng tò mò và cố gắng giải mã cho bằng được. Nhưng sau tất thẩy, điều gì sẽ xảy ra với cái kết mang đầy tính mở? Không
chỉ có vậy, hàng loạt những nhân vật trong những tác phẩm khác trong tập truyện Tạ Duy Anh – Truyện ngắn chọn lọc với xuất thân bí ẩn và vô danh hay đơn thuần chỉ là “nàng”, là “chàng”, là “hắn”... Là Tạ Duy Anh “đánh rơi” mất tên của họ hay đó là một ngụ ý, một tiểu thuật trong trò chơi trốn tìm? Có đôi khi chỉ trong một truyện ngắn mà Tạ Duy Anh mà nhiều biểu tượng kì ảo đặt vào cùng một chỗ nhưDịch quỷ sứvới “lá đơn kiện kì lạ chưa từng có”, ông già dạy thú với phương thuốc trị bệnh bí truyền, các nhân vật có người có tên (Bùi Bằng Hữu, Văn Thiệp) có người tên bị biến hóa đi (Bùi N., bà A.Q, ông D), căn bệnh câm kì lạ... Trong Ánh sáng nàng với hàng loạt những phác thảo: “phác thảo một”, “phác thảo hai”, “phác thảo ba”, “phác thảo bốn”, “phác thảo năm” cho đến câu chuyện một, “câu chuyện hai” và cả câu chuyện thực tế đang diễn ra với nhân vật tôi. Đó không phải là vì trò chơi văn chương có quá nhiều lỗ trống mà là sự đa dạng trong kết cấu câu chuyện, sự linh hoạt với hiện thực cuộc sống. Trong mỗi hoàn cảnh sự lắp ghép sẽ trở nên đa dạng, đa chiều hơn. Hay sự song trùng một cách kì lạ của âm thành cuối bản nhạc Giai điệu đen với âm thanh thét lên trước khi gác máy mà “hắn” nghe được. Tiếng thét đó có sự liên hệ nào với nạn nhân của vụ tai nạn giai thông “hắn” nghe lúc chiều không? Đó có phải là một dạng thức khác của lời nguyền? Lời nguyền khống chế sự phát triển của những điều tốt đẹp,Bước qua lời nguyền là tiếng nói đanh thép, phá bỏ nó, hóa giải một lời nguyền bằng tình yêu của “Romeo và Juliet làng”. Nhưng nó còn trở đi trở lại, dai dẳng và khó dứt trongVòng trầm luân thời gian vàHóa kiếp.
Biểu tượng kì ảo như chất nước ngọt ngào của quả táo len lỏi trong cốt truyện ở dạng này hay dạng khác, lúc là nhân vật này lúc là con vật, hình tượng khác. Vốn bản chất kì ảo nên nó có sự biến hóa khôn lường. Mỗi truyện ngắn có một hành trình riêng. Nhiều truyện thực sự gây tò mò. Có thể có không ít người đọc sẽ hỏi: thế Người khác, Chiếc giày pha lê… định nói cái
gì nhỉ? Và nhiều truyện khác nữa. Có cái gì sau nó? Mỗi người có cách nghĩ riêng. Đây cũng là thành công của tác giả. Tạ Duy Anh hướng người đọc tới sự cùng khám phá, cùng thưởng thức, cùng tranh luận. Nghệ thuật này thật sự tạo sự bí hiểm, nhiều ẩn dụ cung cấp cho ta cái nhìn khác về thế giới để bước đầu tạo ra những mã hệ mới, lớn hơn, phúc tạp hơn buộc người đọc cùng tham gia giải mã.