Một lối huyền thoại hóa tính chủ thể

Một phần của tài liệu Yếu tố huyền thoại trong truyện ngắn của Tạ Duy Anh. (Trang 41 - 44)

5. Bố cục của khóa luận

2.2.3. một lối huyền thoại hóa tính chủ thể

Nhiều quan niệm cho rằng sự phân biệt giữa huyền thoại với văn học huyền thoại nằm ở chỗ, huyền thoại thì vô danh còn văn học huyền thoại lại có tên tác giả. Điều này hiển nhiên là đúng, vì một bên được sáng tác từ ý thức tập thể, folklore còn một bên là sự tìm về của chủ thể sáng tác. Chính sự tìm về của chủ thể sáng tác và sự kết hợp của cái chủ ý và cái không chủ ý đã nói ở trên mà tác giả đã tự hòa mình vào với mẫu gốc. Bằng phương thức trần

thuật hiện đại họ chiếm lĩnh không gian huyền thoại, hay nói một cách khác chính chủ thể bị huyền thoại hóa một cách vô thức.

Những nhân vật như nhân vật cứu rỗi, nhân vật bí ẩn, nhân vật chức năng… đều là những nhân vật được tác giả đặt trong mối quan hệ với các yếu tố huyền thoại. Có khi xuất hiện từ đầu câu chuyện như chị Túc của Khi xưa chị đẹp nhất làng: “Ngày ấy, chị Túc xinh lắm. Ở tuổi mười tám chị đẹp như một bông hoa…” [10, tr.14] nhưng đến cuối tác phẩm, lại trở về với cõi hư vô, dường như biến mất, không dấu vết: “không mấy ai trong số họ còn nhớ xưa kia chị Túc sinh đẹp và tài năng nhất làng” [10, tr.37]. Có thể thấy, dường như đây là cái kết có mẫu số chung lớn nhất về nhân vật nữ cứu rỗi. Như những nhân vật cứu rỗi khác trong văn học dân gian, họ xuất hiện trong câu chuyện chỉ để cứu rỗi những điều tối tăm, ghê sợ, bảo vệ điều tốt đẹp và lẽ phải, nhưng sau đó biến mất một cách kì lạ mà tưởng chừng như chưa tồn tại. Sự mờ nhòe trong cái hậu vận của nhân vật cứu rỗi đã làm chính nó nhuốm màu huyền thoại.

Ông Giáo trong Bên ngoài thời gianđược huyền thoại hóa theo cách rất riêng. Bất cứ một chủ thể nào được tôn lên thành huyền thoại, những câu chuyện của họ sẽ được nhắc đi nhắc lại nhiều lần. Ông Giáo với bà Giáo trong truyện cũng vậy, những điều về ông Giáo được bà Giáo nhắc đến như vẫn còn mới mẻ trong từng chi tiết: “Lát nữa về bây giờ đấy”, “Ông về uống sau nhé, có khách nên tôi không chờ đâu”, “ông mà không cho tôi bán là tôi chết đói đấy”, “Đi với con không cho đi, làm gì cũng không cho làm, biết thế này hồi ấy tôi cho chết đói dưới hầm”, “ổ rơm của ông ấy đấy, nếu ông ấy có giở quẻ thì cứ mắc xác ông ấy nhé”… [10, tr.377 - 378]. Sự vượt thoát cả về không gian lẫn thời gian của nhân vật ông Giáo đến cuối truyện mới khiến cho tác giả - bạn đọc – nhân vật tôi dường như “không tin vào mắt mình”. Để nhận ra một bài học của cuộc sống được tác giả truyền tải vào dưới một nhân vật

tưởng chừng như hết sức bình thường mà cũng hết sức khác thường đến kì lạ. Cảm giác đó cũng giống như cảm giác mà Phùng và Đẩu trong Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu) có lần ngộ ra, có cái gì đó dường như vỡ ra trong đầu họ. “Bởi vì tôi hoàn toàn ở ngoài rìa cuộc sống của những người tưởng đơn giản như chiếc bánh, chỉ cần bóc lớp lá ra là biết hết bên trong. Nó đơn giản đến mức tôi thường nghĩ không biết nó có thực sự là cuộc sống hay không! Giờ đây tôi đã vỡ lẽ ra tất cả […]. Tôi đâm nghi ngờ: họ và tôi, ai mới là người đang thực sự có cuộc sống theo đúng nghĩa linh thiêng của nó?” [10, tr.379 - 380].

Những nhân vật của Tạ Duy Anh, dù ở thể loại nào và mang trong mình chức năng gì cũng được tác giả xác lập một thể hình huyền thoại tương thích. Không gò ép trong lối viết, những huyền thoại do Tạ Duy Anh chấp bút nên đều hết sức tự nhiên. Mà sau này, khi đóng lại những trang truyện, bạn đọc hãy còn có thể ghi nhớ những đặc điểm của chủ thể huyền thoại một cách đơn giản nhất. Bởi ngay từ đầu tác giả đã tắm câu chuyện của mình trong không khí lạ lẫm, kì quái khiến cho mọi thắc mắc về cái thực trở nên vô nghĩa. Yếu tố huyền thoại đã xác lập cho chủ thể - các nhân vật một lối huyền thoại tự nhiên nhất.

Bằng tư duy nghệ thuật độc đáo là đem xác lập quyền năng cho chủ thể, mỗi nhân vật trong truyện ngắn của Tạ Duy Anh đều có một cuộc sống, một chức năng tồn tại riêng. Họ sinh ra dưới ngoài bút của tác giả, nhưng lại có khả năng sống và tồn tại từ nhận thức, thế giới quan của bạn đọc. Tạ Duy Anh đã cho phép người đọc có khả năng thực hiện quyền đồng sáng tạo của mình. Yếu tố huyền thoại hóa từ tư duy nghệ thuật của Tạ Duy Anh thật sự tạo nét đột phá cho chủ thể bằng một sự kết hợp có chủ ý và vô chủ ý khéo léo lạ lung - một lối huyền thoại hóa tính chủ thể.

Chương 3

Yếu tố huyền thoại trong truyện ngắn Tạ Duy Anh - từ góc nhìn phương thức trần thuật

Một phần của tài liệu Yếu tố huyền thoại trong truyện ngắn của Tạ Duy Anh. (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)