5. Bố cục của khóa luận
3.3.1. Đan xen ngôi kể và tính lỏng lẻo trong sự liên kết ý tưởng
Những nhà văn hiện đại đang cố gắng trở lại cội nguồn bằng cách biến tác phẩm của họ thành những “thông điệp không có người phát” như huyền thoại thuở hồng hoang. Ở đó, họ sử dụng diễn ngôn gián tiếp. Diễn ngôn gián tiếp tự do tạo ra sự giao thoa của “văn bản người kể chuyện” và “văn bản của nhân vật”. Họ tự xóa nhòa mình trong tác phẩm bằng tiếng nói đa âm, bằng cách nhân gấp bội điểm nhìn và nhiều chủ thể phát ngôn, bằng tính không xác định của ý nghĩa văn bản… như lối kết thúcVàng lửacủa Nguyễn Huy Thiệp, hay cụ thể là Mr. Ban, Lãng du, Truyền thuyết viết lại, Ngũ gia truyện, Dịch quỷ sứ… của Tạ Duy Anh. Những sử thi xưa được người kể chuyện (không đồng nhất với người sáng tác) kể lại như Homeros kể Iliat và Odixe, như những già làng kể Đam San, Xinh Nhã…. Thì ngày nay, tác giả đương đại tự biến mình thành người kể chuyện huyền thoại như những người kể chuyện dẫu mắt có không còn sáng mà tâm vẫn lấp lánh nhiệt huyết cống hiến.
Từ phương diện trần thuật, có thể nói sự đan xen và dịch chuyển liên tục người kể chuyện cũng là một cách thức tạo nên tính phức điệu của phương thức trần thuật. Theo đó văn bản nghệ thuật trở thành một cấu trúc đa tầng khả năng phá vỡ tính đơn âm vang lên nhiều tiếng nói khác nhau. Có thể
nói phương thức kể chuyện đan xen phối hợp đã tạo ra nhiều góc khuất khác nhau làm cho đối tượng miêu tả trở nên đa chiều. Và có bao nhiêu người kể chuyện có bấy nhiêu sự việc cảm nhận. Đó là là tư duy nghệ thuật mới mẽ của Tạ Duy Anh khi phối hợp cách đan xen kể chuyện này. Ông đã điều phối đan xen nhiều cách kể chuyện, đan xen giúp cho người đọc hiểu được nhiều phía cạnh, tình cảm, những mối quan hệ éo le của nhân vật trong cuộc sống. Từ người kể chuyện là nhân vật tôi kể chuyện của chính mình đến kể những câu chuyện có những con người liên quan trực tiếp đến cuộc đời mình tình yêu và gia đình.
Câu chuyện tình giữa cậu Tư và Quý Anh trong Bước qua lời nguyền
được kể lại từ ngôi kể thứ nhất - nhân vật tôi, tuổi thơ và cả những cái mà các bậc cha chú nhồi nhét vào đầu một đứa trẻ một thứ thù hận từ xa xưa bằng giọng kể của cha. Cả những câu chuyện về cuộc đời khổ đau, sự mất mát đói khát của thế hệ trước nguyên nhân dẫn đến sự căm thù hận cũng được biết qua lời kể của cha “Bố tôi kể: Chú Hai tôi chết vì thiếu đúng một bát cơm nguội. Sau này cứ vào ngày mồng 5 tháng 3 âm lịch bố lại dậy lúc nửa đêm, xúc một bát cơm nguội để trước mặt. Ông ngồi lặng hàng giờ, mặt đanh lại như sắt thép. Chú Hai tôi chết quá đáng thương. Chuyện đó tôi thuộc lầu từ bé. Mãi khi đã lớn thì tôi vẫn nằm mơ gặp chú, hoàn toàn do tôi tưởng tượng lại một cái khung bằng xương. Nhưng thôi, để yên cho bố tôi kể” [10, tr.47]. Bây giờ người kể chuyện lại hướng vào người cha của nhân vật tôi “Lần nào nghe bố kể, tôi và đứa em út đều chứa chan nước mắt. Bố tôi bảo: “Chỉ vì một bát cơm nguội mà chú mày chết” [10, tr.48].
Trong tác phẩm Xưa kia chị đẹp nhất làng, chị Túc lại hiện lên qua điểm nhìn của ngôi kể thứ ba, ẩn mình trong nhân vật quần chúng - dân làng. Ở đây, qua con mắt dân làng nhân vật chị Túc quả là người phụ nữ đẹp cả người lẫn nết song nó cũng cho ta thấy quan niệm của người dân gian sự hoàn
hảo luôn là tai họa cho con người nhất là người phụ nữ. Không những vậy, con người chị Túc lại được hiểu qua nhân vật bé trai tức là người trần thuật có khi là cảm nhận qua bức thư của anh Kiều về chị. Ta thấy rằng tác giả đã đào sâu vào bi kịch tinh thần của người phụ nữ Việt Nam sau chiến tranh. Họ là những người vợ người mẹ người con gái đợi chờ người chồng, người con, người yêu một đi không trở về. Ngôi kể thay đổi làm biến dạng điểm nhìn đối với nhân vật và sự việc làm người đọc cảm nhận được thấm thía nỗi đau thương của chị một cách đa diện, đa chiều. Nỗi đau ấy day dứt, lay lắt như chính chiến tranh đang bủa vây vào số phận nhỏ bé của con người. Cái cộng đồng mà chị đang sống lại không cảm thông với chị mà dửng dưng châm chích chị và đứa con chị đã có sau chuyến đi khỏi làng. Tình yêu là đề tài muôn thưở trong những ngành nghệ thuật nói chung và văn học nói riêng. Tình yêu trong chiến tranh là sự chờ đợi mõi mòn “Có thể chỉ lát nữa, tôi sẽ không còn trên mặt đất này. Trận bom ác liệt lúc chiều đã cướp đi khỏi tay tôi hai chục chiến sĩ. Chắc chắn sẽ đến lượt tôi. Chiến tranh là may rủi. Là cuộc chơi đỏ đen tàn khốc: Phải được cả hoặc mất tất! Nhưng hãy còn một lát nữa để tôi kịp chuẩn bị lần chót cho cuộc ra đi không bao giờ biết trước. Giờ này trăng đang lên. Thật kỳ lạ tôi có cảm giác tất cả đều bình yên, tưởng như chiến tranh bị đẩy lùi mãi, chỉ còn như một dư âm. Và tôi chờ đợi. Em có biết tôi chờ đợi điều gì không? Tôi... chờ em bước ra từ vầng trăng. Em sẽ băng bó những vết thương, làm nguội lạnh mặt đất bởi vì em là vị phúc thần của những người lính trận như tôi” [10, tr.17]. Qua tác phẩm này người đọc cảm nhận thấy khó phân biệt rạch ròi đâu là nhân vật và người trần thuật. Bởi người kể chuyện đan xen và phối hợp vừa cho người dọc cảm nhận từ những khía cạnh hiểu được các mặt của một sự vật để có cái nhìn khách quan hơn. Nhiều lúc tác giả phải “chen ngang” mới có cơ hội xuất hiện, đôi khi chỉ để
đính chính hoặc giải thích lối kể của nhân vật rồi lại bị nhân vật ‘‘thô bạo” ngắt lời.
Sự đan xen ngôi kể, những mặt cắt không gian, thời gian và biên độ liên văn bản trong truyện của Tạ Duy Anh có tính lỏng lẻo nhất định. Người kể chuyện đã cho thấy một sự lưỡng lự được nhìn từ giác quan của một con người ra thế giới siêu nhiên. Cái bí ẩn nhưng có khuôn khổ của đời sống đã được tái hiện lại trong những trang truyện ngắn. Bên cạnh đó, cũng vì tính chất diễn ngôn của Tạ Duy Anh có tính chất mơ hồ, kì lạ của huyền thoại nên văn bản có nhiều điểm lấp lửng chứa nhiều điểm chưa được nói ra của tác giả. Như vậy có thể thấy, dưới ánh sáng chiếu rọi của phương thức huyền thoại, những tổ chức diễn ngôn gián tiếp trong ngôi kể không ngoài mục đích tạo dựng chất “co dãn” mới mẻ trong việc kết nối ý tưởng của truyện. Chúng cộng hưởng với nhau để hướng tới việc cùng mở ra nhiều tầng ý nghĩa khác nữa cho văn bản.