5. Bố cục của khóa luận
3.2.1. Huyền thoại hóa không gian
Đến với truyện ngắn của Tạ Duy Anh, bạn đọc sẽ nhận ra rằng những đứa con tinh thần đó của ông không chỉ chặt chẽ về kết cấu mà còn triển khai thể hiện nội dung, ý tưởng. Đưa người đọc nhập cuộc ngay từ đầu nhưng lại không cho họ dễ dàng khi bám theo nội dung. Lời kể ngắn gọn, kiểu lời tạo những chiều liên tưởng rộng lớn ngoài văn bản. Với chỉ ngần ấy chữ mà gom được một không gian với nhiều sự giằng co quyết liệt trong tâm trạng của nhiều nhân vật để cuối cùng còn lại là một nội dung tuyến tính vừa bí ẩn vừa đa nghĩa. “Không gian huyền thoại là không gian cấu trúc, nó khác với không gian chức năng của toán học thuần túy” [12, tr.55]. Chính vì thế, không gian trong truyện ngắn Tạ Duy Anh thường rút gọn khoảng không trong từng hoàn cảnh nhưng được mở rộng theo những chiều kích khác nhau: không gian của tâm tưởng, không gian của những giấc mơ…
Không gian huyền thoại là không gian không có đường biên và biến đổi linh hoạt trong tâm thức con người, như chính việc con người tiếp nhận huyền thoại theo cách đa chiều, tiếp nhận chứ không phải để lí giải. Như “tôi” trong
Luân hồi, tôi không cảm nhận được sự tiếp đón của cha, mà chỉ cảm nhận ngày “tôi” chào đời là một ngày ướt nhèm, lạnh lẽo, cô đơn và có phần thiếu thốn. Qua giấc mơ, không gian tâm tưởng mới được mở ra: “Đêm ấy tôi ngủ bên cạnh lão Mị. Tôi mơ thấy hàng ngàn con rắn đã nuốt trong cuộc rượu… Tôi lao bổ ra khỏi lều trong tâm trạng nửa thức nửa ngủ. Tôi cảm thấy mưa xuyên vào mặt. Tôi chạy lật quật trên những con đường ngoằn ngoèo, nhan nhản cạm bẫy. Tiếng hú của lão Mị vọng sang phía bên kia vực tối, nơi kiếp trước của tôi chỉ là cục máu đỏ tím. Cơ man là rắn. Chúng quấn vào chân tôi. Tôi thò tay móc chúng ra nhưng chỉ nhìn thất rớt rãi” [10, tr.141]. Hay như trong giấc mơ thứ hai: “Tôi thấy nàng bồng lão Mị trần truồng đỏ hỏn. Tôi thấy cha tôi bồng mẹ tôi trong tiếng cười ròn tan của nội. Chúng tôi rồng rắn
nhau đi về phía bên kia của tiếng hú” [10, tr.143]. Đó quả là những miền không gian chỉ có trong giấc mơ, thật kinh khủng và đáng sợ. Có một sự huyền ảo, kì lạ phủ lên nỗi ám ảnh và mặc cảm. Đó vừa là sự tiếp nối quá khứ trong hiện tại và cũng là khát vọng hướng tới cái thiện của chủ thể sáng tạo. Những giấc mơ biến dạng còn lặp đi lặp lại, mang tính chất kết tội và hoán đổi ngôi vị. Đó là giấc mơ của lão Đình trong Bí mật của vĩnh cữu: “Lão gà gật và lạc vào những giấc mơ chập chờn. Trong khi nửa thức nửa ngủ lão thấy mình biến thành con sáo. Lão bị cắt lưỡi để học tiếng người. Bù lại, lão được ở trong một chiếc lồng sơn son thiếp vàng, ăn bột trứng tẩm mật ong. Bỗng đâu xuất hiện con rắn loang lổ, Lão co rúm ró, phá lồng chui ra. Lão lao đầu xuống đất trong ý thức bay lên bầu trời” [10, tr.197].
Đến với không gian kì lạ trong Giai điệu đen mà sáng nào “hắn” cũng nghe “như một thói quen lạc lõng. […] hắn thả chùng cơ bắp, chùng các dây thần kinh, chìm đắm vào những dòng âm thanh bí ẩn, mãn nguyện trong một sự hưng phấn lười nhác. […] Hắn được phiêu diêu tự do đến những miền không có trong thực tại, thỏa sức tưởng tượng. Cảm giác thoát tục khiến hắn mất trọng lượng với cái khoái cảm tinh khiết. Nó đánh thức nỗi hoài niệm tông truyền về thiên đường đã mất” [10, tr.335 - 336]. Không gian lúc này trả con người về với bản chất, về với “nhân chi sơ, tính bản thiện” (phàm là con người khi sinh ra đều có bản tính tốt lành) chứ không vì cuộc sống xô bồ mà tha hóa đi. Không gian huyền thoại đưa con người về với khoảng không trong lành, con người chân chất thật thà. Có thể thấy, yếu tố huyền thoại ở đây đã thực hiện được đúng vai trò của nó, rủ rê bạn đọc đến và thưởng thức cùng nhân vật trước khi hiện thực cuộc sống lại một lần nữa ập đến và kéo tuột nhân vật vào guồng quay xô bồ, nghi kị và nhiều thị phi.
Thủ pháp bóp méo giấc mơ, thổi cái phi thực vào không gian tưởng chừng như rất thực đã đưa bạn đọc đến được phần kí ức thầm kín riêng tư của
chính bản thân con người trong cuộc còn không cảm nhận được. Đó còn là quá trình chuyển hóa các lớp không gian khác nhau (từ hiện thực đến phi thực) theo những chiều kích khác nhau (trên/ dưới, cao/ thấp…). Thông qua cái mơ hồ, huyền ảo phản ánh hiện thực, nối lên cái sự thật cốt lõi nhất, bản chất trong đời sống tinh thần và tình cảm con người. Tạ Duy Anh mang lại một không gian huyền thoại, một khôn gian đầy ma mị nhưng thú vị mở ra thế giới tâm tưởng vô biên.