5. Bố cục của khóa luận
3.1.1. Motip hóa thân
Trong nỗ lực sáng tạo mạnh mẽ của văn học đương đại, chúng ta còn bắt gặp một số motip quen thuộc nhằm bộc lộ những ý nghĩa phong phú, độc đáo của tác giả: motip hóa thân, motip tội ác – trừng phạt… Đó là những truyện ngắn đậm chất kinh dị, gợi nhớ đến Kafka, Macquez và nhiều nhà văn phương Tây khác. Thời gian và sự tái lặp bất tận của các motip, trong đó sự tái lặp của các motip đóng vai trò chủ đạo. Âm hưởng huyền thoại trong truyện dân gian truyền thống còn được dội lên từ các motip: hóa kiếp, luân hồi, ở hiền gặp lành, thử thách và đền đáp… Những motip truyền thống đó đã nằm sẵn trong thế giới tâm hồn của mỗi người Việt Nam, nay được tái sinh một cách kì diệu trong truyện ngắn Tạ Duy Anh.
Motip hóa thân trong các truyện ngắn của Tạ Duy Anh không rõ ràng như Biến dạng của Kafka mà là sự hóa cải trong tâm thức. Dịch quỷ sứ, Con ruồi, Con vẹt, Ngôi nhà của cha tôi…là những truyện ngắn như thế.Dịch quỷ
sứlà đơn kiện của nhân vật Bùi Bằng Hữu với người dạy thú – cũng là người đã giúp anh ta chữ bệnh câm, nhưng lại thay vào đó là thứ tiếng không phải tiếng người. Qua từng đợt giải trình, từ “đơn kiện kì lạ” đến “lời khai của nguyên đơn”, “lời giải trình của người dạy thú” mà người đọc tự đặt ra câu hỏi liệu rằng Bùi Bằng Hữu đã hóa thành con vật nào? Bộ phận nào bị vật hóa? Và anh ta vì đã quen cái thói “ngậm mồm để yên thân” nên sau khi được chữa trị, anh ta từ chối nói tiếng nói của công bằng? Một sự hóa thân nhẹ nhàng và đầy ngụ ý.
Ngôi nhà của cha tôi là ngôi nhà của một loại gặm nhấm chứ không phải của con người. Một ngôi nhà chưa bao giờ được xây dựng một cách minh bạch mà phải “xây dựng thành nhiều đợt”. “Chính vì thế mà ngôi nhà có một hình thù rất kì quái. Chỗ này phình to, chỗ kia thắt lại, chỗ khác tự thò ra, thụt vào và nhờ thế mà suốt thời gian xây dựng ngôi nhà tránh được sự phỏng đoán của thiên hạ” [10, tr.204 - 205]. Ngôi nhà ấy sau bao nhiêu năm trở nên chật hẹp và nhiều ngóc ngách đến nỗi “tôi” có thể đếm được có chắc chắn “ba mươi sáu chiếc cửa lớn nhỏ”. Để đến cuối câu chuyện, chính nhân vật tôi cũng chợt nảy ra ý nghĩ: “tại sao mình không biến thành chuột”. Đó là câu hỏi chìa khóa cho toàn bộ câu chuyện kể về ngôi nhà của cha tôi – ngôi nhà mà được xây dựng từ việc ăn rút vật tư. Trong căn nhà ấy, con người như những con chuột gặm nhấm, tha mọi thứ vào trong hang của mình để mà xây dựng một cái hang nhiều ngóc ngách để tiện bề cất giấu. Cho đến “chàng”, dẫu có hóa điên hóa dại thì bản chất bu bám, lân la, cóp dán của một Con ruồi vẫn hiện ra từ con người anh ta. Mà “một gã đàn ông cực kỳ cao lớn và hung dữ” xuất hiện, lột trần bộ mặt của chàng bằng câu nói: “Mày quên tao rồi à? Những tao thì không quên mày đâu, con ruồi ạ. Tao biết mày vẫn lân la đến các chốn cao sang để chứng mình mày không phải là ruồi. Nhưng ngay cả máu mày cũng hôi hám mùi cống rãnh, làm sao mà thơm tho nhanh thế…”
(Con ruồi) [10, tr.171]. Chàng thanh niên ăn mặc sang trọng giết ruồi nơi góc phố thỏa mãn lòng căm thù như chính nỗi sợ nhìn thấy phần “Con” trong con người của mình – phần “Con” đích thực!
Những nhân vật của Tạ Duy Anh dẫu mang dáng vẻ người nhưng phần “Con” vẫn được chạm đến một cách khéo léo. Dẫu có sự vùng vẫy, chối bỏ, khước từ phần “Con” ấy đi chăng nữa thì chúng vẫn hiện hữu trong vô thức, trong bản năng một cách đáng sợ. Điều đáng sợ là những thứ vô hình, Tạ Duy Anh đã đặt những thứ vô hình trước mặt con người để họ giác ngộ, tự phê phán và vạch trần sự giả dối của bản chất con người tha hóa. Tạ Duy Anh sử dụng motip quen thuộc với huyền thoại nhất nhưng lại là một sự thể nghiệm mở ra những chiều kích mới nhất.