Từ các chủ thể nhân vật nữ cứu rỗi, nhân vật bí ẩn, nhân vật chức

Một phần của tài liệu Yếu tố huyền thoại trong truyện ngắn của Tạ Duy Anh. (Trang 36 - 39)

5. Bố cục của khóa luận

2.2.1. Từ các chủ thể nhân vật nữ cứu rỗi, nhân vật bí ẩn, nhân vật chức

Chủ thể trong những tác phẩm huyền thoại là những đối tượng dẫu vô tri hay hữu tri cũng đều được xây dựng với những tính năng đặc thù. Từ những đặc điểm này, quyền năng của chủ thể được xác lập qua từng câu chuyện, từng tình huống, hoàn cảnh đặc ra. Khi đẩy chủ thể đến một hoàn cảnh điển hình, những đặc tính bản năng được bộc lộ và lí giải của phương thức huyền thoại.

2.2.1. Từ các chủ thể - nhân vật nữ cứu rỗi, nhân vật bí ẩn, nhân vật chứcnăngnăng năng

Trên phương diện loại hình, huyền thoại văn xuôi đương đại nhấn mạnh cái toàn thể trong bản thân các nhân vật, ẩn bên trong nhân vật nhỏ bé là thế giới kì bí, đầy mê hoặc. Phương thức chính chuyển tải tính nhân loại phổ quát trong bản thân mỗi nhât vật: tạo ra sự song chiếu nhân vật với huyền thoại cổ xưa và tha hóa cá nhân nhân vật vào môi trường xã hội để đi đến thống nhất cá nhân và xã hội. Nhân vật trong truyện ngắn có yếu tố huyền

thoại của Tạ Duy Anh luôn biến đổi, nhân vật có quỹ đạo chuyển động bị chi phối ít nhiều bởi motip folklore. Xuyên suốt cuộc hành trình thâm nhập vào thế giới biểu tượng trong truyện ngắn của Tạ Duy Anh là các loại nhân vật khác nhau. Họ không chỉ xuất hiện một cách đơn điệu mà đều có những vai trò nhất định.

Loại nhân vật điển hình trong truyện ngắn của Tạ Duy Anh là nhân vật cứu rỗi, đặc biệt hơn, họ thường là người người phụ nữ. Chúng tôi gọi chung là nhân vật nữ cứu rỗi. Trong thế giới truyện ngắn Tạ Duy Anh, chúng tôi nhận thấy các sự việc, hiện tượng, thậm chí là tác động đến các nhân vật khác là người phụ nữ. Họ như ánh trăng giữa đêm đen, như nốt lặng trong một bảng nhạc, như một cơn mưa rào tưới mát mảnh đất khô cằn của cuộc sống những người đàn ông, phụ nữ trở thành một trong những hiểu tượng cứu cánh trong môi trường đầy gai góc: “Em sẽ băng bó vết thương, làm nguội mặt đất bởi vì em là vị Phúc thần…” [10, tr.18]. Có thể lí giải việc tác giả tạo dựng khá nhiều nhân vật nữ là do “mặc cảm Ordip” có sẵn trong tiềm thức. Nhân vật bí ẩn lại luôn là nhân vật đặc trưng của những câu chuyện có yếu tố huyền thoại. Như những mẫu gốc có tính biến hóa, vô danh, hư ảo, thì nhân vật bí ẩn cũng là những nhân vật xuất hiện một cách thần kì, mang đến những lối rẽ bất ngờ trong mê cung truyện. Cùng với hai loại nhân vật kể trên, ngòi bút Tạ Duy Anh còn đem nhân vật chức năng vào thế giới nhân vật vốn đã nhuốm màu kì lạ trong truyện của mình. Nhân vật chức năng có đặc điểm, phẩm chất cố định, không có đời sống nội tâm, nhưng phản ánh đời sống trong truyện [14, tr.196]. Nhân vật chức năng còn được gọi là nhân vật mặt nạ. Việc nhân vật này luôn sử dụng mặt nạ đóng một vai nhất định trong vở kịch văn bản truyện là một trong những thủ pháp biến nhân vật trở nên “canaval hóa”. “Mặt nạ” còn được tạo ra thông qua những hình tượng nghịch dị với tính chất phi lí hỗn loạn. Đi kèm với nó là sự “biến ảo” liên tục của các nhân vật. Những

nhân vật này được xem là một trong những yếu tố tạo nên chất huyền thoại trong truyện ngắn của Lão Tạ. Chúng tôi đã thử thống kê các nhân vật theo bảng sau.

Bảng khảo sát 2.2.1.

Loại hình nhân vật Số lượng (truyện) Tần suất (%)

Nhân vật cứu rỗi 15 68,18

Nhân vật bí ẩn 11 50

Nhân vật chức năng 12 54,54

Có thể nhận thấy, các chủ thể trong truyện ngắn Tạ Duy Anh đa dạng về loại hình cũng như số lượng và tần xuất xuất hiện. Đây cũng là một trong những dấu hiệu của yếu tố huyền thoại phủ lên văn chương của Tạ Duy Anh. Nhân vật cứu rỗi đều là nhân vật nữ - sự cứu rỗi hướng đến cái “chân – thiện – mĩ” của văn hóa Phương Đông. Bất kể là nhân vật nào, xuất hiện ra sao thì nhân vật cứu rỗi vẫn mang trong mình vẻ đẹp vượt thoát. Nói như đại thi hào F.M. Dostoyevsky đó là “cái đẹp cứu rỗi thế giới”. Nhân vật bí ẩn cũng là phần không thể thiếu của huyền thoại. Họ là những nhân vật thoắt ẩn thoắt hiện, không rõ nguồn gốc, có khi vô danh, hay cũng có khi có những hành động kì lạ, bí ẩn như ông lão dạy thú trong Dịch quỷ sứ, người đô vật “cao lớn, tướng mạo hiên ngang, len lên ngồi xổm ngay trước khán đài” bỗng xuất hiện (Người thắng trận).

Các nhân vật trong truyện ngắn Tạ Duy Anh như những “người chơi” bởi giữa các nhân vật đó luôn có sự tương tác, kết nối các thế giới trong mê cung, đồng thời phá vỡ giới hạn của các thế giới ấy. Sự tương tác ấy được hình dung qua các cặp và nhóm nhân vật song trùng trong sự đối lập. Sự tương tác này đem lại lợi thế “đóng thế” giữa các nhân vật với nhau. Theo đó, ranh giới của các nhân vật bị xóa nhòa, nhân vật của các lớp không - thời gian tràn vào nhau, tồn tại trong nhau. Các trầm tích huyền thoại trong mỗi nhân

vật cũng là cách tạo nên “mặt nạ” cho nhân vật - người chơi. Đồng thời chứa đựng nhiều motip huyền thoại, mà ở chương sau chúng tôi sẽ đề cập một cách chi tiết hơn.

Một phần của tài liệu Yếu tố huyền thoại trong truyện ngắn của Tạ Duy Anh. (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)