Ngôn ngữ mảnh đoạ n hoàn cảnh hóa và giễu nhại

Một phần của tài liệu Yếu tố huyền thoại trong truyện ngắn của Tạ Duy Anh. (Trang 61 - 64)

5. Bố cục của khóa luận

3.3.2. Ngôn ngữ mảnh đoạ n hoàn cảnh hóa và giễu nhại

Nói đến diễn ngôn là nói đến ngôn ngữ. Ở phương diện ngôn ngữ, chúng tôi quan tâm đến ngôn ngữ của biểu tượng, của nhân vật. Ngôn ngữ biểu tượng tạo ra khoảng không vô tận, bầu không khí vô biên tập thể, đưa đến cảm giác về sự xóa bỏ chủ thể trần thuật, chủ thể của lời nói, tạo ra những dòng chảy của những ám ảnh, tưởng tượng… tuôn trào không có gì ngăn được. Ngôn ngữ nhân vật mở ra cái nhìn đa chiều, đa diện đồng thời thể hiện motip huyền thoại có trong câu chuyện.

Như đã nói ở trên, biểu tượng và nhân vật trong truyện ngắn Tạ Duy Anh rất đa dạng và phong phú, nay chúng lại có ngôn ngữ riêng càng làm cho ngôn ngữ trở nên phân mảnh, độc lập và rời rạc nhau. Cũng như những mảng ghép của trò chơi lego, muốn chơi được phải ghép chúng lại với nhau. Người đọc muốn chơi được trò chơi ngôn từ với nhà văn phải biết kết hợp chúng lại.

Và vì không có một kết quả duy nhất cụ thể nào, nhiều hình thù, biểu tượng mới được tạo lập từ chính trí tưởng tượng, sáng tạo của người tham gia chơi.

Truyện Lãng du là một điển hình, những gì thông thường nhất đều bị xáo trộn và phá vỡ, nhiều khi tréo ngoe nhưng cuối cùng lại thấy sự hợp lý, logic với hiện thực cuộc sống. Cứ mỗi gặp một người đi qua, “anh” lại chỉ nhận được những điều mình không ngờ đến. “Anh chồng có lẽ ngại mở miệng, lắc đầu đầy ngụ ý rằng khốn nạn lắm, trong khi người vợ nhìn bằng vẻ mặt rất khó đoán” [10, tr.251], một gã lái xe u – oát ầm ầm xuất hiện với khói bụi mịt mù “nhổ bụi ra khỏi mồm, bảo anh: Muốn sống thì bật đèn lên”, “mọi người nghi hoặc, ngờ ngợ có một nơi như vậy nhưng không rõ ở quãng nào…” cuối cùng cũng chỉ thố ra chung một câu trả lời “anh chị còn phải đi nữa”. Ngôn ngữ của cả câu chuyện tìm về nơi kỉ niệm của tuổi thơ đáng lẽ ra phải là những miêu tả hết sức mềm mại. Nhưng hiện thực đã thể hiện một sự lạnh lùng, xa lạ bao trùm cái nơi mà hơn ba mươn năm qua anh nghĩ đó là phần tuổi thơ của mình. Ngôn từ hoàn toàn bị phân mảnh, bị hoàn cảnh hóa mà trở nên khô khốc như chính cái không gian mà hai nhân vật đang tìm về. Đó là một nơi nào đó xa lạ hay thân thuộc? Đó có phải là nơi tuổi thơ anh đã lớn lên? Hàng loạt những nghi ngờ đồng thời xuất hiện, đẩy “anh” về với thực tại đầy bụi bặm và khốc liệt của cuộc đời. Tất cả đều là cuộc chơi – một cuộc chơi trốn tìm thật sự. Tuy nhiên, độc giả phải thật sự có bản lĩnh mới dám chơi cuộc chơi này.

Còn nhân vật chính của truyện Mr.Ban chắc hẳn là một quý ông, hay một sếp lớn, cỡ bự được tôn kính? Mr.Ban còn là vị tối thượng quyền sinh quyền sát cho cả thiên hạ. Bóng của ngài phủ xuống tới khắp chốn thiên hạ. Người ta sợ uy quyền Mr.Ban đến bạc nhược. Sợ đến mức không dám hỏi người khác xem Mr.Ban là ai, vì sợ họ cho mình đã thất sủng với ngài. Vì thế không ai biết ngài là ai nhưng ở bất kỳ nơi nào, gặp bất kỳ ai cũng thấy nỗi sợ

Mr.Ban ám ảnh. Cuối cùng, nhân vật tôi, một nhà báo đã tìm ra sự thật Mr.Ban là nhân vật được dân gian đồn thổi, một cái chết không chịu xuống mồ đã gây bao nỗi kinh hoàng. Khi nút thắt đó mở ra, những câu về nhân vật bí ẩn này trong truyện bỗng trở nên kệch cỡm, đầy chất giễu nhại: “Mr. Ban nói thế này, ý của Mr. Ban, đừng để Mr. Ban nổi nóng, Mr. Ban đã muốn thì đừng có thay đổi, Mr. Ban không thích đâu, Mr. Ban không cho phép, Mr. Ban gọi...” [10, tr.207]. Đây là cái thú vị mà ngòi bút Tạ Duy Anh mang lại, ông không đem đến sự trào phúng hay tiếng cười ngay từ ban đầu, mà ngược lại nó phải được phát xuất từ ngôn ngữ đầy tính hàm ẩn, có chất giễu nhại và hoàn cảnh hóa. Đọc truyện ngắn Tạ Duy Anh thật sự thấy được sự thú vị chỉ đến khi đọc đến và thấm câu chuyện mới vỡ lẽ ra nhiều. Câu chuyện kết thúc bằng việc đưa chuyện này được ghi trong Đại việt sử ký toàn thư, Mậu Dần, năm thứ sáu… Kết cục cả làng cùng cười, thở phào nhẹ nhõm và thích thú vì sự cả tin, sợ bóng sợ vía, bạc nhược, phục tùng mệnh lệnh cấp trên thụ động… Đó không chỉ là căn bệnh thời xưa mà còn tồn tại đến thời hiện đại. Tạ Duy Anh đã sử dụng thành công ngôn ngữ mảnh đoạn để đưa bạn đọc tiệm cận được với mục đích phản ảnh của mình.

Không chỉ dừng lại ở đó, ngôn ngữ được Tạ Duy Anh cho đan xen những câu chuyện kể, Bước qua lời nguyền là câu chuyện được kể bao bọc lấy câu chuyện tuổi thơ của nhân vật “tôi”. Vừa lí giải bi kịch của gia đình, bản thân vừa bộc lộ quan điểm hiện tại. Suốt mạch truyện tạo ra những thành phần xen, làm phân mảnh diễn ngôn truyện kể. Một mạch truyện mà cuộc đời 2 – 3 thế hệ trong gia tộc được tái hiện một cách hợp lí, không nhàm chán. Trong truyện ngắn Chết thử, Lãng du, Khùng…cũng là những cuộc chơi. Tuy nhiên, sau mỗi cuộc chơi ấy là những ý nghĩa thâm sâu mà không dễ dàng nhận ra. Đó cũng là những giá trị nhân văn mà nhà văn muốn gửi gắm vào tác phẩm của mình. Phản ánh hiện thực xã hội quái gở, kì lạ. Bản chất của cuộc

chơi là con người được khai phá tự do, vượt qua những tất yếu của thực tại để phát hiện khả năng của bản thân, phá vỡ những khuôn sáo cũ.

Hầu hết các nhân vật trong truyện ngắn của Tạ Duy Anh đều cùng tham gia cuộc trình diễn hết mình. Họ như những nghệ nhân tham gia “canaval hóa”, hòa vào dòng nhân vật diễu hành qua các trang chữ. Nhân vật bị khai thác đến kiệt cùng, nhiều khi bị bóc mẽ, đẩy tính phức tạp đến mức điển hình của sự phức tạp. Nhân vật không chỉ tồn tại một mặt mà có rất nhiều mặt nạ. Mỗi tình huống lại được trang bị một mặt nạ khác nhau. Khi đẩy đến một hoàn cảnh nhất định họ sẽ diễn đúng vai với hoàn cảnh ấy sao cho phù hợp. Sự phân mảnh trong ngôn ngữ truyện kể của tác giả là một trong những lợi thế để nhân vật có thể hoàn thành vai diễn của mình như một diễn viên tài ba. Mỗi nhân vật là một hoàn cảnh như: chị Túc, Quý Anh, lão Hứa, anh Hổ….

Tạ Duy Anh đã rất thành công khi tạo được những tình huống bất ngờ, những chi tiết hài hước song ngôn ngữ người kể chuyện vẫn tưng tưng, ráo hoảnh “cười mà không cười”. Nhiều khẩu ngữ bỗ bã, chớt nhả được đưa vào như những đốt để chặt chém sự xuôi chiều của văn xuôi tự sự dẫn cuộc chơi hấp dẫn, vừa nghiêm túc, vừa tếu táo, pha trộn cái cao thượng, tôn nghiêm bên cạnh cái tầm thường, thô thiển, tạo nên một thế giới truyện đa dạng sống động. Và sau mỗi cuộc chơi, người đọc sẽ có thêm những cuộc giao lưu thú vị bên ngoài văn bản.

Một phần của tài liệu Yếu tố huyền thoại trong truyện ngắn của Tạ Duy Anh. (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)