Giọng điệ u ma lực của những đối âm

Một phần của tài liệu Yếu tố huyền thoại trong truyện ngắn của Tạ Duy Anh. (Trang 64 - 74)

5. Bố cục của khóa luận

3.3.3. Giọng điệ u ma lực của những đối âm

Truyện ngắn Việt đương đại nói chung và truyện ngắn Tạ Duy Anh nói riêng không còn mang tính chất một giọng, đơn bè, như các thời kì trước. Các giọng điệu được sử dụng là giọng điệu đa âm, chúng đối chọi nhau, tranh luận, bổ sung cho nhau (dẫn theo Dostoiepxki). Ngay trong bản thân các phát ngôn của người trần thuật, cùng lúc có thể có cả lời trực tiếp hay những suy tư gián tiếp của nhân vật. Sự đa thanh này tạo ra những kiểu giọng lưỡng trị,

luôn có tính mơ hồ, lấp lửng hai mặt. Nó vừa mở ra cho giọng điệu của tác phẩm những khoảng trống đối âm đa dạng, vừa thu hẹp khoảng cách giữa truyện kể và những “chuyện” của hiện thực, ngôn ngữ trần thuật trong truyện ngắn đương đại trở nên gần với ngôn ngữ đời sống hơn bao giờ hết khi sử dụng giọng điệu đa thanh, lúc đối âm, lúc vô thanh sắc. Người đọc lật giở những trang truyện, nghe những chuyện của các nhân vật được họ kể lại nhưng vẫn mang tính khách quan. Giọng kể có khi của của tác giả có khi là của chính nhân vật, lằn ranh giữa các vai đó có sự mờ nhòa.

Tính chất đa thanh trong giọng điệu xuất phát từ việc tổ chức đồng thời những tiếng nói khác nhau khi các nhân vật cùng phát ngôn. Sự xen lẫn của lời thoại nhân vật vào lời kể và đặc biệt là hình thức lời nửa trực tiếp đã góp phần làm mới nghệ thuật kể chuyện, cho thấy ý thức sử dụng diễn ngôn đa thanh là chủ ý của các cây bút truyện ngắn đương đại. Lãng du là sự tìm về của tiếng gọi tuổi thơ với con người thực tại, “anh” đi tìm trong kí ức, rồi vô vọng trong thực tại, cho đến khi “anh dễ dãi chấp nhận: Ừ, ao tù cũng được. Nó ở đâu?” Cuộc kiếm tìm cứ thế kéo dài mãi, có khi dừng trong vô vọng cho đến khi “anh nhanh chóng nhận ra những điểm mốc quan trọng để có thể khẳng định điều đó một cách chắc chắn. Cái không gian từng in sâu vào ký ức anh không thể lầm lẫn đi đâu được cho dù thời gian đã khoác lên nó một bộ mặt khác. Anh lần lượt dò tìm được từng thứ một […] Tim anh đập lồng lên bởi anh sắp tìm ra vật chứng quan trọng nhất. Nhưng có lẽ nào lại vậy khi điểm mút của con đường chính là cái vũng nước chỉ đủ cho cá cóc sinh sống. Anh ngồi bệt xuống, cảm thấy nước mắt dàn dụa và một vị đắng nơi cổ họng. Đau đớn. Nuối tiếc. Nhục nhã. Uất hận…[10, tr.262]. Chỉ một đoạn văn ngắn thôi, hàng loạt những cảm xúc được đẩy lên đến đỉnh điểm, đó là giọng nói trong tâm tưởng anh – giọng nói mong mỏi tìm về với tuổi thơ, hay đó là giọng kể có phần lạnh lùng của tác giả, hoặc có chăng đó là cảm giác của

chính bạn đọc? Những cảm xúc được nén chặt từ đầu truyện nay được bung ra với những tầng bậc khó nắm bắt.

Âm thanh của Giai điệu đen, là một thứ âm thanh vô sắc. Giọng điệu trong tác phẩm biến đổi không ngừng và luôn tạo ra những mặt đối lập mà thống nhất. Âm thanh của bản nhạc giai điệu đen “bí ẩn, mãn nguyện” nhưng kết thúc bằng tiếng chói “kêu đầy sợ hãi” cũng giống như âm thanh khi “hắn dập mạnh ống nghe khi từ đó chói lên một tiếng kêu đầy sợ hãi”. Tạ Duy Anh đã tạo ra những điểm đứt nối, mờ nhòe để buộc người đọc cùng trò chơi ngôn ngữ với văn bản, với chính nhân vật. Hắn ám ảnh về tin cái chết của một cô bé nạn nhân xấu số bị xe công nông cán qua. “Chợt hắn nhảy dựng dậy như ngồi phải kim. Ở đâu đó trong bộ nhớ tồi tệ, trong sự trống rỗng vô cảm của hắn vừa chói lên một giai điệu khủng khiếp. Hắn lao bổ và nghi kị nhìn chiếc máy điện thoại. Từ sáng đến giờ cú gọi đó là cú sau cùng. Hắn run run ấn nút redial, lập cập áp ống nghe lên tai […] có tiếng “kịch” nhỏ nghe như tiếng đạp bàn của quan tòa, nhưng mà có lẽ ở dưới âm ty. Ngay sau đó, một giọng trong trẻo như thiên thần cất lên” [10, tr.344]. Giọng điệu lạnh lùng nhưng có phần hoang mang vang lên trong trí óc hắn. Có một luồng khí lạnh từ âm ty thổi lên trái ngược hoàn toàn với giọng nói như thiên thần vang lên sau đó. Đó là sự chấp vấn của lương tâm hắn, hay chỉ là một sự trùng hợp ngẫu nhiên? Những giọng đối âm vang lên cùng trong một khoảng khắc tạo nên hiệu ứng thuần khiết nhất của cảm xúc.

Với thái độ tỉnh táo, lạnh lùng, ông sẵn sàng xát muối vào lòng bạn đọc chứ không vuốt ve, ca tụng, ru ngủ họ. Giọng văn của ông là giọng gây hấn, lạnh lùng nhưng chủ ý của ông không khác gì là đánh thức cái thiện trong mỗi con người để giúp họ sống thật hơn với lòng mình, với cuộc đời. Trong Triết học duy vật, đấu tranh là động lực của phát triển thì giọng điệu đối âm cũng là

những mặt đối lập tạo nên ma lực hấp dẫn riêng của truyện, thu hút người đọc.

Từ góc nhìn phương thức trần thuật, yếu tố huyền thoại được trải dài trên phương diện motip, không – thời gian, ngôi kể, ngôn ngữ và cả giọng điệu. Điều đó cho thấy ý thức cách tân một cách toàn diện của Tạ Duy Anh với những sáng tác của mình. Sử dụng những yếu tố vốn thuộc về folklore nhưng lại được dùng để phản ánh hiện thực xã hội hiện đại là phương pháp thú vị, tránh được sự nhàm chán khô cứng mà vẫn mang lại cái mới cho yếu tố tưởng chừng như đã cũ. Mặc dù chỉ là những hiểu hiện của yếu tố huyền thoại trên các phương diện đó, nhưng những điểm mới này đã giúp cho truyện ngắn Tạ Duy Anh hòa vào dòng chảy của văn học huyền thoại đương đại.

KẾT LUẬN

Đến với những truyện ngắn của Tạ Duy Anh là đến với màn sương huyền thoại trải trên từng trang viết. Huyền thoại được thể hiện qua các yếu tố trên bề mặt văn bản nhưng đem đến chiều sâu trong nhiều tầng ý nghĩa. Đồng thời đem đến hiệu quả thẩm mỹ nhất định trong giá trị nghệ thuật cho tác phẩm. Gửi những mã huyền thoại bằng những thế giới biểu tượng kỳ ảo và ẩn, hay những nhân vật mang đậm tính huyền thoại hóa đã tạo nên những nét vẽ đầy khơi gợi trong các truyện ngắn. Phương thức trần thuật được thổi hồn bởi motip, không – thời gian, giọng điệu, ngôn từ… nhuốm màu huyền ảo của huyền thoại đã tạo ra nét riêng trong những sáng tác của Tạ Duy Anh.

Sự tiếp cận phương thức sáng tác của thế giới vừa nhanh chóng vừa khoa học đã đem về cho văn học nước nhà những yếu tố nghệ thuật mới, mà một trong số đó là yếu tố huyền thoại. Điều này đưa văn chương Việt Nam đến gần với những trào lưu của thế giới, đồng thời đem về những phương thức sáng tạo mới cho quá trình sáng tác.

Chính vì khảo sát trong phạm vi nhỏ như tập truyện ngắn của Tạ Duy Anh, nên công trình chưa hoàn toàn thỏa mãn hết được về một cái nhìn bao quát trong hệ thống những sáng tác cùng thể loại của những nhà văn cùng chí hướng. Vì văn học là dòng chảy không ngừng, nên hi vọng công trình này sẽ là một tư liệu đọc thêm hữu ích cho những đánh giá riêng về truyện ngắn Tạ Duy Anh, cũng như khái quát về yếu tố huyền thoại trong văn chương Việt Nam từ sau năm 1986.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Tài liệu sách, báo, tạp chí

1. Lại Nguyên Ân (1992), “Thần thoại, văn học, văn học huyền thoại”, Tạp chíVăn học, số 3, tr. 58-61.

2. Lại Nguyên Ân (2003),150 thuật ngữ văn học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

3. Lê Huy Bắc (2013),Văn học hậu hiện đại, NXB Đại học sư phạm.

4. Lê Nguyên Cẩn (dịch và giới thiệu) (2013), Thi pháp chủ nghĩ hậu hiện đại, NXB Đại học sư phạm.

5. Nguyễn Văn Dân (khảo luận và tuyển chọn) (2002), Văn học phi lí, NXB Văn hóa Thông tin – Trung tâm ngôn ngữ văn hóa Đông Tây.

6. Nguyễn Văn Dân (2013), Chủ nghĩa hiện đại trong văn học nghệ thuật, NXB Khoa học xã hội.

7. Dương Ngọc Dũng (2005) Báo cáo khoa học: “Huyền thoại và giải huyền thoại trong tư tưởng Roland Barthes”. Nhiều tác giả, Huyền thoại và văn học, Nxb Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh.

8. Đoàn Ánh Dương - phê bình vấn đề và hiện tượng văn học (2014), Không gian văn học đương đại, NXB Phụ Nữ.

9. Trịnh Bá Đĩnh (2002),Chủ nghĩa cấu trúc và văn học, NXB Văn học. 10. Trịnh Bá Đĩnh (2010), Tạ Duy Anh – Truyện ngắn chọn lọc (Tái bản có chỉnh sửa), NXB Hội nhà văn.

11. Hà Minh Đức (chủ biên) (2003), Lý luận văn học, NXB Giáo dục.

12. Eleaza Moiseevich Meletinsky, Trần Nho Thìn và Song Mộc (dịch) (2004),Thi pháp của huyền thoại, NXB Đại học quốc gia Hà Nội.

13. Trần Thanh Hà (2008), Học thuyết S.Freud và sự thể hiện của nó trong văn học Việt Nam, NXB Đại học quốc gia Hà Nội.

14. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (chủ biên) (1999), Từ điển thuật ngữ văn học, NXB Đại học quốc gia Hà Nội.

15. Henri Besnac, (Nguyễn Thế Công - dịch) (2008), Dẫn giải ý tưởng văn chương, NXB Giáo Dục Hà Nội.

16. Nguyễn Thái Hòa (2000), Những vấn đề thi pháp của truyện, NXB Giáo dục.

17. Jean Chevalier, Alain Gheerbrant (Lưu Huy Khánh, Nguyễn Xuân Giao dịch) (1997),Từ điển biểu tượng văn hoá thế giới, NXB Đà Nẵng.

18. Nguyễn Văn Long, Lã Nhâm Thìn (đồng chủ biên) (2006), Văn học Việt Nam sau 1975, NXB Giáo dục.

19. Phương Lựu (chủ biên) (2002),Lý luận văn học (3 tập),NXB Giáo Dục. 20. Phương Lựu (2012), Lý thuyết văn học hậu hiện đại, NXB Đại học sư phạm.

21. M. Bakhtin (Phạm Vĩnh Cư - dịch) (2003), Lý luận và thi pháp tiểu thuyết, NXB Hội nhà văn.

22. Roland Barthes (Phùng Văn Tửu - dịch) (2008), Những Huyền Thoại, NXB Tri Thức.

23. S. Freud, C. Jung, G. Bachelard, G. Tucci, V. Dundes (nhiều người dịch) (2002) Phân tâm học và văn hóa nghệ thuật, nhiều người dịch, NXB Văn hóa thông tin.

24. S. Freud (Nguyễn Xuân Hiến - dịch) (2002), Phân tâm học nhập môn, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

25. Trần Đình Sử, (2007), Tự sự học – Những vấn đề lý luận và lịch sử, tập 1 - 2, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội.

26. Phùng Văn Tửu (2010), Tiểu thuyết trên con đường đổi mới nghệ thuật, NXB Tri Thức.

27. Đỗ Lai Thúy (dịch và giới thiệu) (2001), nhiều tác giả, “Phương pháp phê bình huyền thoại học”, Tạp chíVăn học nước ngoài, số 2, tr 184 – 203.

28. Đỗ Lai Thúy (2011), Phê bình văn học, con vật lưỡng thê ấy, NXB Hội nhà văn.

29. Tzvetan Todorov, (Đặng Anh Đào, Lê Hồng Sâm dịch) (2008), Dẫn luận về văn chương kì ảo, NXB Đại học sư phạm.

30. Tzvetan Todorov, (Đặng Anh Đào, Lê Hồng Sâm dịch) (2014), Thi pháp văn xuôi, NXB Đại học sư phạm.

31. IU.M. Lotman, (Trần Ngọc Vương, Trịnh Bá Đĩnh, Nguyễn Thu Thủy dịch) (2004),Cấu trúc văn bản nghệ thuật, NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội.

II. Tài liệu trang web

32. Chu Xuân Diên (2009), Để góp phần nghiên cứu huyền thoại và thi pháp huyền thoại trong sáng tác văn học, nguồn: http://khoavanhoc- ngonngu.edu.vn/home/index.php?option=com_content&view=article&id=337 :-gop-phn-nghien-cu-huyn-thoi-va-thi-phap-huyn-thoi-trong-sang-tac-vn- hc&catid=94:ly-lun-va-phe-binh-vn-hc&Itemid=135&lang=vi, Truy cập ngày 9/1/1015.

33. Đặng Anh Đào (2012), Huyền thoại văn chương: Thời điểm phát sáng và biến hóa trong văn học viết hiện đại, nguồn:

http://phebinhvanhoc.com.vn/huy%E1%BB%81n-tho%E1%BA%A1i-van- ch%C6%B0%C6%A1ng-th%E1%BB%9Di-di%E1%BB%83m-phat-sang-va- bi%E1%BA%BFn-hoa-trong-van-h%E1%BB%8Dc-vi%E1%BA%BFt- hi%E1%BB%87n-d%E1%BA%A1i/ Truy cập ngày: 9/1/2015.

34. Lã Nguyên (dịch) (2012), Iu.M. Lotman, B.A.Uspenski,Huyền thoại – tên gọi – văn hóa. nguồn: http://phebinhvanhoc.com.vn/huyen-thoai-ten-goi-van- hoa Truy cập ngày 30/10/2014.

35. Trần Đình Sử (2013),Khái niệm diễn ngôn trong nghiên cứu văn học hôm nay, nguồn: http://phebinhvanhoc.com.vn/khai-niem-dien-ngon-trong-nghien- cuu-van-hoc-hom-nay/ Truy cập ngày: 30/10/2014.

36. Ths. Trần Viết Thiện (2011), Tiểu luận Huyền thoại trong truyện ngắn đương đại, nguồn:

https://hcmup.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=6711 %3Ahuyn-thoi-trong-truyn-ngn-ng-i-vit-nam&catid=119%3Avan-hoc-viet- nam&Itemid=7243&lang=vi&site=30, truy cập ngày: 30/10/2014.

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU... 1

1. Lí do chọn đề tài... 7

2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ... 7

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu... 9

4. Phương pháp nghiên cứu... 10

5. Bố cục của khóa luận ... 10

NỘI DUNG... 12

Chương 1. Huyền thoại và yếu tố huyền thoại trong truyện ngắn Việt Nam sau 1986... 12

1.1. Khái quát về huyền thoại. ... 12

1.1.1. Về vấn đề thuật ngữ và xác định nội hàm khái niệm.... 12

1.1.2. Huyền thoại trong mối quan hệ với văn học.... 15

1.2. Yếu tố huyền thoại trong truyện ngắn Việt Nam sau năm 1986... 18

1.2.1. Truyện ngắn sau năm 1986 - những biểu hiện của yếu tố huyền thoại18 1.2.2. Truyện ngắn Tạ Duy Anh - hành trình sáng tạo của Lão Tạ.... 23

Chương 2. Yếu tố huyền thoại trong truyện ngắn Tạ Duy Anh - từ góc nhìn tư duy nghệ thuật... 25

2.1. Thế giới biểu tượng... 25

2.1.1. Từ biểu tượng kì ảo... 25

2.1.2. …đến biểu tượng ẩn... 28

2.1.3. …tạo sinh những mã huyền thoại... 33

2.2. Xác lập quyền năng cho chủ thể ... 36

2.2.1. Từ các chủ thể - nhân vật nữ cứu rỗi, nhân vật bí ẩn, nhân vật chức năng... 36

2.2.3. … một lối huyền thoại hóa tính chủ thể... 41

Chương 3. Yếu tố huyền thoại trong truyện ngắn Tạ Duy Anh - từ góc nhìn phương thức trần thuật... 44

3.1. Motip - sự đóng dấu vào linh hồn của cốt truyện ... 44

3.1.1. Motip hóa thân... 44

3.1.2. Motip nhân quả - luân hồi... 46

3.1.3. Motip người anh hùng và bi kịch... 48

3.2. Không - thời gian nghệ thuật ... 50

3.2.1. Huyền thoại hóa không gian... 51

3.2.2. Đẩy lùi thời gian vào quá khứ... 53

3.2.3. Những mặt cắt không - thời gian và tính liên văn bản... 55

3.3. Diễn ngôn truyện kể... 58

3.3.1. Đan xen ngôi kể và tính lỏng lẻo trong sự liên kết ý tưởng... 58

3.3.2. Ngôn ngữ mảnh đoạn - hoàn cảnh hóa và giễu nhại... 61

3.3.3. Giọng điệu - ma lực của những đối âm... 64

KẾT LUẬN... 68

Một phần của tài liệu Yếu tố huyền thoại trong truyện ngắn của Tạ Duy Anh. (Trang 64 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)