5. Bố cục của khóa luận
3.2.3. Những mặt cắt khôn g thời gian và tính liên văn bản
Những mặt cắt không gian, thời gian hay thậm chí cao hơn là không - thời gian cũng đem lại những khoảng trống sáng tạo ngoài cho độc giả. Đó là những phần không gian cho người đọc tự ý thức đổ vào những cảm xúc cá nhân hay đơn giản hơn bản năng con người trong từng hoàn cảnh khác nhau. Mặt khác cái huyền thoại hay kì ảo hay cổ tích đều xuất phát từ folklore, mà folklore lại là những niềm mong từ tiềm thức con người. Khi chưa được định danh nó là cái gì đó thuộc về văn hóa, thuộc về cổ xưa cho đến khi được gọi tên nó trở thànhhuyền thoại.
Những lát cắt không gian, thời gian ấy để lộ những hoàn cảnh điển hình, những biểu tượng gợi tả, những chi tiết nhiều sức gợi. “Khi tôi biết cảm nhận sự kỳ diệu của da thịt, Tôi và Quý Anh, hai kẻ trong trắng như nhau, tội
lỗi như nhau đã bước qua lời nguyền, đã ân xá cho nhau trong sự chứng kiến của các thiên thần. Và đêm ấy các vị đã bọc chặt chúng tôi bằng giáo, mác, bằng nỗi căm ghét phi lí. Dưới ánh đuốc các vị có thể thấy rõ dù chết chúng tôi cũng không rời nhau” (Bước qua lời nguyền) [10, tr.63]. Lát cắt của bối cảnh trong đoạn văn làm người đọc nhớ đến Romeo và Juliet thề nguyền dưới ánh trăng nơi ban công. Quả thật, không gian huyền hoặc luôn là không gian đắm say của những người yêu nhau. Ở đó không có hận thù mà chỉ có một thứ tình cảm thiêng liêng nhất. Phải chăng, chính vì việc sử dụng yếu tố huyền thoại trong những sáng tác của mình mà mỗi câu chuyện của Tạ Duy Anh đều là những ngôi nhà có đường có lối dẫn dắt đến một ngôi nhà khác trong cùng một khu chung cư? Những biểu tượng, nhân vật, chi tiết… tất thẩy đều ít nhiều gợi liên những mẫu gốc mà tác giả theo đuổi. Chỉ có điều rằng, những biểu mẫu huyền thoại khi đến với cảm quan đương đại sẽ có sự thay đổi phù hợp. Thời đại của Romeo và Juliet đã chết từ lâu, cái chết của tình yêu mới cho hai dòng họ thấy rằng niềm thù hận không nảy sinh ra từ sự sống. Tình yêu ở thời đại mới không chấp nhận cái chết để cứu vớt con người, nó đấu tranh đến tận cùng để cứu chuộc cho chính mình còn sống và những người xung quanh.
Đọc Con ruồi, Dịch quỷ sứ, Mê hồn trậncủa tác giả mà người đọc cảm nhận như đang đọc Hóa thân, Vụ án, Mê cung (Kafka) phiên bản Việt. Đó là nhờ không gian, thời gian tương đồng giữ chúng. Cái không gian chật hẹp ở trong gia đình và ngoài xã hội làm K biến thành con nhện mà không hay biết. Không gian ấy một lần nữa quay lại, tuy có đội bằng lốt của một bối cảnh tiệc tùng, mà vẫn chật chội ngột ngạt khó thở và đầy giả tạo. “Khách mời của chàng gồm đủ các thành phần tạo nên một tầng lớp ưu tú […]. Dường như ngửi được mùi nhau, giới nào vào giới ấy và do câu chuyện của họ quan trọng hơn nên chàng bị biến ngay thành gã bồi bàn. Nhưng chàng chỉ hơi sai tí chút
là ngoài các bà các cô thi nhau bình phầm về các nhân vật mà họ thuộc lầu trong những cuốn sách của chàng, còn lại họ chỉ quan tâm đến những thứ bày trên bàn tiệc. Khi chàng dồn hết tâm lực đọc một bài diễn văn khuôn sáo mà chàng sao lại rồi học thuộc lòng, thì lúc quay xuống mọi người đã xong một chầu và đang bàn luận về những chủ đề ưa thích. Tất cả những vấn đề, vốn là của thiên hạ, bị nhồi nhét vào căn phòng chật ních khiến tai chàng ù đặc” (Con ruồi) [10, tr.164 - 165]. Thời gian ngắn nhưng không gian trong những câu chuyện lại là một không gian chật hẹp. Với đặc điểm của một truyện ngắn, truyện ngắn là cát cắt cảm xúc của cuộc sống, buộc những cát lắt ấy phải luôn là những lát cắt chính xác và đắc nhất. Nên dẫu không gian trong truyện có bị bó hẹp, thời gian bị ngưng đọng lại thì sự kiện chính luôn hiện hữu. Là không gian trong Mê hồn trận cũng rắc rối như Mê cung của Kafka. Mê cung của những mối hiềm khích, những toan tính thiệt hơn, những vụ lợi so bì… trong chốn công sở, đó đều là những mê lộ của lòng người khó đoán định. Lạc vào mê cung có thật đã là một thử thách, vào mê cung vô hình ấy lại càng là một thử thách khắc nghiệt. Một lần nữa, Tạ Duy Anh mang bạn đọc đến với câu chuyện siêu văn bản. Nếu Kafka mang đến hai văn bản thì Tạ Duy Anh mang đến thêm một lớp văn bản nữa. Độ dày của ý nghĩa câu chuyện có sức nặng ghi vào lòng bạn đọc.
Đó là một cuộc “xâm lăng” của cổ tích và huyền thoại…đến những biến đổi trong cấu trúc thể loại truyện ngắn và tiểu thuyết” và “liên văn bản” trở thành “liên thế giới”. Như vậy có thể thấy huyền thoại tạo nên tính liên văn bản của tác phẩm, khiến nhiều đọc giả dù ở những nền văn hóa khác nhau, sử dụng ngôn ngữ có khác nhau thì vẫn có thể hiểu được những gì truyện mang yếu tố huyền thoại truyền tải. Truyền thống hay hiện đại, trong thế giới văn chương tương tác thể loại tạo nên những liên văn bản mở ra hướng đi đầy hứa hẹn của truyện ngắn huyền thoại Việt Nam.