Motip người anh hùng và bi kịch

Một phần của tài liệu Yếu tố huyền thoại trong truyện ngắn của Tạ Duy Anh. (Trang 48 - 50)

5. Bố cục của khóa luận

3.1.3. Motip người anh hùng và bi kịch

Có một điều cần lưu ý rằng, motip thường di trú theo thời gian và thay đổi hàm nghĩa linh hoạt qua các thời đại. Có nghĩa là khi hệ hình cơ sở xã hội thay đổi thì ý nghĩa của motip cũng thay đổi. Chỉ có những motip có nguồn gốc từ văn học dân gian, từ folklore là những kinh nghiệm đi vào tinh thần của văn hóa dân tộc, văn hóa nhân loại. Có chăng sự biến đổi là do sự va đập giao tiếp trong xã hội. Motip người anh hùng và bi kịch cũng không nằm ngoài sự thay đổi đó. “Chữ tài liền với chữ tai một vần” (Nguyễn Du) là câu thơ miêu tả rõ nhất sự “song hành” của hai yếu tố: cái hùng và cái bi.

Cái bi – bi kịch, không nhất thiết phải kết thúc bằng cái chết, bi kịch còn là sự tốt đẹp không được nhìn nhận một cách chính đáng.Gã lẩm bẩm là một câu chuyện như thế. Gọi gã là anh hùng thì chưa hẳn, nhưng gã đúng là một người tốt khi giúp đỡ cặp tình nhân kia mà không toan tính, không vòi tiền hay làm khó dễ điều gì. Nhưng bi kịch ở chỗ, lòng tốt ấy bị nhìn nhận dưới con mắt của sự nghi ngờ, dò xét, để rồi đi đến kết luận: “Gã dở người,

giời ạ…” Bi kịch về con người cứ thế xảy ra, cả ba lần “tôi” trongNgười khác

muốn đi thanh minh nhưng đều bị dòng chảy xô bồ của xã hội cuốn trôi đi: “Tôi luôn tự nhủ: nhất định sẽ có lúc mình phải cho mọi người biết mình không giống như họ đang nghĩ. Nhưng rồi năm tháng cứ vô tình trôi đi. Vì mưu sinh mà “tôi” cứ chần chừ giữa việc nói bây giờ hay “để chầm chậm một chút”. Nỗi dằn vặt rằng mình là người khác cứ ngày một đè nặng lên cuộc sống tinh thần của “tôi”. Trớ trêu thay khi “tôi” quyết tâm nói rõ sự thật về mình, thì cái hình ảnh người khác ấy đã ăn quá sâu vào đám đông đến nỗi, trái với mục đích, mỗi lần như vậy “tôi” lại được gán thêm cho những điều càng khác xa mình” [11, tr.135]. “Tôi” dẫu có muốn cũng lại ngụp lặn trong vai diễn của một người khác, nên nhân vật cũng đành chấp nhận: “Ngày mai, không, ngay từ giờ tôi sẽ lại phải nghiêm trang trong vai diễn mình là người khác, như một nghiệt án” [11, tr.365].

Anh hùng trong folklore là vị anh hùng đấng mày râu, nhưng đến với người anh hùng của Tạ Duy Anh, họ còn là những người phụ nữ. Chị Túc của

Khi xưa chị đẹp nhất làng là một nhân vật như thế. “Chị Túc là tổ trưởng tổ phòng gian, bảo mật của làng” không biết bao nhiêu lần bắt được mật thám giả dạng, chị là người hướng dẫn cho mỗi đoàn bộ đội hành quân qua, chị trung hậu đảm đang lại còn “xinh lắm”, “thân hình thon thả”, “bờ vai tròn trịa”, “nụ cười có sức hút mê mệt”… Ấy vậy mà thời gian qua đi, chiến tranh qua đi, chỉ để lại một người đàn bà ngoài ba lăm vật vờ trong sự tìm kiếm vô vọng những lá thư trận mạc. Để rồi “không mấy ai trong số họ còn nhớ xưa kia chị Túc xinh đẹp và tài đảm nhất làng”. Hay Quý Anh của Bước qua lời nguyền, cô bé hoàn toàn vô tội và rất trong sáng, cô sống cuộc sống lương thiện và tốt lành, chỉ là định kiến xã hội lên cha cô, mà chị em Quý Anh và Quý Hương nhận đến mình những trận đánh mà lũ trẻ gọi là “đấu với con bé thay bố nó”, những lần tra tấn kiểu trẻ con với Quý Anh. Bà Hảo trong Bến

thời gian, đúng là nơi tìm về, là bến đỗ cho “tôi”. Dẫu bà Hảo có bị mù, bà vẫn cảm nhận “chúng tôi” bằng cả trái tim. Dẫu bà Hảo có già và lọm khọm dần đi, chấn bước yếu ớt hơn, bà vẫn luôn là người chờ đón “chúng tôi”. “Bà Hảo bảo bà đã nghe thấy tiếng lọc cọc, lọc cọc của chiếc xe ngựa từ trong giấc mơ của bà những đêm trước. Sau này tôi mới biết, chiều nào bà cũng đợi chúng tôi lại nơi chiếc xe ngựa dừng trả khách ở điểm cuối cùng” [11, tr.391]. Có như vậy mới thấy được, bà luôn là hình tượng thiêng liêng nhất, là vị anh hùng trong lòng của những đưa trẻ bằng tình thương và hành động của mình. “Tôi có cảm giác bà Hảo cũng thuộc số người quyết sống chỉ để làm việc không thể bỏ dở. Bởi vì ngay sau đó bà bảo tôi: - Từ ngày mai bà có thể chết mà không luyến tiếc điều gì” [11, tr.189]. Bà Hảo “anh hùng” theo một cách rất đỗi bình dị mà đầy ý nghĩa. Đôi mắt bà bị mù, nhưng có ánh sáng tỏa ra từ trái tim.

Motip anh hùng và bi kịch là một motip phúc hợp khi trong đó có cả yếu tố hùng tráng và yếu tố bi kịch. Đây là một moitp không quá xa lạ với bạn đọc, nhưng đến với ngòi bút Tạ Duy Anh, motip này hoàn toàn quyến rũ được người đọc tham gia đi vào khám phá đến cùng. Cấu trúc vẫy gọi trong phương thức trần thuật của tác giả là một trò chơi mới với những khối lập thể để bạn đọc tự ý xếp đặt chúng lại với nhau.

Một phần của tài liệu Yếu tố huyền thoại trong truyện ngắn của Tạ Duy Anh. (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)