5. Bố cục của khóa luận
3.1.2. Motip nhân quả luân hồi
Các motip trong các truyện ngắn Tạ Duy Anh tạo ra chu kỳ huyền thoại. Sự kết hợp của các motip “gặp gỡ” và “thử thách” khiến cho cốt truyện mang bóng dáng của cốt truyện cổ mẫu “gặp gỡ - biệt ly – tìm kiếm – tìm thấy”. Sự kết hợp của một loạt các motip mang ý nghĩa “nước đôi”: thiện - ác, sống - chết (bóng tối, ánh sáng, mặt trời, mặt trăng, nước, cơn giông) với motip “vĩnh viễn” ở cuối tác phẩm tạo ra một chu kỳ xuyên suốt tác phẩm: sống – chết – cuộc sống vĩnh viễn. Cùng với motip hóa thân là motip tội ác và trừng phạt, một motip có sức cảnh tỉnh lớn đối với con người hiện đại. Motip đó góp phần tạo nên sự cân bằng, sự hài hòa cho cuộc sống thời đổi mới.
Luân hồi là câu chuyện thể hiện rõ nhất motip như đúng tên của câu chuyện. Cuộc đời bị chính người cha của mình chối bỏ, không thừa nhận, để lại trong tâm thức của “tôi” những mảng kí ức ẩm ướt. Thậm chí, chúng còn trở đi trở lại trong giấc mơ. Trong như một sự luân hồi của tổ tông, lại một lần nữa “tôi” – cũng như cha tôi – cũng như cụ tổ tôi, say mê một người con gái đẹp mà ám ảnh mãi thành lời truyền đến chết cũng mở trừng trừng đôi mắt.
Vòng luân hồi ấy lại cứ mãi xoay vòng như vòng quay không dứt, như vòng hỗn độn đầy nhập nhằng của các mối quan hệ trong cơ quan củaMê hồn trận, hay vòng quay trong Phở gia truyền: nghe đồn – xếp hàng – chờ đợi – chửi rủa – lời đồn. Tất cả chúng cứ dài dài ra thêm mãi và tưởng chừng như chuỗi người xếp hàng kia sẽ không bao giờ có người cuối cùng, không có hồi kết. Người ta đến vì nghe tiếng phở gia truyền, đến để chờ đợi, để xếp hàng, để chen lấn, để chửi bới cho đến khi thưởng thức tô phở cũng bình thường. Rồi mang tâm trạng bất đắt chí, “hắn” đến để lại sống cái cảm giác chén lần, chửi bới của quán phở như một thói đời buộc hắn cứ phải bon chen để sống. Cuộc đời như bát phở, ai cũng muốn thưởng thức nên cứ lại đến, lại lao mình vào mớ hỗn độn, bể khổ để đến cái đích mình tự cho là kết thúc nhưng thực chất là một sự lập lại vô hạn.
Vòng trầm luân trần giancó thể xem là phần viết tiếp của Bước qua lời nguyền, là phần chúng tạo nên motip nhân quả. Bao nhiêu điều lão Hứa gây nên khi còn đương quyền là bấy nhiêu nỗi nhục, nỗi uất hận lão phải nhận về khi xã hội thay đổi. Cả đến hai đứa con gái của lão cũng bị vạ lây. Sự thù hằn ăn sâu vào tâm thức người dân làng Đồng nên biến thành định kiến hành hạ đến của thế hệ sau – hai chị em Quý Anh. Truyền thuyết viết lại lại là một tiếng nói gián tiếp về ham muốn phá vỡ motip luân hồi. Chị Thư sẽ vẫn là người đàn bà đẹp nhưng ế chồng bị nguyền rủa ở làng. Chỉ cho đến khi “Tôi nhẩm tính: Năm nay chị Thư ba sáu chưa phải đã già mà tôi tuy mới ba mươi cũng không còn trẻ nữa. Chúng tôi sẽ băng qua cả ngàn năm để viết lại một truyền thuyết…. Chỉ cần thêm vào đó là lòng dũng mãnh” [10, tr.334].
Lại một sự biến thể nữa của Tạ Duy Anh về các motip huyền thoại trong truyện ngắn của mình. Nếu motip hóa thân là motip đi sâu vào tiềm thức để khám phá phần “Con” của con người hiện đại. Thì đến motip nhân quả - luân hồi, Tạ Duy Anh khái khát đi kiếm tìm lối giải cho những vòng quay
luân hồi. Nhân quả - luân hồi vốn bắt xuất từ Phật giáo, rằng con người “gieo nhân nào sẽ gặp quả đó”, đến những sáng tác của Lão Tạ, nhân quả - luân hồi được thể hiện một cách hiện đại hơn với bút pháp sắc xảo. Ông dùng sức mạnh, niềm tin để giữ cho vòng quay luân hồi – nhân quả dừng lại. Có thể nói, Tạ Duy Anh đã sử dụng nhãn quan của con người đương đại đem đặt cạnh những motip huyền thoại để tạo sinh những bất ngờ trong trò chơi mà đậm nét folklore này. Bằng motip nhân quả - luân hồi, sự phản ảnh cuộc sống nhiều chiều, không có gì là không thể xảy ra được tác giả phơi bày thật thú vị. Qua đó, nhà văn thổi vào người tiếp nhận niềm tin vào cuộc sống có hậu vận sau này qua những việc bản thân đã làm. Không chỉ phản ánh hiện thực, truyện ngắn Tạ Duy Anh còn là lời tâm sự của chính tác giải về niềm tin cuộc sống.