36 Đánh giá chương trình đào tạo và phát triển

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực thuộc sở y tế tỉnh đồng nai luận văn thạc sĩ (Trang 39 - 42)

Trên thế giới có nhiều quan điểm về đánh giá chương trình đào tạo (CTĐT) nhưng đa số các quan điểm hiện đại đều xem xét quá trình đào tạo là tập hợp các quy trình có liên quan đến các giai đoạn khác nhau trong xây dựng và triển khai CTĐT Một số mô hình điển hình được áp dụng như: Một trong những mô hình đánh giá CTĐT người Mỹ sử dụng là mô hình 4 yếu tố được phát triển bởi Warr và cộng sự (1970) Mô hình này bao gồm:

chung lúc vào học, độ tuổi, giới tính ), lực lượng giảng viên, cơ sở vật chất – máy móc thiết bị, giáo trình, tài liệu học tập, kinh phí đào tạo

Quá trình đào to (Activities): kế hoạch tổ chức đào tạo, các dịch vụ hỗ trợ học tập, tổ chức nghiên cứu khoa học

Đầu ra (Outputs): mức tiếp thu của người học đến khi tốt nghiệp (kiến thức, kỹ năng, thái độ), tỷ lệ tốt nghiệp

Hiu qu (Outcomes): mức độ tham gia vào xã hội, mức độ dáp ứng trong công việc, mức thu nhập

Mô hình các yếu tố tổ chức (Organizational Elements Model) của Roger Kaufman cũng được áp dụng vào đánh giá CTĐT như sau:

Đầu vào: sinh viên, giảng viên, cơ sở vật chất, chương trình đào tạo, quy chế, tài chính

Quá trình đào tạo: phương pháp và quy trình đào tạo, quản lý đào tạo

Kết quả đào tạo: mức độ hoàn thành khóa học, năng lực đạt được và khả năng thích ứng của sinh viên

Đầu ra: sinh viên tốt nghiệp, kết quả nghiên cứu và các dịch vu khác đáp ứng nhu cầu kinh tế – xã hội

Hiệu quả: kết quả của giáo dục và ảnh hưởng của nó đối với xã hội Mô hình quản lý chất lượng của Liên đoàn quản lý chất lượng Châu Âu - EFQM (Mô hình này được phát triển bởi những nhà quản lý hàng đầu các công ty ở Châu Âu như Renault, Philips và Ciba Geigy), được các nước thuộc cộng đồng chung Châu Âu sử dụng làm mô hình đánh giá chất lượng CTĐT theo Chu trình Deming (Chu trình PDCA) bao gồm:

P - Lập kế hoạch (Plan): trong đó các chủ điểm được quan tâm là lãnh đạo, tầm nhìn, sứ mạng, nhân sự, các nguồn lực

D - Triển khai (Do): Bao gồm các quá trình thực hiện

C - Kiểm tra (Check): Bao gồm các điều tra, đánh giá, khảo sát về việc thực hiện sứ mạng, mục tiêu của chương trình, sự hài lòng của các bên liên quan

A - Hành động (Act): Các quá trình cải thiện chất lượng từ các thông tin phản hồi thu được về CTĐT và các quá trình quảng bá chương trình ra công chúng Trên cơ sở các mô hình quản lý chất lượng này, các Bộ tiêu chuẩn đánh giá CTĐT được xây

dựng nhằm đánh giá chất lượng của các chương trình và đưa ra khuyến nghị để các chương trình cải thiện chất lượng

TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Trong chương này tác giả đã giới thiệu những vấn đề lý luận cơ bản về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, khẳng định vai trò của quản trị nguồn nhân lực đối với phát triển kinh tế xã hội và đối với các tổ chức, doanh nghiệp Đặc biệt chương 1 đã nêu ra nội dung của hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

Ngoài ra, chương 1 còn giới thiệu các nhân tố ảnh hưởng đến công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực Những điểm cơ bản trên sẽ là cơ sở để phân tích và đánh giá thực trạng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ngành Y tế Đồng Nai

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ BỒI DƯỠNG NGUỒN NHÂN LỰC THUỘC SỞ Y TẾ TỈNH ĐỒNG NAI

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực thuộc sở y tế tỉnh đồng nai luận văn thạc sĩ (Trang 39 - 42)

w