Thực trạng công tác đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực thuộc Sở Y tế tỉnh

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực thuộc sở y tế tỉnh đồng nai luận văn thạc sĩ (Trang 44)

dựng và áp dụng các bộ quy trình, quy chế trong tuyển chọn, đánh giá chất lượng lao động, mô tả chức năng, công việc cho từng vị trí; chủ động phối hợp với các ban, ngành, cơ sở đào tạo để tạo nguồn nhân lực; trong đó, đặc biệt quan tâm thu hút đội ngũ lao động có chất lượng cao, các chuyên gia đầu ngành thông qua các chính sách hỗ trợ về tài chính để khuyến khích, động viên CCVC tự học nâng cao trình độ, tay nghề Ngoài ra, Sở Y tế tỉnh Đồng Nai luôn quan tâm chăm lo nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, tạo điều kiện và môi trường thuận lợi để CCVC phát huy tài năng Trong thời gian qua, quá trình xây dựng nguồn nhân lực của ngành Y tế tỉnh Đồng Nai đã đạt được một số thành tựu và còn một số vấn đề cần được giải quyết trong thời gian tới như sau

2 2 Thực trạng công tác đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực thuộc Sở Ytế tỉnh Đồng Nai tế tỉnh Đồng Nai

2 2 1 Quy trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực thuộc Sở Y tế tỉnh Đồng Nai

Căn cứ Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ về việc đào tạo, bồi dưỡng CCVC, viên chức; Nghị quyết số 180/2019/NQ-HĐND ngày 20 tháng 10 năm 2016 của Hội đồng Nhân dân tỉnh Đồng Nai, xuất phát từ vị trí, chức năng nhiệm vụ của Sở Y tế tỉnh, công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức nhằm đạt được mục tiêu, yêu cầu sau:

• Nâng cao chất lượng đội ngũ CCVC, đó là nâng cao kiến thức và năng lực làm việc đối với đội ngũ công chức, đảm bảo cho họ có đủ năng lực phẩm chất trình độ năng lực để làm tốt công việc thường xuyên của mình luôn phấn đấu không ngừng nâng cao năng lực thực hiện công việc, tự hoàn thiện mình, đảm bảo các tiêu chuẩn ngạch bậc

• Nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, cụ thể là nâng cao trình độ lý luận chính trị, thấm nhuần chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước với tinh thần vì dân phục vụ luôn là yêu cầu đòi hỏi cấp thiết thường

xuyên đối với đội ngũ công chức

• Đảm bảo xây dựng và phát triển đội ngũ công chức ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ mới đó là yêu cầu về kiến thức, chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ và thái độ nghề nghiệp, thái độ phục vụ, có tư duy độc lập, sáng tạo, khoa học, có khả năng thích ứng với sự phát triển liên tục của tình hình nhiệm vụ mới

2 2 1 1 Xác định nhu cầu đào tạo và phát triển nhân lực

Nhu cầu đào tạo và phát triển nguồn nhân lực thuộc Sở Y tế tỉnh Đồng Nai được xác định thông qua 3 căn cứ: Một là, căn cứ mục tiêu, kế hoạch, chiến lược – định hướng của Sở Y tế tỉnh Đồng Nai trong giai đoạn sắp tới; Hai là, việc cập nhật kiến thức, quy trình, công nghệ mới phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh thường xuyên; Ba là, xác định nhu cầu đào tạo để phát triển các khóa học mới, khóa học cố định cho từng nhóm đối tượng đặc thù

Các bước triển khai xác định nhu cầu đào tạo ở Sở Y tế tỉnh Đồng Nai được thực hiện như sau:

- Bước 1: Nghiên cứu bản mô tả công việc và thực tế nhiệm vụ - Bước 2: Thực hiện khảo sát

- Bước 3: Tổng hợp phân tích thông tin

2 2 1 2 Xác định mục tiêu đào tạo và phát triển nhân lực

Mục tiêu đào tạo và phát triển nguồn nhân lực Sở Y tế tỉnh Đồng Nai hướng tới 2 nhóm mục tiêu chính

- Cập nhật các kiến thức mới, công nghệ mới, nâng cao năng lực cho người lao động

- Hoạt động đào tạo hướng đến các mục tiêu dài hạn hơn của tổ chức (phát triển): Đào tạo xu hướng, chiến lược, kiến thức mới; Đào tạo nguồn CBQL

Với mỗi khóa đào tạo cụ thể, căn cứ đối tượng đào tạo, thời điểm triển khai, kế hoạch của Sở Y tế tỉnh Đồng Nai trong từng thời kỳ, mục tiêu đào tạo được cụ thể hóa theo hướng thực tế

2 2 1 3 Lựa chọn người tham gia đào tạo và phát triển nhân lực

Về phía cá nhân: với mỗi CBCNV sau khi tuyển dụng sẽ qua lớp đào tạo nhân viên mới

thống này để xét nâng bậc lương, xét xếp loại chuyên viên, chuyên gia, xét bổ nhiệm cán bộ các cấp

Các khóa đào tạo mới ngành Y tế tỉnh Đồng Nai áp dụng quy trình như gồm các khâu: Khảo sát nhu cầu/ Thiết kế/ Phát triển/ Triển khai

2 2 1 4 Xây dựng chương trình đào tạo

 Thiết kế chương trình đào tạo và đề xuất chủ trương, kế hoạch đào tạo Xây dựng chương trình đào tạo được tiến hành theo các bước như sau:

- Bước 1: Phác thảo chương trình đào tạo

- Bước 2: Phê duyệt phác thảo chương trình đào tạo - Bước 3: Xây dựng chương trình đào tạo chi tiết Chương trình chi tiết gồm các nội dung sau:

+ Đề cương môn học: bản mô tả môn học, số thời lượng giảng dạy, phương pháp

giảng dạy, giáo viên, phương pháp đánh giá kết quả đào tạo

+ Tài liệu đào tạo: Đơn vị liên quan xây dựng bộ tài liệu theo yêu cầu xây dựng

tài liệu đã được nêu trong phác thảo chương trình đào tạo

+ Lựa chọn giảng viên/ đối tác: Giảng viên nội bộ: Thực hiện theo quy định về

giảng viên đào tạo ngành Y tế tỉnh Đồng Nai; Giảng viên và đối tác bên ngoài: Sở Y tế tỉnh Đồng Nai ưu tiên lựa chọn giảng viên đầu ngành trong lĩnh vực đó (chuyên môn, uy tín, kinh nghiệm ) sau đó mới tới chi phí và thương hiệu của đối tác

+ Kinh phí đào tạo: Theo định mức kinh phí quy định cho ngành đào tạo

- Bước 4: Phê duyệt chương trình đào tạo chi tiết

 Các chương trình đào tạo do đơn vị trực thuộc của Sở Y tế tỉnh Đồng Nai Ngành Y tế tỉnh Đồng Nai có các chương trình đào tạo sau:

Một là, đào tạo cán bộ công nhân viên Sở Y tế tỉnh Đồng Nai: Chủ yếu thông qua hình thức kèm cặp tại chỗ Riêng với lực lượng chăm sóc khách hàng và bán hàng của Sở Y tế tỉnh Đồng Nai

Hai là, đào tạo quản lý: Đào tạo cán bộ quản lý ngành Y tế tỉnh Đồng Nai chủ yếu tập trung vào lực lượng CBQL

Ba là, đào tạo ngắn hạn tại nước ngoài dành cho nguồn cán bộ chiến

2 2 1 5 Tổ chức đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

kế hoạch đào tạo (chuẩn bị trước đào tạo), cụ thể như sau:

- Lập kế hoạch đào tạo: Căn cứ vào chương trình đào tạo đã được phê duyệt, các đơn vị theo phân cấp khi tổ chức các khóa đào tạo phải thực hiện lập kế hoạch đào tạo để triển khai

- Phê duyệt kế hoạch đào tạo

- Triển khai đào tạo: Thông báo tổ chức đào tạo; Tổ chức thực hiện: Bao gồm đảm bảo các điều kiện tổ chức lớp học và quản lý, theo dõi, hỗ trợ học viên hàng ngày:

- Báo cáo triển khai khoá đào tạo

Báo cáo triển khai khóa đào tạo nhằm: Phân loại hoặc tuyển chọn học viên; Duy trì chuẩn chất lượng

2 2 1 6 Đánh giá hiệu quả chương trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

 Đánh giá sau khi kết thúc khoá học:

Theo định kỳ, ngay sau khi kết thúc khóa đào tạo, đơn vị chủ trì tiến hành khảo sát học viên đã tham gia chương trình đào tạo về các nội dung:

- Khóa đào tạo hỗ trợ gì học viên trong quá trình thực hiện công việc

- Đánh giá từng nội dung trong việc hỗ trợ trong quá trình thực hiện công việc - Sau khi hoàn thành khóa đào tạo, đề xuất bổ sung và bỏ những nội dung nào - Có đóng góp gì cho chương trình đào tạo: thời lượng, hình thức, phương pháp,

tài liệu đào tạo, giáo viên, phương pháp đánh giá kết quả học tập,  Đánh giá việc áp dụng sau đào tạo:

Đối với một số chương trình Sở Y tế tỉnh Đồng Nai đã tiến hành theo dõi và đánh giá quá trình áp dụng sau đào tạo dưới góc độ nhà quản lý và góc độ học viên được đào tạo

2 2 2 Kết quả đạt được

Trước yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và trong xu thế hội nhập quốc tế, đòi hỏi công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CCVC Sở Y tế nói riêng và ngành Y tế tỉnh Đồng Nai nói chung phải đáp ứng các yêu cầu là đào tạo được đông đảo các chuyên gia giỏi trong ngành Y tế để thực hiện các nhiệm vụ và mục tiêu được đề ra Trong 5 năm qua, dưới sự quản lý của Sở Y tế, ngành Y tế đã

cử tổng số 1 839 lượt CCVC tham gia các chương trình đào tạo, bồi dưỡng, cụ thể như trong Bảng 2 1

* Về đào tạo kiến thức quản lý hành chính nhà nước:

Nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng và phương pháp thực hiện nhiệm vụ công vụ, chuẩn hóa chức danh, ngạch bậc trong ngành Y tế, trong 5 năm qua, Sở Y tế Đồng Nai đã chủ động phối hợp với các cơ sở đào tạo cử 473 lượt CCVC đi đào tạo về quản lý nhà nước, trong đó chuyên viên cao cấp là 318 người, chuyên viên chính là 83 người, chuyên viên là 72 người

* Về đào tạo lý luận chính trị:

Đã cử 451 lượt CCVC đi đào tạo, bồi dưỡng về lý luận chính trị, trong đó phối hợp với các Văn phòng trung ương mở 1 lớp Cao cấp lý luận chính trị cho các công chức lãnh đạo các cấp, các công chức là chuyên viên chính và đối tượng trong nguồn quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý

Bảng 2 1 Kết quả công tác đào tạo, bồi dưỡng giai đoạn 2015 - 2019

[Nguồn: Sở Y tế tỉnh Đồng Nai]

Stt Chương trình đào tạo, bồi dưỡng 2015 2016 2017 2018 2019 Tổng

1 Quản lý hành chính nhà nước

- Chuyên viên 16 18 13 11 14 72

- Chuyên viên chính 23 16 14 19 11 83

- Chuyên viên cao

cấp 80 65 71 53 49 318 2 Lý luận chính trị - Cao cấp 36 29 24 32 37 158 - Trung cấp 69 72 51 47 54 293 3 Ngoại ngữ 212 269 227 165 109 982 4 Tin học 263 193 282 159 96 993 5 Chuyên môn nghiệp vụ - Đại học 12 9 8 5 7 41 - Sau đại học 3 5 4 6 8 26 - Các khoá ngắn hạn 103 138 145 183 112 681

6 Nghiệp vụ văn phòng và các kỹ năng,

nghiệp vụ khác 291 237 196 178 143 1045

7 Đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài

- Chương trình, dự án 8 6 11 7 5 37

- Học tập, khảo sát 15 13 16 11 9 64

8 Hội thảo, hội nghị chuyên đề 349 386 452 585 637 2409

* Về đào tạo tin học, ngoại ngữ:

Trong 5 năm qua, Sở Y tế Đồng Nai đã phối hợp với các cơ sở đào tạo tại Đồng Nai và một số trung tâm tin học ngoại ngữ tại Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức nhiều lớp đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về tin học và ngoại ngữ cho hàng nghìn CCVC của ngành; cụ thể, Sở Y tế Đồng Nai đã cử 993 lượt CCVC đi đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về Tin học và 982 lượt CCVC tham gia các khóa đào tạo ngoại ngữ để nâng cao kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình, hội họp, v v

* Về đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ và các kỹ năng:

Trong 5 năm qua, Sở Y tế Đồng Nai đã cử 748 lượt CCVC đi đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ, trong đó: 41 đại học; 26 sau đại học và 681 tham gia các khoá đào tạo ngắn hạn để nâng cao trình độc chuyên môn và nghiệp vụ Ngoài ra, Sở Y tế cũng đã cử 1 045 lượt CCVC tham gia các khoá bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ văn phòng và các nghiệp vụ khác Đặc biệt, Sở cũng đã phối hợp chặt chẽ với các đơn vị trực thuộc để tổ chức nhiều buổi hội thảo và hội nghị chuyên đề cho hơn 2 400 lượt CCVC trong 5 năm qua Thông qua các buổi hội thảo, hội nghị chuyên đề đó, CCVC đã liên tục được cập nhật về tình hình phát triển khoa học và kỹ thuật trong việc chẩn đoán và khám chữa bệnh đối với các loại bệnh, đặc biệt là các loại bệnh mới Song song với các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng trong nước, Sở Y tế cũng đã cử 101 lượt CCVC đi đào tạo, bồi dưỡng ở các nước: Australia, Anh, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức, Italia, v v theo chương trình, dự án của Bộ Y tế và của UBND tỉnh Đồng Nai Sau mỗi khóa học, nhận thức và kinh nghiệm quốc tế về các lĩnh vực của CCVC được củng cố và nâng cao Các đoàn đã có báo cáo kết quả khảo sát, những kinh nghiệm học tập được và có kiến nghị đề xuất về những vấn đề liên quan đến công tác chuyên môn

2 2 3 Đánh giá thực trạng công tác đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực thuộc Sở Y tế tỉnh Đồng Nai

Để có những nhận định chính xác hơn về thực trạng công tác đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực thuộc Sở Y tế tỉnh Đồng Nai, tác giả tiến hành khảo sát ý kiến đánh giá của các CCVC ngành Y tế trong thời gian qua Các câu hỏi khảo sát này đã được tác giả thảo luận nhóm với 12 cán bộ thuộc Văn phòng Sở và 5 Lãnh đạo của các đơn vị trực thuộc (Bệnh viện đa khoa Đồng Nai, Bệnh viện đa khoa

Thống Nhất, Trung tâm Y tế Thành phố Biên Hòa, Trung tâm Y tế Thành phố Long Khánh, Trung tâm Y tế Huyện Trảng Bom) để đảm bảo rằng các nội dung khảo sát là phù hợp Sau khi ghi nhận các ý kiến đóng góp, tác giả tham khảo thêm ý kiến của Người hướng dẫn khoa học để hoàn thiện trước khi tác giả tiến hành khảo sát chính thức

Với mối quan hệ công việc với các đơn vị, tác giả đã tiến hành gửi bảng khảo sát bằng giấy đến 500 CCVC tại Sở Y tế và các đơn vị trực thuộc của Sở trong tháng 06/2020 Căn cứ vào số lượng đội ngũ 1 819 Bác sĩ, 557 Dược sĩ, 3 364 Điều dưỡng, 631 Kỹ thuật viên và 2 300 phụ trách các công việc khác, tác giả đã tiến hành phân chia tỉ lệ gửi khảo sát đến 100 Bác sĩ, 30 Dược sĩ, 200 Điều dưỡng, 40 Kỹ thuật viên và 130 phụ trách các công việc khác Và tác giả nhận về được 327 phiếu (đạt tỉ lệ 65,4%); trong đó có 43 phiếu không hợp lệ (thiếu thông tin) và 284 phiếu hợp lệ Dữ liệu được nhập vào file Excel để thực hiện các phân tích thống kê cơ bản

2 2 3 1 Thống kê mô tả

* Theo đối tượng khảo sát

Trong 284 quan sát, hơn 46% đang làm việc ở vị trí Điều dưỡng, gần 13% là Bác sĩ, hơn 9% là các kỹ thuật viên; còn Dược sĩ chỉ chiếm 4,58% như trong Biểu đồ 2 1 Về cơ cấu mẫu theo giới tính, có 23% nữ và 77% nam là cán bộ quản lý và 30% nữ, 70% nam là nhân viên trong cơ quan

Biểu đồ 2 1 Cơ cấu mẫu khảo sát theo đối tượng

Biểu đồ 2 2 Cơ cấu mẫu khảo sát theo giới tính

Trong 284 quan sát, nam chiếm 44% và nữ chiếm khoảng 56% * Theo độ tuổi

Biểu đồ 2 3 Cơ cấu mẫu khảo sát theo độ tuổi

Trong 284 quan sát, có hơn 20% số CCVC có độ tuổi từ 25-34, gần 36% trong độ tuổi 35-44 và hơn 22% trong độ tuổi 45-54; còn lại trong độ tuổi dưới 25 và trên 55 tuổi

2 2 3 2 Thực trạng công tác xác định nhu cầu đào tạo

Việc xác định nhu cầu đào tạo tại Sở và các đơn vị trực thuộc được thực hiện

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực thuộc sở y tế tỉnh đồng nai luận văn thạc sĩ (Trang 44)

w