Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về attp tại các cơ sở mầm
4.2.5. Vai trò của Ban đại diện cha mẹ học sinh
Thời gian gần đây liên tục xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm hoặc thực phẩm bẩn được phát hiện từ những bữa ăn trường học, khiến vấn đề đảm bảo an toàn thực phẩm (ATTP) trong trường học càng trở nên “nóng” hơn bao giờ hết, nhất là sau việc hàng trăm trẻ nhiễm sán tại huyện Thuận Thành (Bắc Ninh).
Vụ việc ở Trường Mầm non Thanh Khương, Thuận Thành (Bắc Ninh) khơng phải là cá biệt khi trước đó, đã có rất nhiều vụ việc tuồn thực phẩm bẩn vào trường học ở nhiều tỉnh thành trên cả nước bị phanh phui.
Trước đó, tháng 11/2018, phụ huynh của một số trường học trên địa bàn quận Hoàng Mai (Hà Nội) phát hiện nhà trường đã tự ý thay đơn vị cung cấp nước uống của học sinh. Phụ huynh đã lấy mẫu nước uống này đi xét nghiệm và kết quả cho thấy nước có nhiễm khuẩn mủ xanh.
Tháng 11/2018, hơn 200 học sinh Trường Mầm non Xuân Nộn (xã Xuân Nộn, huyện Đông Anh, Hà Nội) bị ngộ độc thực phẩm được cấp cứu tại Bệnh viện huyện Đa khoa Đông Anh. Nguyên nhân được xác định là do bánh ngọt trong bữa ăn ở trường dương tính với khuẩn salmonella gây nhiễm trùng đường ruột.
Chỉ tính riêng tháng 10/2018 đã phát hiện ba vụ thực phẩm bẩn trong trường học. Tại Ninh Bình, hơn 350 học sinh Trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng nhập viện vì món ruốc gà trong bữa ăn tại trường của học sinh nhiễm khuẩn tụ cầu vàng.
Tại Hà Giang, 150 học sinh của Trường Tiểu học bán trú Xín Cái, huyện Mèo Vạc, có biểu hiện buồn nơn, đi ngồi sau khi ăn trưa tại trường. Kết quả điều tra cho thấy thịt lợn dùng để chế biến món thịt băm cho học sinh đã bị nhiễm khuẩn vì ơi thiu.
Tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, phụ huynh Trường Mầm non Phú Mỹ (thị xã Phú Mỹ) phát hiện trường dùng gạo đã mốc xanh để nấu cơm cho học sinh.
Tại thành phố Hòa Bình sau sự việc 15 trẻ mầm non lớp mầm non tư thục Ánh Sao, xã Dân Chủ, TP Hịa Bình bị ngộ độc thực phẩm vào tháng 01 năm 2019, câu hỏi đặt ra với các phụ huynh có con ăn bán trú ở trường học là làm sao kiểm soát chặt chẽ hơn nữa chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm đưa vào bếp ăn trường học.
Theo đánh giá từ các cơ quan chức năng, hiện nay nguồn thực phẩm nguyên liệu cung cấp cho bếp ăn tập thể trong các trường mầm non rất đa dạng, khó kiểm sốt ATTP triệt để.
Các cơ sở cung cấp suất ăn sẵn không ngừng gia tăng, nhiều cơ sở quy mô nhỏ, điều kiện sản xuất thủ cơng là chính. Để có lợi nhuận cao, các cơng ty hoặc bếp ăn nhà trường có thể mua các loại thực phẩm trơi nổi ngồi thị trường, thậm chí khơng đảm bảo chất lượng nhưng vẫn đưa vào chế biến phục vụ học sinh mầm non.
Không ai dám khẳng định 100% thực phẩm đưa vào trường mầm non là an toàn tuyệt đối. Tuy nhiên, việc kiểm soát chất lượng thực phẩm vẫn phải tiến hành thường xuyên, trong đó, thành phố Hịa Bình thường xun tổ chức các đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra từ đầu mối cung cấp thực phẩm.
Không chỉ kiểm tra về mặt hồ sơ, giấy tờ, đồn kiểm tra có nhiệm vụ truy suất nguồn gốc thực phẩm cung cấp cho trường học, xác minh, báo cáo đủ yêu cầu thì UBND thành phố mới phê duyệt đơn vị này được cung cấp thực phẩm cho trường học.
Sở GD&ĐT tỉnh Hịa Bình yêu cầu 100% các trường mầm non có bếp ăn tập thể thực hiện nghiêm các quy định về an toàn thực phẩm và dinh dưỡng học đường. Phải thực hiện nghiêm túc ký kết hợp đồng có thỏa thuận chặt chẽ với các đơn vị cung cấp suất ăn bán trú/cung ứng thực phẩm, rau an toàn, chú ý truy xuất nguồn gốc thực phẩm; Tổ chức tốt hoạt động của Ban chỉ đạo bán trú, phân công trách nhiệm rõ ràng.
Ngồi ra, Sở GD&ĐT tỉnh Hịa Bình đã chỉ đạo các đơn vị, trường học tăng cường phát huy vai trò giám sát thường xuyên và đột xuất của Ban đại diện cha mẹ học sinh và ban chỉ đạo trong việc phối hợp tổ chức bữa ăn bán trú, giám
sát nguồn gốc nguyên liệu thực phẩm của nhà cung cấp, quy trình phân chia và định lượng suất ăn, có minh chứng cụ thể.
Cần thực hiện tự kiểm tra, ghi biên bản, họp, rút kinh nghiệm và điều chỉnh kịp thời công tác bán trú và bữa ăn học đường.
Việc phối hợp với ban phụ huynh kiểm soát thực phẩm được tiến hành hàng ngày. Mọi thắc mắc của phụ huynh về vấn đề liên quan đến bếp ăn bán trú đều được giải đáp kịp thời.
Để công tác bảo đảm an toàn thực phẩm bếp ăn tập thể ngày càng chặt chẽ, rất cần sự phối hợp giữa nhà trường và Ban Đại diện phụ huynh học sinh. Trên thực tế, hằng ngày, tại các trường Mầm non trên địa bàn thành phố Hịa Bình, Ban Đại diện phụ huynh học sinh vẫn thay nhau tham gia, theo dõi từ lúc giao nhận đến các khâu sơ chế, chế biến... thực phẩm.
Sở GD&ĐT tỉnh Hịa Bình khẳng định, u cầu được giám sát bếp ăn trường học của phụ huynh là chính đáng. Các trường đều có nhiệm vụ phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh để mọi thông tin được công khai, minh bạch.
Phụ huynh cũng cần chủ động yêu cầu tham gia hoạt động này để kịp thời phát hiện những nghi ngờ liên quan đến thực phẩm trong trường mầm non để đảm bảo sức khỏe cho con em mình.