Phần 1 Mở đầu
2.2. Cơ sở thực tiễn về quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm tại các cơ sở
PHẨM TẠI CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC MẦM NON
2.2.1. Kinh nghiệm của các địa phương ở Việt Nam trong quản lý nhà nước về ATTP tại các cơ sở giáo dục mầm non về ATTP tại các cơ sở giáo dục mầm non
2.2.1.1. Kinh nghiệm của Phịng Y tế Hà Đơng trong quản lý nhà nước đối với các an toàn thực phẩm tại các cơ sở giáo dục mầm non trên địa bàn
Nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm (ATTP) trong các nhà trường năm học 2018 - 2019, phịng Y tế quận Hà Đơng phối hợp với phòng Giáo dục và Đào tạo quận triển khai các quy định về việc đảm bảo ATTP của bếp ăn tập thể đến các nhà trường trong đó có các cơ sở giáo dục mầm non.
Ngay khi kết thúc năm học 2017 - 2018, phòng Y tế đã phối hợp với phòng Giáo dục và Đào tạo quận triển khai các quy định về việc đảm bảo ATTP của bếp ăn tập thể đến các cơ sở giáo dục mầm non để cơ sở giáo dục mầm non chủ động rà soát việc thực hiện các quy định, củng cố cơ sở vật chất và lựa chọn các cơ sở cung cấp thực phẩm đảm bảo cho năm học mới. Trước khi vào năm học 2018-2019, phòng Y tế quận Hà Đơng phối hợp với phịng Giáo dục & Đào tạo quận đã tổ chức tập huấn về công tác ATTP cho BGH các cơ sở giáo dục mầm non nên nhận thức về công tác ATTP của lãnh đạo các cơ sở giáo dục mầm non cũng như của người tham gia chế biến thực phẩm tại các bếp ăn tập thể trong các cơ sở giáo dục ngày càng được nâng cao.
Các đơn vị đều có đầy đủ tư cách pháp nhân, hồ sơ thủ tục pháp lý đảm bảo theo quy định, 45/55 nhà trường đã ký cam kết, đạt 81,8% điều kiện về cơ sở vật chất đảm bảo. Cùng với công tác tăng cường kiểm tra, giám sát các nhà
trường trên địa bàn quận Hà Đông đều bảo đảm cở sở vật chất tại các bếp ăn. Cụ thể, bố trí riêng biệt khơng gần các khu vực ô nhiễm như nhà vệ sinh, cống, rãnh thoát nước... Khu vực chế biến thực phẩm được thiết kế theo nguyên tắc một chiều từ khu giao nhận nguyên liệu đầu vào, khu sơ chế, khu nấu... đến khu chia thực phẩm, tránh ô nhiễm chéo. Thùng thu gom rác, chất thải... có nắp đậy bảo đảm vệ sinh. Đến nay 45/55 nhà trường có bếp ăn được thiết kế theo nguyên tắc một chiều.
Các bếp ăn được trang bị tủ lạnh để lưu mẫu thực phẩm, có trường trang bị tủ cấp đơng để bảo quản thực phẩm cho trẻ. Đa số các trường đều được trang bị các trang thiết bị, dụng cụ chế biến thực phẩm đảm bảo, được làm bằng inox, nhôm, thủy tinh hoặc nhựa chuyên dùng khơng gây độc, khơng có mùi lạ, khơng gây thơi nhiễm vào thực phẩm, có nắp đậy, được vệ sinh sạch sẽ. 50/55 trường được trang bị đầy đủ tủ sấy bát đĩa rất đảm bảo an toàn vệ sinh, tương đương 90,9%.
Cùng với đó, các nhà trường đã ký hợp đồng mua nguyên liệu thực phẩm với những nhà cung cấp có đủ hồ sơ năng lực do các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp giấy đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP. Nguyên liệu thực phẩm được mua tại các cửa hàng cố định, thực phẩm bao gói sẵn có cơng bố chất lượng sản phẩm, bao bì có nhãn mác đầy đủ thông tin, hạn sử dụng.
2.2.1.2. Kinh nghiệm của Huyện Tĩnh Gia, Tỉnh Thanh Hóa trong quản lý nhà nước đối với các an toàn thực phẩm tại các cơ sở giáo dục mầm non trên địa bàn
Thực hiện công văn Số 56/ATTP-TtraCC ngày 27/02/2018 của Chi cục trưởng Chi cục ATVSTP Thanh Hóa. Trong thời gian 07 ngày từ ngày 06/3/2018 đến ngày 13/3/2018 Chi cục ATVSTP Thanh Hóa đã thành lập tổ giám sát về an toàn thực phẩm tiến hành giám sát các hoạt động về ATTP tại 20 trường học Mầm non có tổ chức bếp ăn bán trú cho trên 200 cháu ăn tại địa bàn huyện Tĩnh Gia- Thanh Hóa.
Sau một thời gian thực hiện hoạt động giám sát ATTP trong các trường Mầm non trên địa bàn huyện Tĩnh Gia - Thanh Hóa kết quả cho thấy: một số trường chưa đạt bếp ăn 01 chiều, xác nhận kiến thức về ATTP và khám sức khỏe định kỳ cho các cơ giáo trực tiếp chăm sóc và cho trẻ ăn chưa đầy đủ, chưa có
phịng để thay bảo hộ lao động, việc niêm yết mẫu lưu và kiểm thực 03 bước còn chưa đúng theo Quyết định số 1246/QĐ-BYT ngày 31/3/2017của Bộ trưởng Bộ Y tế đặc biệt ở một số trường việc hợp đồng mua bán thực phẩm nguồn gốc chưa được rõ ràng. Trong quá trình giám sát tổ giám sát đã hướng dẫn các nhà trường khắc phục những tồn tại để nhà trường bổ sung và hoàn thiện. Kết thúc đợt giám sát, Ban giám hiệu các nhà trường cũng đánh giá cao về hoạt động giám sát của tổ giám sát đồng thời Phòng Giáo dục và Đào tạo cũng như ban giám hiệu các trường đã đề xuất nên tăng cường công tác giám sát để giúp nhà trường làm tốt công tác nuôi dưỡng.
2.2.1.3. Kinh nghiệm của Tỉnh Nghệ An trong quản lý nhà nước đối với các an toàn thực phẩm tại các cơ sở giáo dục mầm non trên địa bàn
TP Vinh là nơi tập trung nhiều trường học, đặc biệt là hệ thống các trường mầm non công lập và tư thục. Để tăng cường chất lượng giáo dục trong các nhà trường, bên cạnh việc quan tâm đến công tác đầu tư cơ sở vật chất theo hướng chuẩn hoá, hiện đại, ngành Giáo dục TP Vinh cũng rất chú trọng đầu tư xây dựng hệ thống nhà bếp, nhà ăn thoáng mát, hợp vệ sinh để đảm bảo phát triển toàn diện cả về thể chất và trí tuệ cho các em.
Thực hiện chỉ đạo của Chi cục ATVSTP và Sở GD&ĐT về việc tăng cường kiểm tra, giám sát công tác đảm bảo ATVSTP tại các bếp ăn trường học, ngày 14/9 vừa qua, Đoàn kiểm tra ATVSTP huyện Yên Thành đã tiến hành đợt kiểm tra việc thực hiện các tiêu chí đảm bảo ATVSTP tại bếp ăn trường học trên địa bàn. Sau khi kiểm tra bếp ăn tập thể của Trường Mầm non xã Mỹ Thành và Trường Mầm non xã Công Thành, kết quả cho thấy, bếp ăn của 2 trường đã đáp ứng đầy đủ điều kiện về nhân sự, công khai danh mục nguồn gốc thực phẩm; thực hiện nghiêm túc chế độ kiểm thực 3 bước, lưu mẫu thức ăn... Tuy nhiên, vẫn cịn có một số hạn chế như: Cơ sở vật chất, trang thiết bị; khn viên nhà bếp cịn chật, ký hợp đồng với đơn vị cung cấp thực phẩm chưa chặt chẽ.
2.2.2. Bài học học kinh nghiệm rút ra cho thành phố Hịa Bình trong quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm tại các cơ sở giáo dục mầm non
Để bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm cho các bếp ăn tập thể tại các cơ sở giáo dục mầm non trên địa bàn thành phố Hịa Bình, tỉnh Hịa Bình, thời gian tới, UBND thành phố Hịa Bình sẽ tăng cường chỉ đạo, điều hành, phối hợp xây dựng các nội dung tuyên truyền tích cực về phịng, chống ngộ độc thực phẩm trên tồn thành phố, chú trọng tới bếp ăn tập thể các cơ sở giáo dục mầm non.
- Các cơ quan quản lý nhà nước được giao nhiệm vụ này cần đẩy mạnh các hoạt động (thanh tra, kiểm tra, giám sát, thông tin, tuyên truyền, giáo dục…), nhằm nâng cao nhận thức của người sản xuất, chế biến và người tiêu dùng, góp phần hạn chế ngộ độc thực phẩm xẩy ra, tăng cường bảo vệ sức khỏe nhân dân, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống.
- Cơ quan chính quyền các cấp cần thực sự nhận thức được tầm quan trọng của công tác đảm bảo VSATTP trong kinh doanh thương mại thì cơng tác này mới đạt được hiệu quả. Do đó, cần phải giáo dục, tuyên truyền, đào tạo.
- Việc phối hợp chặt chẽ, thường xuyên, đồng bộ giữa các cơ quan chức năng sẽ mang lại hiệu quả cao trong công tác quản lý, không những tránh được sự chồng chéo, đùn đẩy trách nhiệm cho nhau mà cịn có thể học hỏi, trao đổi kinh nghiệm quản lý cho nhau.
- Cần tăng cường hơn nữa công tác giáo dục, tuyên truyền để nâng cao nhận thức về VSATTP cho người dân, cho các cán bộ quản lý. Nhận thức của người dân cũng góp phần rất lớn trong công cuộc QLNN về VSATTP. Họ là những người tiếp xúc trực tiếp với các hành vi vi phạm VSATTP và là những người chịu ảnh hưởng của các hành vi này. Vì vậy, phản ảnh, nhận xét của họ sẽ giúp các cơ quan quản lý có những cái nhìn đúng đắn và đưa ra những biện pháp quản lý phù hợp.
UBND thành phố Hịa Bình tăng cường cơng tác kiểm tra, giám sát của các cơ quan liên ngành trong cơng tác an tồn thực phẩm, thường xuyên giám sát các bếp ăn tập thể của các cơ sở giáo dục mầm non trên địa bàn thành phố Hòa Bình, nhắc nhở xử lý ngay theo đúng quy định khi phát hiện sai phạm, tránh lặp lại lần sau để bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, phịng, chống ngộ độc thực phẩm có thể xảy ra.
2.2.3. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Mặc dù đã được Quốc hội thơng qua Luật An tồn thực phẩm số 55/2010, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2011; Nghị định 38/2012/NĐ-CP, ban hành 25 tháng 04 năm 2012 quy định chi tiết một số điều của Luật An toàn thực phẩm; Nghị định 91/2012/NĐ-CP, ban hành ngày 08 tháng 11 năm 2012 quy định xử phạt hành chính về an tồn thực phẩm cùng nhiều văn bản khác đã ghi nhận tương đối toàn diện về quyền và nghĩa vụ của tổ chức cá nhân trong lĩnh vực an toàn vệ sinh thực phẩm song khả năng áp dụng còn hạn chế, nội dung điều chỉnh
cịn mang tính ngun tắc và cứng nhắc. Hơn nữa việc đưa các chế tài mạnh mẽ để xử lý nghiêm khắc các hành vi vi phạm còn chưa được chú trọng, quản lý vẫn theo nguyên tắc cũ là giơ cao đánh khẽ do đó chưa tạo ra tính răn đe cao, nhiều hành vi với mức xử phạt quá nhẹ nên dẫn đến tình trạng vi phạm bị xử phạt rồi lại tái phạm.
Tuy có tầm quan trọng đặc biệt như vậy nhưng vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm mới chỉ được chú trọng nghiên cứu trong một vài năm trở lại đây và kết quả nghiên cứu cũng cịn rất khiêm tốn. Có thể kể đến các cơng trình nghiên cứu có liên quan như: Điều tra ngộ độc thực phẩm củaTrần Thị Phúc Nguyệt, Đại học Y Hà Nội; Một số bệnh truyền qua thực phẩm; Điều tra vệ sinh an toàn thực phẩm của PGS.TS Đỗ Thị Hà – Giảng viên chính Viện đào tạo Y học Dự phịng và Y tế cơng cộng cục an tồn thực phẩm.
Pháp luật về Kiểm sốt an tồn vệ sinh thực phẩm trong hoat động thương mại ở Việt Nam” Luận văn thạc sỹ - Đặng Công Hiển – năm 2010, khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội; “Tội vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm trong Luật Hình sự Vệt Nam. Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” Luận văn thạc sỹ Hồng Trí Ngọc năm 2009, khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
Có thể thấy, đã có khá nhiều cơng trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề an tồn vệ sinh thực phẩm. Tuy nhiên chưa có cơng trình nghiên cứu sâu về vấn đề an tồn thực phẩm tại các cơ sở giáo dục mầm non.
An toàn thực phẩm tại các cơ sở giáo dục mầm non trên địa bàn thành phố Hịa Bình, tỉnh Hịa Bình - một vấn đề hết sức nóng và ln cần thiết, liên quan mật thiết đến hiệu quả của việc thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm. Bởi muốn thực hiện tốt cơng tác vệ sinh an tồn thực phẩm thì ngồi ý thức tự giác của mỗi các cơ sở giáo dục mầm non cần phải có chế tài nghiêm khắc được thể hiện qua các văn bản quy phạm pháp luật buộc mỗi công dân phải tn thủ chấp hành. Chỉ có như vậy thì cơng tác vệ sinh an tồn thực phẩm tại các cơ sở giáo dục mầm non mới có thể có những bước tiến mới, đảm bảo an toàn cho đối tượng là trẻ mầm non, tương lai của đất nước.