Giải pháp nhằm tăng cường quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm tạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm tại các cơ sở giáo dục mầm non trên địa bàn thành phố hòa bình, tỉnh hòa bình (Trang 82 - 90)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.3. Định hướng và giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về attp tại các

4.3.3. Giải pháp nhằm tăng cường quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm tạ

tại các cơ sở giáo dục mầm non trên địa bàn thành phố Hịa Bình

Để nâng cao hiệu quả quản lý VSATTP thì những vấn đề cần phải can thiệp hiện nay chủ yếu là tăng cường truyền thông các kiến thức, quy định bảo đảm VSATTP cho người sản xuất, chế biến, người tiêu dùng, quản lý chặt chẽ cả dây truyền thực phẩm với sự phối hợp của các ngành và sự tham gia của cả cộng đồng. Trong việc truyền thông, cần chú trọng cung cấp các thơng tin hữu ích như: đưa tin về thực trạng, hướng dẫn chọn lựa thực phẩm an tồn, các thơng tin về các loại hóa chất có trong thực phẩm, đưa tin về kiểm ra, xử lý vi phạm, thực trạng, hướng dẫn chọn lựa thực phẩm an tồn, các thơng tin về các loại hóa chất có trong thực phẩm... Những vấn Nhà nước cần ưu tiên giải quyết là phải tăng cường thanh kiểm tra, giám sát cả q trình sản xuất, chế biến, lưu thơng; quản lý tốt các nguyên lưu liệu đầu vào, phụ gia thực phẩm, các hóa chất và thuốc dùng trong nơng nghiệp. Song song với vấn đề đó, các cơ quan quản lý cần phải tập huấn, hướng dẫn cho người sản xuất, dịch vụ ăn uống về quy trình sản xuất thực phẩm an tồn, xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm. Một vấn đề quan trọng khác là cần phải xây dựng và hệ thống văn bản pháp quy hoàn chỉnh.

4.3.3.1. Hoàn thiện cơ chế, chính sách và tăng cường chế tài xử phạt đối với các cơ sở giáo dục mầm non vi phạm an toàn thực phẩm

Cơ sở đề xuất giải pháp

Hiện tại các văn bản hướng dẫn thực hiện chính sách về vệ sinh an tồn thực phẩm chưa quy định cụ thể tiêu chuẩn đối với các bếp ăn tập thể tại các cơ sở mầm non.

Mục tiêu thực hiện

Chuẩn hoá hệ thống quản lý VSATTP trong các bếp ăn tập thể theo đúng các quy định của pháp luật và đặc thù của ngành giáo dục nhằm phục vụ tốt công tác quản lý và giảm thiểu nguy cơ ảnh hưởng tới sức khoẻ người lao động trong các cơ sở mầm non.

Nội dung thực hiện

+ Ban hành quy định, tiêu chuẩn, xử phạt hành vi vi phạm tiêu chuẩn VSATTP về VSATTP trong quá trình thu mua nguyên liệu, nấu nướng, tổ chức ăn cho trẻ mầm non

+ Quy định về trách nhiệm quản lý Nhà nước trong lĩnh vực quản lý VSATTP đối với các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương các cấp.

+ Xây dựng chính sách khuyến khích thơng qua hỗ trợ các cơ sở có bếp ăn tập thể đảm bảo trang thiết bị, kỹ thuật VSATTP

- Các văn bản hướng dẫn đã ban hành còn nhiều chồng chéo, bất cập: do nhiều ngành cùng quản lý do đó rất khó thống nhất, gây chồng chéo, khó thực hiện.. Vì vậy, cần tiếp tục nghiên cứu, sửa đổi, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về VSATTP cho phù hợp

- Rà soát và tổ chức xây dựng mới về mức xử phạt đối với các cơ sở có bếp ăn tập thể vi phạm các quy định về ATVSTP để tăng tính răn đe, đồng thời dần hạn chế tối đa các hành vi vi phạm. Bởi hiện nay, số cơ sở vi phạm VSATTP tương đối lớn, tuy nhiên hình thức xử lý vẫn mang tính nhắc nhở là chủ yếu. Do đó, tình trạng tái vi phạm sẽ tiếp tục tăng nếu như ban hành các chế tài đủ mạnh.

Nghiên cứu, đề xuất chính sách phù hợp nhằm tăng cường nguồn lực tài chính hoặc xây dựng cơ chế huy động sự tham gia của cộng đồng vào đầu tư trang thiết bị phục vụ công tác quản lý nhà nước về VSATTP nhằm giảm bớt ngánh nặng tài chính cho nguồn ngân sách của tỉnh.

- Xây dựng tiêu chuẩn bếp ăn một chiều trong các cơ sở mầm non

+ Căn cứ các quy định hiện hành của pháp luật, các quy chuẩn, tiêu chuẩn ngành ban hành tiêu chuẩn bếp ăn tập thể trong các khu công nghiệp đảm bảo VSATTP.

+ Tham khảo mơ hình bếp ăn tập thể đảm bảo VSATTP trong các trường mầm non đạt chuẩn Quốc gia.

4.4.3.2. Nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về VSATTP

Cơ sở đề xuất giải pháp

Hệ thống thanh tra chuyên ngành VSATTP chưa hình thành đồng bộ từ Trung ương đến địa phương, do đó chưa phát huy được hiệu quả của hoạt động

thanh kiểm tra. Cần bổ sung đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về VSATTP đồng thời nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ.

Mục tiêu thực hiện

- Xây dựng kế hoạch quy hoạch, tuyển dụng đội ngũ cán bộ làm công tác thanh tra chuyên ngành VSATTP hàng năm nhằm đáp ứng được khối lượng công việc và phù hợp với mức độ gia tăng, phát triển của các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm.

- Bổ sung các chức danh còn thiếu đối với Chi cục ATVSTP.

- Bổ sung đội ngũ cộng tác viên cấp cơ sở, đặc biệt là đội ngũ cộng tác viên cho các bếp ăn tập thể.

- Đào tạo nâng cao trình độ, hiểu biết và thực hành của đội ngũ cán bộ quản lý VSATTP.

- Đào tạo nâng cao năng lực kiển nghiệm của các kiểm nghiệm viên ở tuyến tỉnh, đáp ứng yêu cầu quản lý trong giai đoạn hiện nay.

- Tập trung đào tạo nâng cao trình độ chun mơn của thanh tra viên, kiểm tra viên trong sử dụng trang thiết bị.

- Đào tạo, nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý VSATTP trong những trường hợp khẩn cấp.

Nội dung thực hiện

- Tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ chính quyền cơ sở: Nhằm tăng cường kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ và hiểu rõ thẩm quyền, trách nhiệm của Uỷ ban nhân các cấp đối với công tác quản lý VSATTP, các quy định pháp luật về VSATTP đối với các bếp ăn tập thể nhằm đưa hoạt động quản lý VSATTP tại các khu công nghiệp từng bước đi vào nề nếp. Nội dung các tập huấn tập trung vào những vấn đề sau:

+ Các văn bản pháp quy mới trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về VSATTP. + Một số kỹ năng, nghiệp vụ cơ bản trong công tác thanh, kiểm tra.

+ Tổng hợp những vi phạm thường gặp của các bếp ăn tập thể.

+ Bổ sung những kiến thức chuyên môn cần thiết về quản lý VSATTP đối với các bếp ăn tập thể.

- Tập huấn cho đầu bếp, người phục vụ nấu ăn trong các bếp ăn tập thể: Nhằm giúp cho người trực tiếp nấu nướng trong các bếp ăn tập thể tại các khu công nghiệp nắm bắt được các quy định pháp luật về VSATTP. Nội dung các lớp tập huấn tập trung vào các vấn đề sau:

+ Các văn bản pháp quy mới có liên quan đến đảm bảo VSATTP; + Những quy định về xử lý vi phạm VSATTP

+ Tổng hợp, phân tích những lỗi vi phạm thường gặp trong hoạt động nấu ăn trong các bếp ăn tập thể; các yêu cầu, quy định của Nhà nước mà họ chưa thực hiện được để người trực tiếp nấu ăn trong các bếp ăn tập thể nắm bắt, sửa chữa và hoàn thiện.

+ Những kiến thức chuyên môn cần thiết về VSATTP.

- Tập huấn cho cán bộ làm cơng tác kiểm tra, kiểm sốt cơ sở giết mổ: Mục đích tập huấn nhằm trang bị những kiến thức pháp luật, kỹ năng, nghiệp vụ nhằm nâng cao năng lực, nghiệp vụ kiểm tra kiểm soát các bếp ăn tập thể trong các khu công nghiệp cho đội ngũ cán bộ làm cơng tác kiểm tra, kiểm sốt về VSATTP. Các lớp tập huấn cần tập trung vào những vấn đề sau:

+ Cập nhật các văn bản pháp quy mới trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về VSATTP;

+ Quy trình thanh tra, giám sát hoạt động nấu ăn trong các bếp ăn tập thể tại các khu công nghiệp.

+ Trao đổi những kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn trong thanh, kiểm tra; cách phát hiện các dấu hiệu vi phạm; kinh nghiệm xử lý các vụ việc phức tạp,...

+ Tham quan mơ hình thực tế tại các bếp ăn tập thể trong các khu công nghiệp của các tỉnh, địa phương khác...

Phương pháp thực hiện

- Chi cục vệ sinh an toàn thực phẩm đề xuất kế hoạch tổ chức tập huấn hàng năm cho các đối tượng là cán bộ chính quyền, cán bộ làm cơng tác kiểm tra, kiểm soát cơ sở giết mổ và đầu bếp, người phục vụ nấu ăn trong các cơ sở mầm non

- Phối hợp với các cơ quan, ban ngành có liên quan tổ chức lớp và xây dựng nội dung tập huấn phù hợp cho các đối tượng tham gia.

- Bố trí cán bộ chuyên trách các hoạt động liên quan đến đào tạo, tập huấn về vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Liên kết, phối hợp với các cơ sở đào tạo trong đào tạo, tập huấn

4.3.3.3. Tăng cường công tác tuyên truyền, tập huấn về VSATTP

a. Cơ sở đề xuất giải pháp

Giáo dục truyền thông được coi là nhiệm vụ trung tâm, đi trước một bước và xuyên suốt trong các hoạt động quản lý vì chất lượng VSATTP. Thông tin, giáo dục, truyền thơng về an tồn vệ sinh thực phẩm nhằm nâng cao nhận thức về an toàn vệ sinh thực phẩm, thay đổi hành vi, phong tục, tập quán sản xuất, kinh doanh, sinh hoạt, ăn uống lạc hậu gây mất an tồn thực phẩm, góp phần bảo vệ sức khỏe, tính mạng con người; đạo đức kinh doanh, ý thức trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sản xuất , kinh doanh với sức khỏe, tính mạng của người tiêu dùng đặc biệt đối tượng là trẻ em mầm non.

b. Mục tiêu thực hiện

Giúp chính quyền địa phương, các cơ sở mầm non, người trực tiếp nấu ăn, cung ứng dịch vụ ăn uống cơ sở mầm non nắm bắt được những quy định của Nhà nước, của tỉnh trong lĩnh vực VSATTP.

c. Nội dung thực hiện

Nội dung tuyên truyền là các văn bản pháp quy và kiến thức thông thường về VSATTP. Đối tượng cần tập trung chủ yếu: Cán bộ lãnh đạo, chính quyền, bếp trưởng và người phục vụ nấu ăn trong các bếp ăn tập thể và người lao động trong khu công nghiệp. Cụ thể là:

+ Các quy định của Nhà nước, của tỉnh về quản lý các hoạt động liên quan đến VSATTP: tiêu chuẩn, chất lượng thực phẩm, quy chuẩn vận chuyển, lưu mẫu.

+ Thông báo kết quả công tác quản lý VSATTP, những tồn tại, hạn chế còn xuất hiện tại các cơ sở giáo dục mầm non trên địa bàn thành phố Hịa Bình.

+ Vai trị của các cơ quan chức năng, các đoàn thể và cộng đồng trong việc quản lý VSATTP, nâng cao nhận thức của chủ bếp, người trực tiếp nấu ăn, chủ cơ sở giáo dục mầm non, người lao động về VSATTP.

+ Tuyên dương, khen thưởng các tổ chức, cá nhân thực hiện tốt công tác quản lý VSATTP, thông báo kịp thời các cơ sở vi phạm.

+ Thiết kế tờ rơi, thông điệp truyền thông, tuyên truyền qua pano, tờ rơi, băng vượt đường trong các dịp lễ, Tết và dịp lễ hội.

+ Tổ chức Tháng hành động vì Chất lượng an tồn vệ sinh thực phẩm

+ Tăng cường công tác thơng tin truyền thơng để phịng chống NĐTP và bệnh truyền qua thực phẩm trong mùa xuân hè, thu đông.

4.3.3.4. Tăng cường đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất phục vụ quản lý nhà nước về VSATTP

a. Cơ sở đề xuất giải pháp

Trang thiết bị và phương tiện phục vụ quản lý nhà nước về vệ sinh an tồn thực phẩm có ảnh hưởng nhất định đến công việc của cán bộ làm công tác quản lý. Tuy nhiên, kết quả khảo sát cho thấy hiện nay trang thiết bị phục vụ công tác quản lý nhà nước về VSATTP của Chi cục vệ sinh an tồn thực phẩm tỉnh Hịa Bình cịn thiếu và cần được nâng cấp, bổ sung nhằm đáp ứng tốt hơn cho công tác quản lý.

b. Mục tiêu thực hiện

Cơ bản đáp ứng yêu cầu về cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ công tác quản lý nhà nước về vệ sinh an tồn thực phẩm trên địa bàn tỉnh. Góp phần tích cực trong việc nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về vệ sinh an tồn thực phẩm trên địa bàn thành phố nói chung và đối với các cơ sở mầm non nói riêng.

c. Nội dung thực hiện

- Nâng cấp cơ sở, phương tiện, trang thiết bị làm việc, kiểm tra, thanh tra, bổ sung trang thiết bị cho các phòng kiểm nghiệm hiện tại đáp ứng yêu cầu trở thành các phòng kiểm chứng cấp quốc gia.

- Bổ sung trang thiết bị cần thiết cho đội ngũ cộng tác viên cơ sở nhằm đáp ứng thu nhập nhanh và chính xác thơng tin, mẫu thức ăn trong các trường hợp xảy ra ngộ độc thực phẩm.

- Xây dựng cơ chế gắn kết các phòng kiểm nghiệm trong ngành; tận dụng trang thiết bị, tay nghề kiểm nghiệm viên, hiệu quả sử dụng thiết bị, máy móc … của các phịng kiểm nghiệm.

- Các địa phương xậy dựng lộ trình thực hiện đề án 1256/2012 của Bộ Y tế, ban hành năm 2012 về nâng cao năng lực các Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm tuyến tỉnh, thành phố trực thuộc TW.

d. Phương pháp thực hiện

- Chi cục vệ sinh an tồn thực phẩm tỉnh Hịa Bình tiến hành rà sốt, thống kê tồn bộ trang thiết bị phục vụ cơng tác quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm. Căn cứ vào nhu cầu thực tiễn công tác quản lý, đề xuất kế hoạch mua sắm trang thiết bị theo từng năm.

- Huy động nguồn lực từ bên ngoài tham gia QLNN về ATVSTP: Tăng cường huy động các nguồn vốn ODA, vốn vay ưu đãi để đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng, nâng cao năng lực quản lý chất lượng ATVSTP. Hiện tại, phần lớn cơ quan thực hiện quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm chưa có trụ sở làm việc riêng, phương tiện phục vụ cho cơng tác thanh, kiểm tra cịn hạn chế.

4.3.3.5. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đối với các cơ sở giáo dục mầm non trong chấp hành các quy định về an toàn thực thẩm

Thời gian qua, bên cạnh việc tổ chức thanh tra, kiểm tra tại các trường học có tổ chức ăn bán trú, UBND thành phố Hịa Bình cịn tăng cường thơng tin, tuyên truyền, giáo dục kiến thức về an toàn thực phẩm, các biện pháp phòng chống ngộ độc thực phẩm cho giáo viên, học sinh; đồng thời tổ chức nhiều lớp tập huấn kiến thức, khám sức khỏe định kỳ cho đội ngũ nhân viên dinh dưỡng tại các trường học nhằm nâng cao ý thức về vấn đề an tồn thực phẩm. Trong Tháng hành động vì an tồn thực phẩm năm 2018, UBND thành phố đã phối hợp thành lập đoàn kiểm tra liên ngành tiến hành kiểm tra một số bếp ăn trường học trên địa bàn. Qua kiểm tra, một số bếp ăn còn vi phạm quy định về an toàn thực phẩm như chưa thực hiện tốt chế độ kiểm thực 3 bước, lưu mẫu thức ăn; ký kết với các đơn vị cung cấp thực phẩm chưa có đầy đủ các điều kiện bảo đảm an tồn thực phẩm…

Để tăng cường hơn nữa công tác đảm bảo an toàn thực phẩm, thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm, đảm bảo sức khỏe cho học sinh, thời gian tới thành phố Ninh Bình tiếp tục tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, giám sát các cơ sở bếp ăn bán trú trong trường học, đặc biệt là khối mầm non, tiểu học. UBND thành phố cũng phối hợp với các đơn vị liên quan, các đoàn kiểm tra liên ngành tiến hành triển khai công tác kiểm tra, giám sát định kỳ, đột xuất theo quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với bếp ăn tập thể, căng-tin dịch vụ ăn uống của các trường học; qua đó kịp thời phát hiện, ngăn chặn việc sử dụng thực phẩm không rõ nguồn gốc, kiên quyết xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm để đảm bảo an toàn cho học sinh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm tại các cơ sở giáo dục mầm non trên địa bàn thành phố hòa bình, tỉnh hòa bình (Trang 82 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)