Phần 1 Mở đầu
2.1. Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm tại các cơ sở
2.1.2. Quy trình quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm
Trong lĩnh vực an toàn thực phẩm, nội dung hoạt động quản lý hành chính nhà nước được cụ thể hóa thơng qua các mục tiêu, nhiệm vụ, chức năng hoạt động của bộ máy tổ chức hành chính nhà nước được tổ chức theo từng cấp với quyền hạn, thẩm quyền xác định. Cơ cấu tổ chức và đội ngũ cán bộ, công chức tương ứng thực hiện chức năng hành pháp tương ứng được cơ quan có thẩm quyền phân cấp, giao phó.
Để thực hiện có hiệu quả những mục tiêu, nhiệm vụ của mình, cơ quan liên quan trong lĩnh vực an toàn thực phẩm, cán bộ, công chức và người lao động các cấp tuân thủ quy trình của quản lý hành chính nhà nước về an tồn thực phẩm.
- Triển khai Quy hoạch, kế hoạch phát an toàn thực phẩm. Trên cơ sở chiến lược phát triển kinh tế, xã hội đã được Đảng và Nhà nước hoạch định, quyết định; Bộ Y Tế chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về an tồn thực phẩm, chính quyền địa phương các cấp xây dựng, chỉ đạo thực hiện quy hoạch, kế hoạch chi tiết về phát triển hệ thống an toàn thực phẩm, đảm bảo các yêu cầu về đã được đặt ra, đáp ứng tuyệt đối định hướng đặt ra của cấp trên và nhu cầu của người dân.
- Tổ chức bộ máy hành chính quản lý an tồn thực phẩm: Ban chỉ đạo an toàn thực phẩm phối hợp với Bộ GD&ĐT hoặc cơ quan liên quan về tổ chức cán
bộ, công chức và lao động các cấp tổ chức bộ máy đảm bảo tinh gọn từ Trung ương đến địa phương gồm Ban chỉ đạo an toàn thực phẩm, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm các tỉnh, thành phố để điều hành tập trung, thống nhất, thông suốt, linh hoạt, giải quyết kịp thời, đúng thẩm quyền những vấn đề về an toàn thực phẩm đã được đặt ra và các vấn đề phát sinh theo nhu cầu thực tiễn phát triển. Cơ quan trực tiếp tham gia quản lý an toàn thực phẩm cấp quận, huyện được tổ chức linh hoạt theo cấp phòng, giúp địa phương triển khai các kế hoạch quản lý, phát triển đã được cơ quan cấp trên hoạch định, phê duyệt.
- Sắp xếp, bố trí đội ngũ cán bộ, cơng chức theo từng cấp: Đội ngũ cán bộ, công chức các cấp đủ về số lượng, tinh về chất lượng, đảm bảo được sắp xếp, bố trí cơng việc theo tiêu chuẩn chức danh, tiêu chuẩn công việc. Về cơ bản, đội ngũ cán bộ, công chức hiện nay đủ phẩm chất chính trị, vững về chun mơn và có đạo đức, trách nhiệm với cơng việc được giao,thực hiện tốt các nhiệm vụ quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm theo phân cấp, thẩm quyền. Tuy nhiên, việc tuyển dụng, sử dụng và bố trí cán bộ, cơng chức và người lao động theo nhu cầu phát triển và thực tiễn tại từng cấp, từng địa phương.
- Ra các quyết định hành chính và tổ chức thực hiện quyết định: Quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm được thực hiện bằng các công cụ pháp luật, các quyết định, hướng dẫn pháp luật của cơ quan có thẩm quyền để điều chỉnh tất cả các hành vi liên quan, đảm bảo các quyết định hành chính được thực hiện có hiệu lực, có tính khả thi cao phù hợp với thực tế đa dạng của an toàn thực phẩm các cơ sở mầm non trên địa bàn cả nước.
- Quản lý an toàn thực phẩm là sự phối hợp giữa các ngành, các cấp liên quan: Việc phối hợp giữa các ngành, các cấp nhằm tạo sự đồng bộ hoạt động theo cấp và phân hệ trong hệ thống hành chính, phối hợp giữa Ban chỉ đạo an toàn thực phẩm với các ngành khác để thực hiện các quyết định quản lý phù hợp, hiệu quả.
- Giám sát, kiểm tra, báo cáo, tổng kết, đánh giá công tác quản lý nhà nước. Bất cứ lĩnh vực nào, ngành nào dù là quản lý nhà nước hay quản trị doanh nghiệp thì cơng tác giám sát, kiểm tra, báo cáo, tổng kết và đánh giá luôn là nội dung quan trọng, là thước đo việc thực hiện công việc. Muốn quản lý tốt cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực thi công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức thuộc bộ máy nhà nước các cấp từ trung ương đến địa phương của Ban chỉ đạo an toàn thực phẩm. Tạo lập một hệ thống giám sát cơng tác kiểm tra thực sự,
có hiệu quả và thường xuyên để có những biện pháp điều chỉnh kịp thời, đặc biệt trước tình hình phát triển nhanh, nhạy hiện nay ở Việt Nam.