Đây là một nhân tố quan trọng nó ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của công tác QLNN về VSATTP trong đảm bảo VSATTP ở các cơ sở giáo dục mầm non.
Trình độ hiểu biết nhận thức trong việc kiểm tra thực phẩm đầu vào tại các cơ sở giáo dục mầm non về VSATTP vẫn còn chưa cao, thói quen sử dụng thực phẩm lạc hậu, không có kiến thức tiêu dùng, cộng với thái độ chủ quan trong việc lựa chọn các mặt hàng thực phẩm, nghiễm nhiên sử dụng các loại thực phẩm không an toàn, không rõ nguồn gốc xuất xứ vẫn còn phổ biến. Cộng với nhịp độ cuộc sống đô thị hóa nhanh chóng, con người không có nhiều thời gian quan tâm đến chất lượng của các loại thực phẩm mà các cơ sở lựa chọn. Bên cạnh đó còn có những cơ sở có thái độ thờ ơ, xem nhẹ, hầu như không để ý đến các khuyến cáo về VSATTP.
Việc nâng cao nhận thức, vai trò trách nhiệm của các chủ cơ sở mầm non đối với vấn đề an toàn thực phẩm có vai trò quan trọng trong công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm tại các cơ sở giáo dục mầm non.
Vận động các cơ sở tự giác chấp hành các điều kiện và quy định đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm đối với cơ sở mầm non, cùng với đó là yêu cầu về trang thiết bị phục vụ cho việc chế biến và lưu trữ thực phẩm phải đảm bảo an toàn, vệ sinh thực phẩm. Một mặt cần có những quy định để xử lý các trường hợp chủ cơ sở mầm non cố ý làm sai, vi phạm các quy định của quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm.
Tất cả các cơ sở giáo dục mầm non trên địa bàn thành phố Hòa Bình đều phải có bếp theo nguyên tắc 1 chiều, giảm thiểu nhiễm chéo giữa thực phẩm chín và sống: Khu vực kho, tiếp nhận nguyên liệu, chế biến, sơ chế, thực phẩm chín và khu ăn uống, nhà vệ sinh của trẻ phải tách biệt, các phòng cần được xây dựng chắc chắn, không ẩm mốc, thấm ướt…
Bên cạnh đó vệ sinh môi trường; Vệ sinh dụng cụ chế biến (Thớt, đũa, dao, thìa, tiếp xúc với thực phẩm sống và chín); Vệ sinh dụng cụ ăn uống ( thìa, cốc) được rửa sạch; Nơi chế biến thực phẩm luôn thường xuyên giữ vệ sinh sạch sẽ có dụng cụ riêng cho thực phẩm sống và chín; Bếp nấu ăn đảm bảo đủ ánh sáng và không khí; Nhà bếp luôn luôn hợp vệ sinh, đảm bảo bếp ko bị bụi, có đủ dụng cụ cho nhà bếp.
Nhân viên bếp và cấp dưỡng được tập huấn kiến thức An toàn thực phẩm, khám sức khỏe định kỳ theo quy định. Các biện pháp vệ sinh phòng nhiễm bẩn thực phẩm: Vệ sinh cá nhân.
Quan trọng nhất là thực phẩm có xuất xứ rõ ràng, tươi ngon, có nguồn nước sạch. Xây dựng khẩu phần ăn hợp lý cho từng bữa ăn thích hợp với địa phương, với tình hình kinh tế của nhân dân. Thực hiện chế độ ghi chép, lưu mẫu theo quy định
Cơ sở giáo dục mầm non cần có: Giấy phép đăng ký kinh doanh; Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện VSATTP; Hợp đồng cung cấp nguyên liệu; Phiếu xét nghiệm nước; Tập huấn VSATTP; Thẻ xanh khám sức khỏe của nhân viên bếp và chuyên dụng cho bữa ăn; Sổ nhập nguyên liệu khô; Sổ nhập nguyên liệu tươi; Sổ kiểm tra thực đơn sơ chế biến; Sổ lưu mẫu; Tem lưu mẫu: quy định khối lượng, thao tác lưu; Giấy kiểm dịch động vật, thực vật; Thực đơn cho trẻ; Bảng kiểm tra nhiệt độ.
Bảng 4.17. Cơ sở vật chất các bếp ăn tập thể các cơ sở giáo dục mầm non trên địa bàn thành phố Hòa Bình
Chỉ tiêu đánh giá ĐVT Cơ sở có tổ chức nấu ăn
Số lượng Tỷ lệ %
Có bếp ăn một chiều Cơ sở 45 77,59
Có phòng ăn riêng biệt Cơ sở 50 86,20
Có hệ thống nước hợp vệ sinh Cơ sở 58 69,00
Có điểm lưu mẫu thức ăn Cơ sở 45 77,59
Có hệ thống giá kệ thực phẩm chín Cơ sở 45 77,59
Có hệ thống giá kệ để nguyên liệu nấu Cơ sở 45 77,59
Có hệ thống khử mùi Cơ sở 04 6,70
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát (2019)
Kết quả khảo sát về cơ sở vật chất tại các bếp ăn tập thể trong các cơ sở mầm non trên địa bàn TP Hòa Bình cho thấy: Tại các cơ sở có tổ chức nấu ăn có cơ sở vật chất các bếp ăn tương đối tốt và đầy đủ. Có bếp ăn một chiều là 45 cơ sở (19 trường công lập; 04 trường mầm non tư thục và 22 lớp mầm non tư thục); có phòng ăn riêng biệt là 50 (08 lớp mầm non tư thục tại vùng ven thành phố chưa có phòng ăn riêng biệt); 100% các cơ sở có các hệ thống nước hợp vệ sinh, hệ thống giá kệ để thực phẩm, có kho bảo quản thực phẩm, lưu mẫu thức ăn chiếm 77,59%. Tuy nhiên, mới chỉ có 4 trường mầm non tư thục được đầu tư cơ sở vật chất hiện đại nên có hệ thống khử mùi (chiếm 6,7%).
Cũng theo kết quả trên, khi được hỏi về mức độ đầy đủ các trang thiết bị cần thiết trong các bếp ăn tập thể cho thấy có sự khác biệt về câu trả lời giữa các đối tượng được khảo sát. Cụ thể, phần lớn các cán bộ quản lý cho rằng trang thiết bị phục vụ trong các bếp ăn tập thể như vậy là đầy đủ và rất đầy đủ (chiếm 100%); trong khi đó số lượng ý kiến của đầu bếp và người lao động thấy như vậy là bình thường, còn thiếu và rất thiếu chiếm 34,3%.
Các trường mầm non công lập ở xa trung tâm như trường Mầm non Hoa Hồng xã Thống Nhất, trường mầm non Dân Chủ xã Dân Chủ bếp ăn được xây dựng theo mô hình chuẩn bếp ăn một chiều mầm non nhưng cơ sở vật chất còn
Bảng 4.18. Đánh giá về mức độ đầy đủ về trang thiết bị phụ vụ trong các bếp ăn tập thể của các cơ sở mầm non trên địa bàn thành phố Hòa Bình
Cán bộ quản lý Đầu bếp Người lao động Số lượng (Ý kiến) Tỷ lệ (%) Số lượng (Ý kiến) Tỷ lệ (%) Số lượng (Ý kiến) Tỷ lệ (%) Rất đầy đủ 45 77,6 20 34,5 25 43 Đầy đủ 13 22,4 20 34,5 17 29 Bình thường 0 0 5 8,6 9 15,5 Còn thiếu 0 0 6 10,3 5 8,6 Rất thiếu 0 0 7 12 2 3,4
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát (2019)
4.2.4. Sự phối hợp của các cơ quan nhà nước trong việc quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm tại các cơ sở mầm non
Công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm (ATTP) trong thời gian qua đã huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ Trung ương đến địa phương; thu hút sự quan tâm đặc biệt của cộng đồng xã hội, người tiêu dùng. Được tiếp cận với thực phẩm an toàn đang trở thành quyền cơ bản đối với mỗi con người nói chung và trẻ mầm non nói riêng bởi nó không chỉ ảnh hưởng trực tiếp, thường xuyên đến sức khỏe mà còn liên quan chặt chẽ đến năng suất, hiệu quả phát triển kinh tế, thương mại, du lịch và an sinh xã hội. Rõ ràng là vấn đề đảm bảo an toàn thực phẩm ngày càng được nhìn nhận có tầm quan trọng đặc biệt.
Các cấp ủy Đảng, chính quyền tỉnh Hòa Bình tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác quản lý Nhà nước về ATTP; chỉ đạo, đôn đốc và tổ chức triển khai thực hiện đầy đủ, kịp thời các văn bản của T.Ư, Chính phủ về ATTP.
Các Sở: Y tế, NN&PTNT, Công Thương phối hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể, UBND cấp huyện, các cơ quan truyền thông đẩy mạnh tuyền thông trực tiếp cho các nhóm đối tượng; công khai danh sách các cơ sở mầm non không đủ điều kiện ATTP. Tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về ATTP; hoạt động giám sát ô nhiễm và phòng, chống ngộ độc thực phẩm, dịch bệnh truyền qua thực phẩm.
Sở y tế và các cơ quan liên quan tổ chức các lớp tập huấn phổ biến kiến thức pháp luật và khoa học về ATTP cho cán bộ, giáo viên các lớp mầm non trên
địa bàn thành phố Hòa Bình; phát động các phong trào thi đua, tổ chức ký cam kết sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn; quan tâm nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác ATTP các cấp...
Ban chỉ đạo ATTP tỉnh đề nghị các Sở: Y tế, NN&PTNT, Công Thương, UBND các huyện, thành phố và cấp xã, phường, thị trấn có trách nhiệm thiết lập và thông báo công khai số điện thoại đường dây nóng về ATTP để kịp thời tiếp nhận, xử lý thông tin phản ánh những hoạt động chế biến,, vận chuyển thực phẩm không đảm bảo an toàn, các vụ ngộ độc thực phẩm, dịch bệnh truyền nhiễm qua thực phẩm.