Phần 1 Mở đầu
2.1. Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm tại các cơ sở
2.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm tạ
các cơ sở mầm non
2.1.4.1. Cơ chế, chính sách của nhà nước
Chính sách, pháp luật là những văn bản quy phạm pháp luật được ban hành hệ thống từ trung ương đến địa phương. Lĩnh vực an toàn vệ sinh thực phẩm là lĩnh vực rộng, trong q trình hoạt động có nhiều sự việc phải giải quyết. Với hệ thống chính sách, pháp luật chặt chẽ, đầy đủ, thì việc giải quyết sự việc, tình huống sẽ triệt để và nhanh chóng kịp thời (Nguyễn Thắng, 2016).
Cơ chế, chính sách của nhà nước về an tồn thực phẩm nói chung và an tồn thực phẩm các cơ sở mầm non nói riêng có ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe và chất lượng cuộc sống người tiêu dùng và xa hơn là ảnh hưởng đến sự phát triển giống nòi, hạn chế sự phát triển kinh tế, thương mại, du lịch và an sinh xã hội.
2.1.4.2. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước và năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước
Bộ máy quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm tại các cơ sở giáo dục mầm non bao gồm tồn bộ hệ thống đội ngũ cán bộ, cơng chức, viên chức làm trong cơ quan hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương (Chính phủ, Bộ, các cơ quan ngang Bộ; UBND cấp tỉnh, thành phố, các sở ban ngành; UBND cấp huyện, các phòng ban chức năng...), các phương tiện để thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm tại các cơ sở mầm (hệ thống trang thiết bị máy vi tính, các xe chuyên dụng, các thiết bị cưỡng chế, giấy, bút...).
Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm nhằm tạo ra sự thống nhất ý chí trong bộ máy nhà nước về an toàn thực phẩm nhằm đạt hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực này. Việc tổ chức bộ máy quản lý nhà nước giúp cho việc tổ chức, điều hòa, phối hợp và hướng dẫn hoạt động của các cá nhân và nguồn lực khác trong bộ máy nhà nước nhằm đạt được mục tiêu; tạo động lực cho cán bộ phát triển và tạo điều kiện, môi trường làm việc tốt nhất.
Năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước có vai trị quan trọng trong việc đề ra và thực hiện thành cơng các chính sách. Năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý thể hiện ở hai nhóm: nhóm năng lực hành vi, đạo đức nghề nghiệp và nhóm năng lực kiến thức. Trình độ, sự hiểu biết.
Nhóm năng lực hành vi, đạo đức nghề nghiệp bao gồm năng lực tiếp nhận, xử lý, phản hồi thông tin từ lãnh đạo; khả năng thích nghi, linh hoạt, chịu được áp lực môi trường làm việc; khả năng phối hợp với đồng nghiệp; khả năng phối hợp giữa các bộ phận trong đơn vị; khả năng phối hợp với đơn vị khác liên quan đến công việc; khả năng đề xuất sự thay đổi và cải tiến công việc; khả năng bảo mật thơng tin.
Nhóm năng lực kiến thức, trình độ, sự hiểu biết bao gồm: Sự hiểu rõ chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật khi tổ chức thực thi công việc và văn bản hướng dẫn công việc, nghiệp vụ; Hiểu biết về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ máy quản lý nhà nước về du lịch; Hiểu biết quy tắc, quy định, nhiệm vụ của cơng việc; Hiểu biết thủ tục hành chính của đơn vị; Có trình độ chun mơn/ nghiệp vụ phù hợp với vị trí cơng việc.
2.1.4.3. Nhóm yếu tố thuộc về các chủ cơ sở giáo dục mầm non
Đây là một nhân tố quan trọng nó ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của công tác QLNN về VSATTP trong đảm bảo VSATTP ở các cơ sở giáo dục mầm non.
Trình độ hiểu biết nhận thức trong việc kiểm tra thực phẩm đầu vào tại các cơ sở giáo dục mầm non về VSATTP vẫn cịn chưa cao, thói quen sử dụng thực phẩm lạc hậu, khơng có kiến thức tiêu dùng, cộng với thái độ chủ quan trong việc lựa chọn các mặt hàng thực phẩm, nghiễm nhiên sử dụng các loại thực phẩm khơng an tồn, khơng rõ nguồn gốc xuất xứ vẫn còn phổ biến. Cộng với nhịp độ cuộc sống đơ thị hóa nhanh chóng, con người khơng có nhiều thời gian quan tâm đến chất lượng của các loại thực phẩm mà các cơ sở lựa chọn. Bên cạnh đó cịn có những cơ sở có thái độ thờ ơ, xem nhẹ, hầu như không để ý đến các khuyến cáo về VSATTP.
Việc nâng cao nhận thức, vai trò trách nhiệm của các chủ cơ sở mầm non đối với vấn đề an toàn thực phẩm có vai trị quan trọng trong cơng tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm tại các cơ sở giáo dục mầm non.
Vận động các cơ sở tự giác chấp hành các điều kiện và quy định đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm đối với cơ sở giáo dục mầm non, cùng với đó là yêu cầu về trang thiết bị phục vụ cho việc chế biến và lưu trữ thực phẩm phải đảm bảo an toàn, vệ sinh thực phẩm. Một mặt cần có những quy định để xử lý các trường hợp chủ cơ sở giáo dục mầm non cố ý làm sai, vi phạm các quy định của quản lý nhà nước về an tồn thực phẩm.
Theo Thơng tư 30/2012/TT-BYT Quy định về điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, điều kiện an toàn thực phẩm đối với bếp ăn tập thể được quy định như sau:
1. Cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ và người trực tiếp chế biến phục vụ ăn uống tại bếp ăn tập thể tuân thủ theo các yêu cầu quy định tại Điều 1, 2, 3 và Điều 4 Thông tư số 15/2012/TT-BYT ngày 12-09-2012 của Bộ Y tế quy định về điều kiện chung bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
2. Thiết kế có khu sơ chế nguyên liệu thực phẩm, khu chế biến nấu nướng, khu bảo quản thức ăn; khu ăn uống; kho nguyên liệu thực phẩm, kho lưu trữ bảo quản thực phẩm bao gói sẵn riêng biệt; khu vực rửa tay và nhà vệ sinh cách biệt. Đối với bếp ăn tập thể sử dụng dịch vụ cung cấp suất ăn sẵn chuyển đến phải bố trí khu vực riêng và phù hợp với số lượng suất ăn phục vụ để bảo đảm an toàn thực phẩm.
3. Nơi chế biến thức ăn phải được thiết kế theo nguyên tắc một chiều; có đủ dụng cụ chế biến, bảo quản và sử dụng riêng đối với thực phẩm tươi sống và thực phẩm đã qua chế biến; có đủ dụng cụ chia, gắp, chứa đựng thức ăn, dụng cụ ăn uống bảo đảm sạch sẽ, thực hiện chế độ vệ sinh hàng ngày; trang bị găng tay sạch sử dụng một lần khi tiếp xúc trực tiếp với thức ăn; có đủ trang thiết bị phịng chống ruồi, dán, côn trùng và động vật gây bệnh.
4. Khu vực ăn uống phải thống mát, có đủ bàn ghế và thường xuyên phải bảo đảm sạch sẽ; có đủ trang thiết bị phịng chống ruồi, dán, cơn trùng và động vật gây bệnh; phải có bồn rửa tay, số lượng ít nhất phải có 01 (một) bồn rửa tay cho 50 người ăn; phải có nhà vệ sinh, số lượng ít nhất phải có 01 (một) nhà vệ sinh cho 25 người ăn.
5. Khu trưng bày, bảo quản thức ăn ngay, thực phẩm chín phải bảo đảm vệ sinh; thức ăn ngay, thực phẩm chín phải bày trên bàn hoặc giá cao cách mặt đất ít nhất 60cm; có đủ trang bị và các vật dụng khác để phòng, chống bụi bẩn, ruồi, gián và cơn trùng gây bệnh; có đủ dụng cụ bảo đảm vệ sinh để kẹp, gắp, xúc thức ăn.
6. Nước đá sử dụng trong ăn uống phải được sản xuất từ nguồn nước phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN) về chất lượng nước ăn uống số 01:2009/BYT.
7. Có đủ sổ sách ghi chép thực hiện chế độ kiểm thực 3 bước theo hướng dẫn của Bộ Y tế; có đủ dụng cụ lưu mẫu thức ăn, tủ bảo quản mẫu thức ăn lưu và bảo đảm chế độ lưu mẫu thực phẩm tại cơ sở ít nhất là 24 giờ kể từ khi thức ăn được chế biến xong.
8. Có đủ dụng cụ chứa đựng chất thải, rác thải và bảo đảm phải kín, có nắp đậy; chất thải, rác thải phải được thu dọn, xử lý hàng ngày theo quy định; nước thải được thu gom trong hệ thống kín, bảo đảm khơng gây ô nhiễm môi trường.
2.1.4.4. Sự phối hợp của các cơ quan nhà nước trong việc quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm tại các cơ sở giáo dục mầm non
Quản lý nhà nước về các an toàn thực phẩm tại các cơ sở mầm non trên địa bàn thành phố đòi hỏi sự phối hợp của nhiều ban ngành, các cấp quản lý, trong đó Ban chỉ đạo ATTP tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo ATTP thành phố; Lãnh đạo Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm; Lãnh đạo Chi cục Quản lý thị trường, Công an môi
trường thành phố, các cơ quan thông tin đại chúng thành phố là các cơ quan phối hợp trong việc quản lý đối với an toàn thực phẩm tại các cơ sở giáo dục mầm non.
2.1.4.5. Vai trò của Ban đại diện cha mẹ học sinh
Có thể thấy, an tồn thực phẩm (ATTP) nói chung và ATTP trong bếp ăn tại trường học đang trở thành mối quan tâm của toàn xã hội. Theo đánh giá của các cơ quan chức năng, hiện nay nguồn thực phẩm nguyên liệu cung cấp cho bếp ăn tập thể trong các trường học rất đa dạng, khó kiểm sốt ATTP triệt để.
Những vụ ngộ độc thực phẩm từ bếp ăn bán trú xảy ra thời gian qua cho thấy hiện đang có lỗ hổng trong quy trình kiểm tra, giám sát việc đưa thức ăn vào trường học nói riêng và các bếp ăn tập thể nói chung. Bởi theo bà Trần Việt Nga (Phó cục trưởng Cục An tồn thực phẩm, Bộ Y tế), cam kết hay là giấy chứng nhận là những cơ sở ban đầu. Ban đầu có thể họ làm tốt, đạt tiêu chuẩn để cấp các hồ sơ giấy tờ, nhưng sau này có thể lại vi phạm. Vì vậy, cần chú trọng vào kiểm sốt quy trình: nguồn ngun liệu ở đâu, cơ sở nào cung cấp, chất lượng ra sao. Nhà trường cũng phải tham gia giám sát, mỗi trường học/nơi sử dụng bếp ăn tập thể nên có những cán bộ chuyên trách việc đó, để trước hết có thể phát hiện nguyên liệu có đạt chuẩn khơng, chế biến có đảm bảo hay thực phẩm có nhiễm vi sinh khơng...
Bên cạnh đó, vai trị quan trọng của Ban đại diện cha mẹ học sinh nhà trường trong việc giám sát công tác vệ sinh, an toàn thực phẩm tại các cơ sở giáo dục được đặt ra bức thiết hơn bao giờ hết. Bởi không ở đâu cơ quan quản lý có thể giám sát được 100%. Hơn ai hết, chính phụ huynh học sinh, giáo viên của nhà trường cần tham gia việc giám sát vấn đề an toàn, giá trị dinh dưỡng trong bữa ăn của trẻ.
Chẳng hạn, trong quá trình tiếp nhận thực phẩm hàng ngày từ phía cơng ty cung cấp tới nhà trường, Ban đại diện phụ huynh có thể phân cơng mỗi ngày một người tham gia chứng kiến, ký nhận. Chắc chắn, trong số hàng trăm nghìn phụ huynh có con tham gia ăn bán trú ở trường sẽ có thể sắp xếp luân phiên để làm việc này… Công khai, minh bạch trong quá trình tiếp nhận thực phẩm, đảm bảo an toàn trong chế biến và lưu mẫu theo đúng quy định của Bộ Y tế sẽ hạn chế được tối đa việc ngộ độc thực phẩm có thể xảy ra.
Giữa Ban đại diện cha mẹ học sinh với nhà trường có kế hoạch cụ thể để từng lớp tham gia việc giám sát bữa ăn bán trú của con. Chẳng hạn, các thành
viên trong Ban đại diện phụ huynh của các lớp sẽ luân phiên tham gia tất cả các khâu tổ chức bữa ăn bán trú, như: Tiếp nhận thực phẩm, kiểm tra bếp ăn, nguồn nước có sạch sẽ khơng? Phân chia suất ăn cho các con ra sao? Dụng cụ chia đồ ăn đạt yêu cầu khơng? Các con ăn có ngon miệng khơng? Vấn đề dinh dưỡng nhà trường cung cấp cho các con có đúng như thực đơn đã cơng bố trước đó khơng.
Ban đại diện cha mẹ học sinh nhà trường giám sát công tác vệ sinh, an toàn thực phẩm tại các cơ sở giáo dục được đặt ra bức thiết hơn bao giờ hết. Bởi khơng ở đâu cơ quan quản lý có thể giám sát được 100%. Hơn ai hết, chính phụ huynh học sinh, giáo viên của nhà trường cần tham gia việc giám sát vấn đề an toàn, giá trị dinh dưỡng trong bữa ăn của trẻ.