Cơ chế, chính sách của nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm tại các cơ sở giáo dục mầm non trên địa bàn thành phố hòa bình, tỉnh hòa bình (Trang 69 - 70)

Những mặt đạt được trong xây dựng hệ thống pháp luật quản lý ATTP Trong những năm qua, Ðảng, Nhà nước, các cấp các ngành đã chú ý xây dựng hoàn thiện hệ thống pháp luật quản lý lĩnh vực ATTP và đã đạt được một số thành tựu trên một số nội dung:

Một là, hệ thống văn bản pháp luật về đảm bảo ATTP ở Việt Nam tương đối toàn diện và phong phú, đã luật hóa nhiều quy định quan trọng, bao gồm các lĩnh vực như an toàn sức khoẻ cộng đồng, quy định về kiểm dịch động thực vật, hệ thống quy định về kinh doanh, xuất khẩu và nhập khẩu thực phẩm.

Hai là, đã xây dựng được một hệ thống tiêu chuẩn về thực phẩm, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, cơ quan quản lý nhà nước áp dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh thực phẩm cũng như kiểm soát ATTP.

Ba là, pháp luật ATTP nói chung đã có một bước tiến vượt bậc trong việc phân công trách nhiệm cụ thể cho từng bộ ngành đối với hoạt động quản lý ATTP trên thị trường. Trên cơ sở phân công phân cấp cho các lực lượng chức năng, ban ngành, tạo được sức mạnh tổng hợp trong đảm bảo ATTP.

Bên cạnh những thành tựu đạt được thì hệ thống pháp luật về ATTP còn một số hạn chế bất cập, đó là:

Một là, hệ thống các quy định về quản lý chất lượng ATTP còn quá nhiều gây khó khăn khi áp dụng trên thực tế.

Hai là, tính khả thi của các văn bản QPPL về ATTP còn chưa cao, cần phải sửa ðổi bổ sung cho phù hợp với thực tiễn áp dụng.

Bốn là, hiện nay, hệ thống pháp luật về kiểm soát ATTP đang thiếu các quy định chi tiết dẫn đến việc áp dụng của các chủ thể đang gặp không ít khó khăn. Luật ATTP đã có hiệu lực từ ngày 01/07/2011 nhưng các cơ quan chức năng vẫn chưa thể áp dụng toàn bộ vào thực tiễn hoạt động kiểm soát ATTP.

Năm là, các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về ATTP hiện còn thiếu rất nhiều, đặc biệt là đối với những thực phẩm truyền thống (các loại mắm, nem chua, tương…) và một số tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật được ban hành cũng đã lạc hậu nhưng chưa được sửa đổi.

Tuy nhiên theo ông Lê Hồng Đức, Chi cục trưởng Chi cục An toàn Vệ sinh thực phẩm tỉnh Hòa Bình cho rằng: Để bảo đảm ATTP tại bếp ăn trường học cần sự vào cuộc của cả ba bên: Đơn vị cung cấp, nhà trường và phụ huynh học sinh. Ngay từ khâu lựa chọn doanh nghiệp cung cấp thực phẩm, nhà trường buộc phải chọn doanh nghiệp khi đã có thẩm định của cơ quan chức năng và thông báo đến phụ huynh. Khâu giao nhận thực phẩm hằng ngày cần có sự kiểm tra, giám sát của ban giám hiệu nhà trường. Thậm chí, nhà trường có thể hậu kiểm, truy xuất đến cùng nguồn thực phẩm đưa vào trường. Về phía phụ huynh, thông qua ban đại diện cha mẹ học sinh cần có những buổi kiểm tra đột xuất bếp ăn trường học, kịp thời phản ánh tới ban giám hiệu những bất cập. Thời gian tới, ngành y tế sẽ tăng cường tổ chức phổ biến kiến thức pháp luật về ATTP, quy trình điều tra xử lý ngộ độc thực phẩm cho chủ cơ sở, người chế biến, người quản lý bếp ăn tập thể của các trường học. Bên cạnh công tác thanh tra, kiểm tra, ngành sẽ tăng cường xử phạt vi phạm tại các bếp ăn tập thể nhằm tăng sức răn đe và nâng cao trách nhiệm của cơ quan có bếp ăn tập thể. Đồng thời tăng cường thông tin, tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức, kiến thức thực hành của người chế biến, người sử dụng trong phòng, chống các nguy cơ về lây nhiễm và ngộ độc thực phẩm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm tại các cơ sở giáo dục mầm non trên địa bàn thành phố hòa bình, tỉnh hòa bình (Trang 69 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)