quản lý nhà nước
a/ Tổ chức quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Hòa Bình
Bộ máy quản lý nhà nước về VSATTP trên địa bàn tỉnh Hòa Bình được tổ chức theo các quy định của pháp luật. UBND tỉnh Hòa Bình là cơ quan chỉ đạo các Sở Sở Y tế, Sở Công thương, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về VSATTP. Các chi cục dưới Sở trực tiếp thực
hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm bao gồm Chi cục Quản lý thị trường, Chi cục An toàn VSTP, Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm thủy sản. Dưới chi cục là các đơn vị tham gia vào công tác chuyên môn. Mạng lưới quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh thực phẩm được thể hiện qua sơ đồ sau:
Bộ máy quản lý nhà nước về VSATTP (trong ngành y tế) ở tỉnh Hòa Bình đã được hình thành và đi vào hoạt động từ năm 2010, đến nay bộ máy đã dần hoàn thiện. Đã thành lập được Ban chỉ đạo liên ngành về VSATTP cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã. Được sự quan tâm của các cấp Ủy đảng, Chính quyền địa phương trong công tác quản lý nhà nước về VSATTP và các cơ quan chuyên môn đã thu nhiều kết quả tốt.
Sự phối hợp giữa các cơ quan trong QLNN về ATTP cấp tỉnh: Sở công thương, Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn phối hợp với Sở Y tế trong việc thực hiện các hoạt động quản lý nhà nước để đảm bảo thống nhất quản lý nhà nước về ATTP trên địa bàn tỉnh đạt hiệu quả. Khi xảy ra NĐTP, Sở Y tế có trách nhiệm tổ chức cấp cứu, điều trị kịp thời cho người bị NĐTP. Các Sở liên quan trong phạm vi chuyên môn có trách nhiệm cung cấp hồ sơ thông tin, liên quan tới nguồn gốc thực phẩm nghi ngờ gây NĐTP thuộc phạm vi quản lý; Phối hợp với ngành y tế điều tra nguyên nhân và giám sát điều tra căn nguyên, tiến hành truy xuất nguồn gốc và xử lý thực phẩm gây ngộ độc.
UBND tỉnh Hòa Bình
Chi cụ Quản lý thị trường
Sở Y tế Sở NN&PTNT
Sở Công thương
Chi cụ An toàn vệ sinh
thực phẩm lượng nông lâm thủy sản Chi cụ Quản lý chất
Phối hợp trong thanh tra, kiểm tra ATTP: Các Sở Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công thương chịu trách nhiệm giúp UBND tỉnh thanh tra về ATTP trong suốt quá trình sản xuất, chế biến, bảo quản, vận chuyển, kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý và theo phân cấp của các Bộ. Sở Y tế - Cơ quan thường trực ban chỉ đạo liên ngành VSATTP chủ trì phối hợp với các lực lượng liên quan khác tổ chức và phân công thực hiện thanh tra liên ngành. Sở Y tế thanh tra, kiểm tra đột xuất đối với toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của các ngành khác trong những trường hợp sau:
+ Theo chỉ đạo của UBND tỉnh hoặc trưởng BCĐ liên ngành về VSATTP tỉnh.
+ Phát hiện thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói chứa đựng thực phẩm có nguy cơ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người tiêu dùng.
+ Theo đề nghị của cơ quan quản lý
b/ Tổ chức quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh thực phẩm đối với các bếp ăn tập thể
Để triển khai thực hiện Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25/4/2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm. Tỉnh Hòa Bình đã xây dựng và kiện toàn Ban chỉ đạo liên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh Hòa Bình theo Quyết định số 386/QĐ-UBND, ngày 04/4/2016, theo đó Ban chỉ đạo liên ngành về VSATTP tỉnh Hòa Bình có những nhiệm vụ cụ thể:
+ Nghiên cứu, đề xuất với Chủ tịch UBND tỉnh về những chủ trương, cơ chế, chính sách, giải pháp trong quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm;
+ Giúp Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo, phối hợp hoạt động giữa các Sở, ban, ngành, các địa phương và các cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan trong việc xử lý những vấn đề liên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm;
+ Giúp Chủ tịch UBND tỉnh xây dựng kế hoạch, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện công tác vệ sinh an toàn thực phẩm của các Sở, ngành, Ủy ban nhân dân và Ban chỉ đạo về vệ sinh an toàn thực phẩm các địa phương;
+ Báo cáo định kỳ 06 tháng về tình hình hoạt động của Ban Chỉ đạo, báo cáo đột xuất theo yêu cầu của Chủ tịch UBND tỉnh và Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về vệ sinh an toàn thực phẩm.
+ Quyết định cũng quy định quyền hạn cụ thể của Ban, cụ thể như: Chỉ đạo Tổ công tác giúp việc Ban chỉ đạo thực hiện chương trình, kế hoạch và các hoạt động về công tác vệ sinh an toàn thực phẩm; Mời lãnh đạo các Sở, ngành, địa phương và đại diện cơ quan, tổ chức có liên quan tham dự các cuộc họp, các buổi làm việc của Ban Chỉ đạo; Sở Y tế là cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo, có trách nhiệm bảo đảm các điều kiện hoạt động của Ban Chỉ đạo theo quy định.
c/ Năng lực của cán bộ quản lý nhà nước về ATTP
Về chất lượng đội ngũ quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm: Cũng theo báo cáo của Chi cục VSATTP tỉnh Hòa Bình (2016), trình độ của cán bộ quản lý trực tiếp về VSATTP hiện nay đều từ Đại học trở lên (cả 17 người có trình độ đại học; 3 người có trình độ thạc sĩ). Điều này cho thấy chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý trực tiếp có chất lượng khá cáo. Kết quản khảo sát ý kiến đánh giá cũng cho thấy, đại bộ phận các ý kiến đều cho rằng chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý VSATTP của tỉnh ở mức cao, cơ bản đáp ứng được yêu cầu công việc. Tuy nhiên, trong số các chỉ tiêu đánh giá chất lượng cán bộ, khả năng giải quyết công việc nhanh chóng nhận được kết quả đánh giá tương đối thấp. Chỉ 76,67% số cán bộ quản lý các cơ sở và 83,335 số đầu bếp đồng tình với nhận định rằng khả năng giải quyết
BCĐ liên ngành về VSATTP tỉnh Phòng Y tế thành phố Sở Y tế BCĐ liên ngành về ATTP thành phố Trung tâm y tế thành phố
Chi cụ An toàn vệ sinh thực phẩm
Bếp ăn tập thể trong các cơ sở giáo dục mầm
công việc của đội ngũ cán bộ VSATTP của tỉnh là nhanh chóng. Như vậy, có nghĩa rằng trong thời gian tới, để nâng cao chất lượng công tác quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm, đòi hỏi đội ngũ cán bộ quản lý cần chú tâm hơn nữa đến chỉ tiêu này nhiều hơn.
Bảng 4.16. Đánh giá của các đối tượng về chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý VSATTP tỉnh Hòa Bình Chỉ tiêu Cán bộ quản lý Đầu bếp Người lao động Số ý kiến Tỷ lệ % Số ý kiến Tỷ lệ % Số ý kiến Tỷ lệ % Tổng số ý kiển trả lời 30 100,00 30 100,00 51 85,00
Đáp ứng được yêu cầu công việc 28 93,33 29 96,67 50 98,04
Trình độ chuyên môn phù hợp với yêu
cầu công việc 25 83,33 27 90,00 51 100,00
Khả năng giải quyết công việc nhanh
chóng 23 76,67 25 83,33 49 96,08
Có thái độ, trách nhiệm cao với công
việc 29 96,67 27 90,00 46 90,20
Thân thiện và hướng dẫn tận tình 29 96,67 28 93,33 50 98,04 Nguồn: Kết quả khảo sát (2018)