Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm tại các cơ sở giáo dục mầm non trên địa bàn thành phố hòa bình, tỉnh hòa bình (Trang 43)

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

Thành phố Hòa Bình nằm ở toạ độ địa lý 20o30’- 20o 50’ vĩ Bắc và 105o15’- 105o25’ kinh đông, cách Hà Nội khoảng 76 km về phía Tây. Ranh giới thành phố Hòa Bình, phía Bắc giáp huyện Thanh Sơn (tỉnh Phú Thọ), phía Đông giáp các huyện Kỳ Sơn và Kim Bôi, phía Nam giáp huyện Cao Phong, phía Tây giáp huyện Đà Bắc. Tổng diện tích tự nhiên của thành phố là 14.784 ha (chiếm 2,9% diện tích toàn tỉnh), dân số trung bình là trên 96.667 người (chiếm 10,2% dân số toàn tỉnh), mật độ dân số là 608 người/km2. Thành phố Hoà Bình có địa hình núi chiếm ưu thế (chiếm 75% diện tích tự nhiên), phân bố bao quanh và ôm trọn khu vực trung tâm.

Thành phố Hòa Bình có khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa đông bắt đầu từ tháng 11 năm trước đến tháng 2 năm sau, mùa hè từ tháng 3 đến tháng 10. Mưa tập trung chủ yếu ở các tháng 7, 8, 9, lượng mưa trung bình năm đạt 1.846 mm. Nhiệt độ trung bình là 23oC .

Lớp vỏ thổ nhưỡng ở thành phố Hòa Bình đa dạng cả về cấu trúc, thành phần và tính chất. Dựa vào điều kiện hình thành, có thể phân biệt được hai nhóm đất: thủy thành (hình thành từ bồi tụ phù sa sông, suối) và địa thành (hình thành từ đá gốc). Hầu hết các loại đất đều phù hợp với việc phát triển các loại cây thực phẩm, cây công nghiệp, cây ăn quả, cây lâm nghiệp, như: mía, dứa, cam, chè... Trong tổng số 14.784 ha diện tích tự nhiên, đất nông nghiệp có 1.541,09 ha, chiếm 11,59% và đất lâm nghiệp có 4.757,62 ha, chiếm 35,79%. Đoạn sông Đà dài 23 km chảy qua thành phố là nơi xây dựng Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình, cung cấp một nguồn thủy điện dồi dào với công suất gần 2 triệu kw/h, điều tiết nước cho sản xuất, chống lũ cho đồng bằng sông Hồng vào mùa mưa, đồng thời cũng tạo ra cho thành phố Hòa Bình một cảnh quan đẹp độc đáo. Mực nước ngầm trung bình là 10 m, riêng khu vực dọc hai bờ sông Đà, mực nước xuống đến 40 - 50 m. Sông Đà chia thành phố Hòa Bình thành hai khu vực đó là khu bờ trái sông Đà và khu bờ phải Sông

Đà. Sau những thay đổi, sáp nhập về địa giới hành chính, hiện nay, thành phố Hoà Bình có 15 đơn vị hành chính gồm 8 phường (Phương Lâm, Đồng Tiến, Thái Bình, Chăm Mát, Tân Thịnh, Thịnh Lang, Hữu Nghị, Tân Hòa) và 7 xã (Hòa Bình, Thái Thịnh, Dân Chủ, Sủ Ngòi, Trung Minh, Yên Mông, Thống Nhất). Dân số thành phố có trên 96.667 người (12/2016) với các dân tộc như Kinh, Mường, Dao, Thái, Tày…

Theo số liệu điều tra PCGDMN năm 2019 hiện nay trên địa bàn thành phố Hòa Bình có khoảng 7000 trẻ có nhu cầu đến trường trong đó trẻ đến tuổi bắt đầu ra lớp chiếm khoảng hơn 3000 trẻ. Năm học 2016-2017 thành phố Hòa Bình có 19 trường mầm non công lập, 01 trường Mần non tư thục và 18 lớp mầm non tư thục. Năm học 2017-2018 toàn thành phố có 19 trường mầm non công lập, 02 trường mầm non tư thục và 25 lớp mầm non tư thục. Đến năm học 2018-2019 số lượng cơ sở giáo dục mầm non như sau: 19 trường mầm non công lập, 04 trường mầm non thư thục và 35 lớp mầm non tư thục. Có thể thấy trong 3 năm gần đây số lượng mầm non công lập giữ nguyên nhưng các cơ sở giáo dục mầm non tư thục tăng cao.

3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

Thành phố Hòa Bình còn được biết đến là một thành phố trẻ, năng động, với những tiềm năng lớn trong phát triển kinh tế. Hiện nay thành phố Hòa Bình đã có những chiến lược lâu dài trong thu hút đầu tư, phát triển kinh tế. Hiện nay thành phố Hòa Bình đã có 700 doanh nghiệp và 1.800 hộ kinh doanh cá thể, 11 hợp tác xã hoạt động sản xuất, kinh doanh hiệu quả trên các lĩnh vực. Riêng khu công nghiệp bờ trái sông Đà đã có tỷ lệ lấp kín là 61% với 19 doanh nghiệp, trong đó có 6 doanh nghiệp nước ngoài tạo việc làm và thu nhập ổn định cho 3.000 lao động địa phương. Hiện nay, thành phố Hòa Bình đã và đang thực hiện nhiều giải pháp cải thiện môi trường thu hút đầu tư trên địa bàn. Mở rộng và xây dựng thêm các khu, cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn. Qua đó góp phần thực hiện công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phấn đấu xây dựng thành phố Hòa Bình trở thành đô thị loại II vào năm 2020.

Hiện nay, chính quyền thành phố Hoà Bình đã lãnh đạo nhân dân nỗ lực phấn đấu giành được nhiều thành tựu quan trọng trên tất cả các lĩnh vực: Chính trị - kinh tế - văn hoá -xã hội. Những thành tựu đó đã củng cố thêm niềm tin, hy

vọng để năm 2018 và những năm tiếp theo Đảng bộ, chính quyền, nhân dân các dân tộc thành phố Hoà Bình tiếp tục đoàn kết góp phần xây dựng và phát triển thành phố Hoà Bình vững chắc, toàn diện và hiện đại hơn.

3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1. Chọn điểm nghiên cứu 3.2.1. Chọn điểm nghiên cứu

Hiện nay trên địa bàn thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình có 58 cơ sở mầm non trong đó có 19 trường mầm non công lập, 04 trường mầm non tư thục và 35 lớp mầm non tư thục. Đề tài được tiến hành nghiên cứu tại thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình gồm:

* 3 trường mầm non công lập: 1) Trường mầm non Phương Lâm

Địa chỉ: Tổ 18- Phường Phương Lâm- Thành phố Hòa Bình 2) Trường mầm non Unicef

Địa chỉ: Tổ 04 - Phường Hữu Nghị- Thành phố Hòa Bình 3) Trường mầm non Hoa Hồng

Địa chỉ: Xã Thống Nhất - Thành phố Hòa Bình *02 trường mầm non tư thục:

1) Trường mầm non Quốc tế Dạ Hợp

Địa chỉ: Tổ 06 - Phường Hữu Nghị- Thành phố Hòa Bình 2) Trường mầm non tư thục Sao Mai

Địa chỉ: Tổ 06 - Phường Phương Lâm - Thành phố Hòa Bình * 02 lớp mầm non tư thục

1) Lớp mầm non tư thục Ngôi Sao Nhỏ

Địa chỉ: Tổ 02 - Phường Tân Thịnh - Thành phố Hòa Bình 2) Lớp mầm non tư thục Ánh Sao

Địa chỉ: Xã Dân Chủ- Thành phố Hòa Bình

Các cơ sở giáo dục mầm non trên được chọn đại diện cho trường công lập được nhà nước đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, trường mầm non tư thục, lớp mầm non tư thục là các cơ sở giáo dục mầm non do cá nhân chủ cơ sở đầu tư cơ sở vật chất ở cả trung tâm và vùng ven thành phố.

3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu

3.2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp

Nghiên cứu này sử dụng sử dụng dữ liệu thứ cấp được thu thập từ các báo cáo về tình hình quản lý an toàn thực phẩm tại các cơ sở mầm non trên địa bàn thành phố của Ban chỉ đạo ATTP thành phố; Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm, các thông tin, số liệu đã được công bố từ giáo trình, bài giảng, các báo cáo, các công trình nghiên cứu đã công bố của các cá nhân, tổ chức có liên quan. Các thông tin, số liệu đã được công bố bao gồm:

Bảng 3.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp

Thông tin Tài liệu Nguồn thu thập

Cơ sở lý luận liên quan đến đề tài, thông tin về quản lý an toàn, vệ sinh thực phẩm trên Thế giới và Việt Nam.

- Các giáo trình và bài giảng: Quản lý hành chính nhà nước, An toàn và vệ sinh thực phẩm, Báo cáo ngành…

- Các bài báo, bài viết từ tạp chí, từ internet có liên quan tới đề tài.

- Các luận văn liên quan đến đề tài.

- Thư viện Học viện Nông Nghiệp Việt Nam, Đại học Kinh tế quốc dân, Đại học Đà Nẵng, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh…

- Thư viện, internet

Số liệu về tình hình chung của tỉnh Hòa Bình và tình hình quản lý an toàn, vệ thực phẩm

- Báo cáo kết quả KT – XH qua các năm của tỉnh. Các báo cáo an toàn, vệ sinh an toàn thực phẩm qua các năm.

- Niên giám thống kê

- UBND tỉnh, Sở Lao động thương binh xã hội, Sở y tế

- Sở GD&ĐT tỉnh Hòa Bình, Phòng GD&ĐT TP Hòa Bình.

Phương pháp thu thập thông tin, số liệu đã công bố theo trình tự sau:

1) Liệt kê các số liệu, thông tin cần thiết có thể thu thập được, hệ thống hóa theo nội dung hay địa điểm thu thập và dự kiến cơ quan cung cấp thông tin.

2) Liên hệ với các cơ quan cung cấp thông tin. 3) Tiến hành thu thập bằng ghi chép, sao chụp.

4) Kiểm tra tính thực tế của thông tin qua khảo sát trực tiếp và kiểm tra chéo.

3.2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

Điều tra thu thập bằng bảng hỏi đối với quản lý các cơ sở mầm non trên địa bàn thành phố về điều kiện, môi trường an toàn thực phẩm tại cơ sở mình. Phỏng vấn trực tiếp một số nhân viên nấu ăn và người giao thực phẩm tại các cơ sở mầm non tư thục.

Bảng 3.2. Cơ cấu mẫu điều tra các đối tượng nghiên cứu

TT Đối tượng điều tra lượng Số

Phương pháp điều tra

Phương

pháp chọn Nội dung điều tra

1 đạo ATTP thành Cán bộ Ban chỉ phố 5 Phỏng vấn trực tiếp Ngẫu nhiên - Phương pháp quản lý nhà nước với các cơ sở mầm non

- trình tự, thủ tục xếp hạng, cấp giấy phép - các vấn đề liên quan đến kiểm tra, thanh tra các cơ sở mầm non - những bất cập trong quản lý các cơ sở mầm non 2 Cán bộ Chi cục ATVSTP 5 3 Cán bộ Phòng GD&ĐT TP HB 5 4 Cán bộ Phòng Y Tế TP Hòa Bình 5 5 Các cơ sở mầm non trên địa bàn

thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình (Chủ cơ sở mầm non/hiệu trưởng, giáo viên); 40 Phỏng vấn bằng Bảng hỏi Chọn các cơ sở mầm non có thời gian hoạt động từ 3 năm trở lên tại thành phố Hòa Bình - Các vấn đề trong xin cấp giấy phép cơ sở đủ đk VSATTP - Các vấn đề trong thực hiện các quy định của nhà nước về ATTP tại các cơ sở mầm non - Các biện pháp khắc phục của các cơ sở mầm non khi chưa đạt một số yêu cầu về ATTP

- các kiến nghị đối với cơ quan quản lý nhà nước về ATTP tại cơ sở mầm non.

6 Hội cha mẹ học sinh 6 vấn sâu Phỏng

Đạ diện Hội cha mẹ học

sinh

-Thực trạng quản lý nhà nước và bất cập trong quản lý nhà nước về ATTP tại cac cơ sở mầm non;

-Kết quả quản lý nhà nước về ATTP tại các cơ sở mầm non.

3.2.3. Phương pháp xử lý số liệu

Mục đích của phương pháp này nhằm bổ túc tài liệu đã nghiên cứu, phát hiện những thiếu sót của việc thống kê và xử lý thông tin, phân tích các vấn đề

cần thiết phục vụ luận văn, sắp xếp, bổ sung và tổng hợp thành nội dung nghiên cứu hoàn chỉnh. Các số liệu được phân tích và xử lý trên phần mềm excel.

3.2.4. Phương pháp phân tích số liệu

Đề tài sử dụng phương pháp chủ yếu để phân tích số liệu là phương pháp thống kê mô tả và thống kê so sánh.

- Phương pháp thống kê mô tả:

Là các phương pháp liên quan đến việc thu thập số liệu, tóm tắt, trình bày, tính toán và mô tả các đặc trưng khác nhau để phản ánh một cách tổng quát đối tượng nghiên cứu. Trong đề tài này, phương pháp thống kê mô tả được sử dụng để mô tả thực trạng quản lý nhà nước về ATTP tại các cơ sở mầm non hiện nay trên địa bàn thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình.

- Phương pháp so sánh: Được sử dụng để so sánh đối chiếu về hiện trạng quản lý nhà nước về ATTP giữa các trường mầm non công lập và cơ sở mầm non tư thục, tìm nguyên nhân, yếu tố ảnh hưởng và đề xuất giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về ATTP tại các trường mầm non trên địa bàn thành phố Hòa Bình.

3.2.5. Hệ thống chỉ tiêu phân tích

3.2.5.1. Các chỉ tiêu phản án thực trạng các cơ sở giáo dục mầm non

+ Số lượng các cơ sở giáo dục mầm non

+ Cơ cấu về quy mô các cơ sở giáo dục mầm non

+ Số phòng, diện tích bình quân một phòng của các cơ sở giáo dục mầm non - Các chỉ tiêu phản ánh việc tăng cường quản lý ATTP đối với các cơ sở giáo dục mầm non

+ Kế hoạch thực hiện việc kiểm tra, giám sát ATTP trong những năm tới. - Các chỉ tiêu xếp hạng cơ sở đủ điều kiện VSATTP:

– Giấy phép đăng ký kinh doanh

– Giấy chứng nhậncơ sở đủ điều kiện VSATTP – Hợp đồng cung cấp nguyên liệu

– Phiếu xét nghiệm nước: – Tập huấn VSATTP

– Thẻ xanh khám sức khỏe của nhân viên bếp và chuyên dụng cho bữa ăn – Sổ nhập nguyên khô

– Sổ nhập nguyên liệu tươi

– Sổ kiểm tra thực đơn sơ chế biến – Sổ lưu mẫu.

– Tem lưu mẫu: quy định khối lượng, thao tác lưu. – Giấy kiểm dịch động vật, thực vật

– Thực đơn cho trẻ – Bảng kiểm tra nhiệt độ

Ngoài ra khi kiểm tra cơ sở mầm non:

Khu vực xung quanh không ô nhiễm hoặc gần những nơi ô nhiễm - Có đủ thiết bị trong nhà bếp, tủ và kho bảo quản thực phẩm, bồn rửa thực phẩm rau củ quả, thịt sống, dụng cụ.

-Bếp được bố trí theo nguyên tắc 1 chiều, giảm thiểu nhiễm chéo giữa thực phẩm chín và sống: Khu vực kho, tiếp nhận nguyên liệu, chế biến, sơ

chế, thực phẩm chín và khu ăn uống, nhà vệ sinh của trẻ phải tách biệt, các phòng cần được xây dựng chắc chắn, không ẩm mốc, thấm ướt…

-Nhân viên bếp và cấp dưỡng được tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm, khám sức khỏe định kỳ theo quy định.

-Xây dựng khẩu phần ăn hợp lý cho từng bữa ăn thích hợp. Có nguồn nước sạch, đủ

-Thực phẩm có xuất xứ rõ ràng, tươi ngon

-Thực hiện chế độ ghi chép, lưu mẫu theo quy định

- Công tác quản lý của các ban ngành chức năng đối với VSATTP các cơ sở mầm non trên địa bàn thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình.

3.2.5.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh ban hành và quản lý thống nhất các quy định của pháp luật về ATVSTP trong các bếp ăn tập thể cơ sở giáo dục mầm non

- Số văn bản hướng dẫn thực hiện quy định của pháp luật về ATVSTP - Tỷ lệ bếp ăn tập thể cơ sở mầm non tiếp nhận và triển khai thực hiện các quy định của pháp luật về ATVSTP.

3.2.5.3. Nhóm chỉ tiêu phản ánh tổ chức tuyên truyền quy định của pháp luật về ATVSLĐ trong các trường học

- Số lượng các đợt tuyên truyền về ATVSTP

- Tỷ lệ bếp ăn tập thể cơ sở mầm non đã thực hiện tuyên truyền về ATVSTP

- Tỷ lệ lao động đã được tuyên truyền về ATVSTP

3.2.5.4. Nhóm chỉ tiêu phản ánh tổ chức đào tạo tập huấn ATVSTP trong các bếp ăn tập thể cơ sở giáo dục mầm non

- Số lượng các đợt tập huấn về ATVSTP cho các đối tượng trên

- Tỷ lệ các bếp ăn tập thể cơ sở giáo dục mầm non tham gia đào tạo về quản lý ATVSTP

3.2.5.5. Nhóm chỉ tiêu phản ánh tổ chức thanh tra kiểm tra về thực hiện ATVSTP trong các bếp ăn tập thể

- Số lượng bếp ăn tập thể cơ sở giáo dục mầm non được thanh tra thường xuyên, đột xuất.

- Tỷ lệ bếp ăn tập thể cơ sở giáo dục mầm non đủ điều kiện và chấp hành tốt công tác ATVSTP

- Tỷ lệ bếp ăn tập thể cơ sở giáo dục mầm non không đủ điều kiện và chấp hành tốt công tác ATVSTP

3.2.5.6. Nhóm chỉ tiêu phản ánh điều tra, thống kê vi phạm về an toàn, vệ sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm tại các cơ sở giáo dục mầm non trên địa bàn thành phố hòa bình, tỉnh hòa bình (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)