2.1.3 .Nội dung nghiên cứu về vai trò của Hội nông dân trong xây dựng NTM
2.2. Cơ sở thực tiễn về vai trò của hội nông dân trong xây dựng nông thôn mới
2.2.1. Vai trò của Hội Nông dân trong xây dựng nông thôn mới ở một số địa
phương trong nước
Trong triển khai thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới tại huyện Gia Lâm (Hà Nội), Hội Nông dân ở cơ sở có lúc, có nơi chưa phát huy hết vai trò, công tác tuyên truyền, vận động còn hình thức, chưa tập trung nên chưa vận động được đông đảo hội viên và nhân dân thực sự vào cuộc. Để tiếp tục thực hiện có hiệu quả chương trình xây dựng nông thôn mới tại huyện Gia Lâm, vai trò của Hội Nông dân là rất cần thiết, trong quá trình nghiên cứu tôi đã tìm hiểu các điển hình, cách làm hay của các địa phương như: tỉnh Hà Nam, Bắc Ninh, An Giang từ đó học tập, rút kinh nghiệm cho huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội.
2.2.1.1. Kinh nghiệm của Hội Nông dân xã Vũ Bản, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam
Vũ Bản là một trong năm xã huyện chỉ đạo xây dựng nông thôn mới 2011 - 2015, đến tháng 12 năm 2011 xã Vũ Bản cơ bản hoàn thành xong đề án dồn
điền đổi thửa, mỗi hộ chỉ còn 1 - 2 thửa (Nguyễn Thị Long, 2011). Đây là một nội dung quan trọng trong đề án xây dựng nông thôn mới của xã.
Toàn xã Vũ Bản có 20 thôn, 9.650 nhân khẩu, 2710 hộ, trong đó 2317 hộ sản xuất nông nghiệp, 765,64ha đất nông nghiệp. Sau khi có ý kiến chỉ đạo của huyện, xã đã rà soát đến năm 2010, xã đã đảm bảo 12/19 tiêu trí của nông thôn mới. Bắt tay vào thực hiện xã đã thành lập ban chỉ đạo, ban điều hành và các tiểu ban. Xã chính thức đi vào xây dựng đề án dồn điền đổi thửa, hiện tại mỗi hộ 5 - 7 thửa nay đồn đổi mỗi hộ còn 1 - 2 thửa, quy hoạch lại đồng ruộng, quy hoạch lại giao thông thuỷ lợi, sau khi được uỷ ban nhân dân huyện duyệt đề án, xã đã triển khai cụ thể tới toàn thể cán bộ đảng viên, hội viên các hội và toàn thể nhân dân (Nguyễn Thị Long, 2011).
Kết quả, Vũ Bản đã quy hoạch giao thông thuỷ lợi có gần 30km, khối lượng đào đắp khoảng 250.0003, kinh phí thu theo đầu sào, các thôn đã họp xong thống nhất về phương án chia lại ruộng, trên cơ sở vẫn diện tích cũ của các gia đình, trước 5 - 7 thửa, nay chỉ 1 - 2 thửa (Nguyễn Thị Long, 2011).
Được Đảng uỷ giao nhiệm vụ, đồng chí chủ tịch Hội Nông dân xã tham gia vào ban chỉ đạo của xã, 20 chi hội trưởng là phó tiểu ban của 20 thôn, cùng với đảng uỷ, uỷ ban và các ngành đoàn thể, Hội Nông dân xã đã phân công từng cán bộ trong ban chấp hành phụ trách các chi hội, ban chấp hành các chi hội nắm chắc tâm tư của từng hội viên và nhân dân trong thôn, những vấn đề nổi cộm khó khăn được tiểu ban tập trung tuyên truyền vận động, có những trường hợp tiểu ban phải báo cáo lên ban chỉ đạo để cùng tập trung tháo gỡ, bình quân mỗi thôn họp từ 12 - 15 cuộc họp (Nguyễn Thị Long, 2011).
Kết quả 100% hội viên nông dân chấp hành việc dồn điền đổi thửa, các thôn họp đều thống nhất cao về quy hoạch giao thông nông thôn, giao thông đồng ruộng, các hộ dân tự nguyện hiến diện tích đất ruộng cấy để làm đường, có thôn mỗi sào hiến tới 42m2, thôn thấp nhất 15m2. Việc đào đắp được thống nhất xã hỗ trợ 50% kinh phí khoảng 40 ngàn đồng, dân bỏ ra 50% khoảng 40 ngàn đồng/sào, đặc biệt thôn Đông Thành có 111 hộ trong đó 100 hộ nông nghiệp, có 70 hộ 1 thửa, 30 hộ 2 thửa, mỗi sào hiến 25m2. Đối với đường thôn, xóm, toàn xã có kế hoạch nhận 1.300 tấn xi măng để nhân dân bàn bạc đóng góp làm gần 10km đường trong các thôn, mức độ đóng góp tuỳ theo từng đoạn đường nhưng cũng có thôn mỗi hộ đóng góp tới 300 ngàn đồng. Có được kết quả trên đó là Hội
Nông dân xã đã làm tốt nhiệm vụ tuyên truyền vận động 100% hội viên đi đầu tiên phong trong việc thực hiện dồn đổi ruộng đất để mỗi hộ chỉ còn 1 - 2 thửa và tích cực đóng góp xây dựng giao thông nông thôn, giao thông đồng ruộng (Nguyễn Thị Long, 2011).
2.2.1.2. Kinh nghiệm của Hội Nông dân huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh
Thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), thời gian qua Hội Nông dân huyện Tiên Du đã đẩy mạnh các phong trào thi đua. Qua đó, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho hội viên, góp phần xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.
Phong trào thi đua được Hội Nông dân Tiên Du triển khai thực hiện với 3 nội dung chính: thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, xây dựng đời sống văn hóa và tham gia bảo đảm quốc phòng, an ninh. Trong đó, phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi thu hút được đông đảo hội viên tham gia. Các cấp Hội thường xuyên tổ chức tuyên truyền, vận động hội viên đăng ký phấn đấu đạt danh hiệu nông dân sản xuất kinh doanh giỏi các cấp.
Từ đầu năm đến nay, toàn huyện đã có 10.960 hộ đăng ký tham gia, nhằm thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, Hội vận động hội viên áp dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất, chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Hội thường xuyên phối hợp với các Trạm Khuyến nông, Bảo vệ Thực vật, các công ty tổ chức các lớp tập huấn KHKT cho nông dân. Hội đã phối hợp tổ chức được 81 lớp tập huấn về kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản cho gần 7.000 lượt hội viên. Để tạo nguồn lực giúp nông dân phát triển sản xuất, Hội phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội huyện giải ngân hơn 7 tỷ đồng, nâng tổng dư nợ lên hơn 52 tỷ đồng.
Theo Phương Mai (2011), qua phong trào này, nhiều gia đình nông dân đã thoát nghèo, có cuộc sống ổn định, đồng thời xuất hiện nhiều tấm gương sản xuất kinh doanh giỏi như: Nguyễn Viết Chăm (Việt Đoàn), Nguyễn Đức Tường (Tân Chi), Đỗ Thị Mơ (Phú Lâm)…Điển hình là gia đình hội viên nông dân Đỗ Thị Mơ (Phú Lâm) đã đầu tư nhà lưới trồng hoa cao cấp, với tổng kinh phí gần 2 tỷ đồng, tạo việc làm thường xuyên cho 3 - 5 lao động với thu nhập từ 1,5 - 2 triệu đồng/người/tháng.
Trong cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”. Hội vận động hội viên tích cực thực hiện nếp sống văn minh
trong việc cưới, việc tang và lễ hội, tham gia giữ gìn trật tự an toàn xã hội, tích cực tham gia xây dựng hương ước, quy ước của thôn, xóm. Từ đầu năm đến nay đã có gần 20.000 hộ gia đình đăng ký gia đình nông dân văn hóa. Toàn huyện có 15 Câu lạc bộ gia đình nông dân văn hóa với 528 hội viên tham gia (Phương Mai, 2011).
Phong trào nông dân tham gia bảo đảm an ninh quốc phòng, cũng được Huyện Hội chú trọng. Hội phối hợp chặt chẽ với các ngành chức năng tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước cho cán bộ, hội viên, vận động con em cán bộ, hội viên chấp hành Luật Nghĩa vụ quân sự.
2.2.1.3. Kinh nghiệm của Hội Nông dân An Giang
Thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 15/9/2011 của BCH Đảng bộ tỉnh, Quyết định 1404-QĐ/UBND ngày 18/8/2011 về việc ban hành Chương trình Phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn tỉnh An Giang giai đoạn 2011- 2015. Hội Nông dân tỉnh luôn chủ động đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ, hội viên về chương trình mục tiêu Quốc gia bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú; Biên soạn tài liệu bướm ngắn gọn, dễ hiểu được nông dân và các ngành đánh giá rất cao. Trước khi tiến hành họp dân tuyên truyền các nội dung của 19 tiêu chí nông thôn mới và vai trò Hội Nông dân, đặc biệt là vai trò mỗi hộ dân trong việc tham gia cùng địa phương xây dựng Nông thôn mới. Tổ công tác xây dựng Nông thôn mới phụ trách địa bàn của Hội Nông dân tỉnh đã đến làm việc tại địa phương với sự tham gia của cấp ủy, UBND, đại diện các ban, ngành, đoàn thể xã, BCH Hội Nông dân xã, các chi hội Nông dân ấp và Trưởng ấp. Sau các buổi làm việc với lãnh đạo xã, mỗi xã sẽ quyết định cụ thể ngày họp dân từng ấp để cán bộ Hội Nông dân tỉnh trực tiếp đến tuyên truyền về tham gia xây dựng nông thôn mới tại 10 ấp của 10 xã điểm nông thôn mới năm 2014.
Thông qua các buổi tuyên truyền tại các ấp, sinh hoạt câu lạc bộ nông dân hàng tháng hoặc các buổi họp dân của địa phương, từ đầu năm đến nay, Hội Nông dân tỉnh đã tổ chức ở 10 ấp điểm của xã triển khai mô hình với hơn 700 nông dân tham dự. Trong tuyên truyền các thành viên tổ công tác NTM Hội Nông dân tỉnh tập trung tuyên truyền chiều sâu nhấn mạnh đến các công việc cụ thể mà người dân địa phương có thể tham gia hiệu quả, phù hợp với điều kiện từng nơi trong 04 loại hình chính mà Hội tập trung phát động trong năm: hàng
rào cây xanh; bê tông hóa đường giao thông nông thôn, mô hình giữ gìn an ninh trật tự tại địa phương, xây dựng mô hình tổ hợp tác sản xuất phù hợp với từng ngành nghề ở địa phương. Với phương châm: "Mô hình cụ thể, đối tượng cụ thể, địa bàn cụ thể, nội dung tuyên truyền cụ thể" nhằm tạo chuyển biến rõ nét bộ mặt nông thôn và đời sống nông dân.
Thời gian qua, các cấp Hội đã triển khai thực hiện Đề án "Nâng cao vai trò trách nhiệm của Hội Nông dân Việt Nam trong phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và xây dựng giai cấp nông dân Việt Nam giai đoạn 2010 - 2020"; Xây dựng tổ chức Hội ngày càng vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức, thật sự là trung tâm nòng cốt cho phong trào nông dân và công cuộc xây dựng nông thôn mới. Do làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nên đã thu hút được nhiều nông dân tham gia vào tổ chức; Hiện nay, toàn tỉnh có 119.063 hội viên nông dân đang sinh hoạt tại 865 chi hội; các phong trào thi đua do Hội phát động đã thu hút được đông đảo cán bộ, hội viên tham gia, nổi bật là phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau xóa đói giảm nghèo và làm giàu chính đáng. Năm 2014 qua xét chọn toàn tỉnh hiện có 83.337 nông dân giỏi đạt 4 cấp. Các cấp Hội phối hợp cùng các ngành chức năng, thông qua các CLB nông dân, tổ chức 209 lớp tập huấn, 1.523 hội thảo nhằm chuyển giao khoa học kỹ thuật cho nông dân.
Ngoài ra, Hội Nông dân tỉnh còn duy trì nội dung ký kết giao ước thi đua giữa lực lượng Công an và Chủ tịch Hội Nông dân xã, thị trấn ở 34 xã năm 2012 và tập trung ở 09 xã điểm nông thôn mới năm 2014, làm điểm về phong trào thi đua địa phương không có tệ nạn xã hội, an ninh trật tự được giữ vững. Hàng tháng cử cán bộ Hội Nông dân tỉnh và huyện xuống cùng tham gia sinh hoạt với các câu lạc bộ, có tham dự của công xã để thông tin tình hình an trật tự tại địa bàn, phổ biến những chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nước giúp người dân hiểu và chấp hành tốt. Biên soạn, in ấn 12.000 tài liệu bướm cung cấp đến các câu lạc bộ để sinh hoạt, phổ biến rộng rãi đến người dân, tổ chức 2 lớp tập huấn về nâng cao ý thức giữ gìn an ninh trật tự, phòng chống tội phạm và các tệ nạn xã hội khác cho 190 thành viên lực lượng nòng cốt.
Tổ chức lễ ra quân xây dựng mô hình điểm đã triển khai được 10 mô hình ở 10 ấp của 10 xã có trên 700 người tham dự, tại mỗi buổi lễ phát động có từ 50 - 70 cán bộ, nông dân tham gia, tạo khí thế thi đua sôi nổi, phấn khởi trong nông dân, chuyển biến rõ nét bộ mặt nông thôn gồm: Mô hình đèn đường GTNT ở xã
Mỹ Hòa Hưng, Xã Mỹ Khánh - Tp. Long Xuyên; Xã Long An - Tân Châu; Núi Voi - Tịnh Biên; Bình Thủy- Châu Phú; Vĩnh Phú- Thoại Sơn; Mô hình làm hàng rào cây xanh và lưới B40 tại xã Long Điền A- Chợ Mới; Xã Vĩnh Thành- Châu Thành; Xã Tân Hòa - Phú Tân; Mô hình hố xử lý rác thải trong chăn nuôi tại xã Vĩnh Châu - Tp Châu Đốc. Với kinh phí Hội Nông dân hỗ trợ một cho xây dựng mô hình tại các xã điểm nông thôn mới trong đó người dân và chính quyền địa phương đã vận động đóng góp với tổng số tiền trên 700 triệu đồng và trên 500 ngày công lao động.
Nhằm tạo điều kiện về nguồn lực đầu tư vốn cho các mô hình phát triển sản xuất tại xã điểm nông thôn mới. Hội Nông dân tỉnh còn triển khai kế hoạch đã ký kết với Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh về "Đầu tư tín dụng tại các xã nông thôn mới giai đoạn 2011 - 2015" ưu tiên hỗ trợ, tạo điều kiện hình thành và đầu tư vốn cho các mô hình hợp tác sản xuất ở các xã nông thôn mới, trước mắt là 34 xã giai đoạn 2011 - 2015 theo chủ trương của tỉnh. Tại các xã điểm đều có hình thành ít nhất mỗi xã là 01 tổ hợp tác. Các tổ hợp tác đều được hướng dẫn xây dựng phương án sản xuất kinh doanh, có tham gia đầu tư vốn của Ngân hàng nông nghiệp, điển hình các tổ hợp tác chăn nuôi bò ở Long Điền A - Chợ Mới, Vĩnh Thành - Châu Thành mỗi hộ được vay với số tiền 50 triệu đồng hoặc từ nguồn vốn Quỹ hỗ trợ nông dân như xã Mỹ Khánh - Tp.Long Xuyên, Long An - TX. Tân Châu.
Phối hợp cùng Văn phòng Điều phối của tỉnh tổ chức chuyến tham quan học tập kinh nghiệm thực tế tại xã xã Bưng Riềng- huyện Xuyên Mộc - Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu và Huyện Xuân Lộc - Tỉnh Đồng Nai gồm các thành viên Tổ công tác xây dựng NTM của HND tỉnh, Hội Nông dân huyện và lãnh đạo Đảng ủy, UBND, HND một số xã có xây dựng mô hình điểm của HND tỉnh. Thông qua chuyến học tập kinh nghiệm thực tế tại địa phương bạn đã giúp Cán bộ Hội và Cấp ủy Đảng, UBND các xã có cách nhìn thực tế cùng một số kinh nghiệm quý báu trong tuyên truyền, vận động nông dân và doanh nghiệp tham gia, đóng góp tiền, công sức, hiến đất xây dựng NTM. Từ đó rút ra bài học kinh nghiệm trong triển khai 19 tiêu chí xây dựng NTM tại địa phương mình.
Bên cạnh những mặt làm được, việc tham gia xây dựng nông thôn mới của Hội Nông dân các cấp vẫn còn một số hạn chế sau: Hội Nông dân một số địa phương chưa thật sự chủ động trong tham mưu, đề xuất phần việc tham gia của Hội - sau triển khai của tỉnh dù cấp ủy, UBND có ý kiến nhưng chưa có đề xuất
cụ thể; công tác triển khai về NTM một vài nơi còn thiếu sự gắn kết chặt chẽ giữa địa phương và các đơn vị triển khai; còn có tâm lý triển khai NTM phải có vốn, có đầu tư của Nhà nước mà chưa chú trọng đến các tiêu chí không cần vốn nên khi triển khai ra dân chưa nhấn mạnh yếu tố này, chưa tận dụng tốt triển khai của các đoàn thể để phát huy ý kiến, đóng góp của người dân; các tổ hợp tác đều được thành lập tại các xã điểm tuy nhiên Hội Nông dân các xã chưa đề xuất và phối hợp chặt chẽ với HND và Phòng giao dịch NH Nông nghiệp ở các huyện nên việc các tổ được tiếp cận vốn theo liên ngành còn rất hạn chế.
Để công tác xây dựng nông thôn mới thời gian tới hiệu quả hơn, Hội Nông dân các cấp, đặc biệt Hội Nông dân của 9 xã điểm của tỉnh đăng ký với Trung