Sự phối hợp giữa Hội Nông dân với các tổ chức chính trị xã hội trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường vai trò của hội nông dân trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 97)

xây dựng nông thôn mới

Sự phối hợp giữa Hội Nông dân với các tổ chức chính trị trong xây dựng nông thôn mới ở một số cơ sở còn hình thức, chưa sát thực tế. Quyền làm chủ của người dân chưa được tôn trọng, không ít nơi mất đoàn kết. Nhiều vấn đề nổi cộm, bức xúc chưa được giải quyết kịp thời,... nhiệm vụ xây dựng NTM còn nhiều khó khăn, vướng mắc lúng túng,... Các đoàn thể nhân dân chưa có nhiều đổi mới về hoạt động, hiệu quả thấp, trong hoạt động còn biểu hiện nặng hành chính hoá. Bên cạnh đó, công tác động viên, khen thưởng chưa được chú trọng và triển khai kịp thời, đã không khích lệ, động viên được đội ngũ cán bộ, đảng viên và người dân hăng hái, tích cực thực hiện nhiệm vụ được giao hoặc ủng hộ và hưởng ứng các chương trình về xây dựng NTM đề ra

Nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận, các đoàn thể ở cơ sở tuy đã được đổi mới nhưng chưa đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ; chức năng đại diện, chăm lo lợi ích của đoàn viên, hội viên chưa được phát huy, làm giảm sự hấp dẫn của đoàn viên, hội viên và nhân dân đối với tổ chức.

Hộp 4.8. Một số tồn tại, hạn chế công tác phối hợp trong xây dựng nông thôn mới của HND với các tổ chức chính trị- xã hội

Phong trào xây dựng NTM có xu hướng chững lại, chưa đồng đều giữa các xã; chất lượng một số tiêu chí xây dựng NTM còn thiếu tính bền vững. Công tác phối hợp của các đoàn thể chính trị xã hội tại một số địa phương còn yếu và chồng chéo. Công tác tuyên truyền vận động nhân dân giữ gìn vệ sinh môi trường đường làng, ngõ xóm, khu dân cư chưa thực sự được chú trọng. Công tác chỉ đạo phát triển sản xuất, nhân rộng các mô hình ở một số địa phương còn nhiều hạn chế, lúng túng. Dẫn đến việc đánh giá kết quả thực hiện các tiêu chí xây dựng NTM ở một số xã còn chưa sát, có tư tưởng khoán trắng cho cán bộ chuyên môn, thiếu kiểm tra rà soát, độ chính xác chưa cao.

Ban Chỉ đạo xây dựng NTM huyện Gia Lâm 4.3.3. Nhận thức của Hội viên Nông dân về xây dựng nông thôn mới

Những người có uy tín trong các cấp Hội là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự tham gia của hội viên vào các hoạt động trong xây dựng nông thôn mới. Nghiên cứu cho thấy, tiếng nói của các cán bộ Hội cấp trên luôn có tác động rất lớn đến sự tham gia của các hội viên vào các hoạt động trong xây dựng nông thôn mới. Khi các hoạt động được sự phân công từ cán bộ Hội cấp trên và được bàn giao

đến từng hội viên trong tổ chức Hội thì hiệu quả công việc được giao rất tốt. Do đó, việc phát huy vai trò của những người có uy tín trong các cấp Hội để họ trực tiếp vận động hội viên tham gia vào trong các hoạt động trong xây dựng nông thôn mới là một việc làm hết sức quan trọng.

Công tác tổ chức của hội có ảnh hưởng lớn đến vai trò của Hội Nông dân trong thực hiện chương trình nông thôn mới. Tổ chức Hội có vào cuộc, triển khai các nội dung trong chương trình nông thôn mới. Tuy nhiên sự triển khai còn chậm trễ, sự chỉ đạo của Hội cấp trên còn bị chồng chéo làm ảnh hưởng đến quá trình triển khai thực hiện của HND cấp dưới. Ngoài ra, tinh thần đoàn kết, trách nhiệm của các hội viên Nông dân trong tổ chức cũng là một yếu tố nội tại thuộc về tổ chức có ảnh hưởng đến vai trò của HND trong thực hiện chương trình nông thôn mới.

4.4. ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM TĂNG CƯỜNG VAI TRÒ CỦA HỘI NÔNG DÂN TRONG XÂY DỰNG NÔNG CƯỜNG VAI TRÒ CỦA HỘI NÔNG DÂN TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI HUYỆN GIA LÂM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI TRONG NHỮNG NĂM TỚI

4.4.1. Định hướng

Một là, Nâng cao vai trò, trách nhiệm của Hội Nông dân trong xây dựng nông thôn mới phải trên cơ sở các quan điểm của Đảng và Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) về nông nghiệp, nông dân và nông thôn (Trung ương HND Việt Nam, 2009).

Hội Nông dân Việt Nam nói chung và Hội Nông dân huyện Gia Lâm nói riêng là tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp nông dân, đại diện cho ý chí và nguyện vọng của giai cấp nông dân. Hội Nông dân hoạt động dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, vì vậy những quan điểm của Đảng trong các Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng về phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn là tiền đề, là điều kiện tiên quyết để Hội Nông dân nâng cao vai trò, trách nhiệm của mình trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

Hai là, Hội Nông dân là trung tâm và nòng cốt trong phong trào nông dân và xây dựng nông thôn mới. Hội đại diện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của giai cấp nông dân Việt Nam.

Trong giai đoạn hiện nay, công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của công nghiệp hóa,

hiện đại hóa đất nước. Hội nghị Trung ương 7 (khóa X) đã có chủ trương xây dựng các quy hoạch phát triển nông thôn và thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới; xây dựng các làng, xã, thôn, ấp, bản có cuộc sống no đủ, văn minh, môi trường lạnh mạnh; hình thành các khu dân cư đô thị với kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ. Gắn phát triển kinh tế với xây dựng nông thôn mới, giải quyết tốt hơn mối quan hệ giữa nông thôn và thành thị, giữa các vùng miền, góp phần giữ vững ổn định chính trị - xã hội.

Hiện nay kinh tế nông thôn đã chuyển dịch theo hướng công nghiệp, dịch vụ thương mại và nông nghiệp. Bộ mặt nhiều vùng nông thôn ngày càng được cải thiện, dân chủ cơ sở được phát huy. Vì vậy, phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới, xây dựng giai cấp nông dân là một trong những định hướng quan trọng của Đảng trong sự nghiệp đổi mới.

Hội Nông dân là tổ chức đại diện cho giai cấp nông dân, không chỉ đại diện về mặt chính trị mà còn đại diện cả về mặt kinh tế - xã hội. Vì vậy, Hội Nông dân cần được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và cần được Nhà nước tạo điều kiện để Hội thật sự là trung tâm, là nòng cốt trong phong trào xây dựng nông thôn mới

Ba là, Xây dựng tổ chức Hội Nông dân vững mạnh phải gắn với xây dựng giai cấp nông dân Việt Nam, củng cố khối liên minh Công nhân – Nông dân – Trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng (Đảng CSVN, 2008).

Nông dân nước ta là lực lượng to lớn nhất đã góp phần quan trọng xây đắp lên lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc. Trong suốt quá trình cách mạng, giai cấp nông dân luôn một lòng sắt son đi theo con đường của Đảng, Bác Hồ và toàn dân tộc đã lựa chọn, đó là “độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội”. Ngày nay vị thế chính trị của giai cấp nông dân; vị trí, vai trò của Hội Nông dân ngày càng được nâng cao

Trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Hội Nông dân cần phải vững mạnh hơn nữa, đáp ứng vai trò tổ chức các phong trào nông dân và hoạt động của Hội hiện nay. Hội phải kiện toàn hệ thống tổ chức bộ máy các cấp để đủ sức tổ chức thực hiện các chương trình, dự án thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 7 (khóa X) của Đảng về nông nghiệp, nông dân, nông thôn mà Hội xây dựng và đề xuất.

thôn nhấn mạnh việc chăm lo, củng cố khối liên minh công nhân – nông dân – trí thức là nhiệm vụ của toàn Đảng và của cả hệ thống chính trị. Vì vậy, Hội phải đóng góp tích cực vào củng cố khối liên minh công nhân – nông dân – trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng để phát huy vai trò của giai cấp nông dân trong sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn (Đảng CSVN, 2008).

Bốn là, Hội Nông dân trực tiếp tham gia một số chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn (Trung ương HND Việt Nam, 2009).

Trước đây và cả trong những năm vừa qua, hoạt động của Hội chủ yếu là tuyên truyền, vận động, giác ngộ nông dân theo Đảng, theo cách mạng. Trong giai đoạn phát triển kinh tế hiện nay, những nội dung đó vẫn cần, nhưng nếu chỉ dừng lại như vậy thì hoạt động của Hội sẽ kém hiệu quả. Hoạt động của Hội cần phải gắn với các hoạt đông kinh tế thì mới tăng sức thuyết phục trong phong trào nông dân. Các hoạt động gắn với kinh tế sẽ tạo ra sức lan tỏa mạnh, trên cơ sở đó nông dân thấy lợi ích và quyền lợi của chính họ. Để làm được việc đó, Hội nông dân phải trực tiếp tham gia một số chương trình dự án phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn.

Công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Các chương trình, dự án thực hiện chủ trương này đã và đang được tất cả các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương triển khai thực hiện với mục tiêu tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong sản xuất nông nghiệp, kinh tế nông thôn, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nông dân.

Một trong những chức năng của Hội là “Chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của nông dân; tổ chức các hoạt động dịch vụ, tư vấn, hỗ trợ nông dân trong sản xuất và đời sống”. Để làm tốt nhiệm vụ này, Hội phải đề xuất với Đảng, Nhà nước những điều kiện và cơ chế cụ thể nhằm thực hiện và đưa Nghị quyết Trung ương 7 (khóa X) vào đời sống của nông dân (Ban Bí thư TW Đảng, 2009).

4.4.2. Các giải pháp tăng cường vai trò của Hội Nông dân trong xây dựng nông thôn mới tại huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội trong những năm tới

Trong những năm tới, trên địa bàn huyện tốc độ CNH – HĐH, đô thị hóa tiếp tục diễn ra nhanh hơn, mạnh hơn, từ đó tác động lớn đến sự chuyển dịch cơ

cấu kinh tế, phân bố dân cư, phân bố lao động sẽ đặt ra cho tổ chức Hội Nông dân và hội viên nông dân đòi hỏi phải có sự nỗ lực cố gắng và thể hiện quyết tâm cao trong tình hình mới. Để góp phần nâng cao vai trò của Hội Nông dân trong xây dựng nông thôn mới các cấp Hội Nông dân từ huyện đến cơ sở cần xác định phương hướng, nhiệm vụ và các giải pháp thực hiện như sau:

4.4.2.1. Tăng cường công tác tuyên truyền vận động cán bộ, hội viên và nhân dân trong xây dựng nông thôn mới

- Tuyên truyền giáo dục, bồi dưỡng để nâng cao trình độ dân trí cho nông dân là một trong những nhiệm vụ quan trọng của các cấp Hội nhằm đảm bảo cho hội viên nông dân hiểu biết chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, nâng cao kiến thức cho nông dân về mọi mặt;

- Công tác tuyên truyền giáo dục phải tiến hành thường xuyên, có kế hoạch chủ động phối hợp chặt chẽ với các ngành, đoàn thể. Phấn đấu 100% số hộ nông dân được nghe phổ biến giáo dục pháp luật, các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng các chính sách của Nhà nước, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến nông nghiệp, nông dân và nông thôn, các Chỉ thị, Nghị quyết của Hội;

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền yêu nước, lịch sử xây dựng và trưởng thành của Hội, vận động nông dân tích cực thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị “Về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, thực hiện phong trào “Dân vận khéo” góp phần xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền trong sạch, vững mạnh, tích cực học tập và thực hiện Nghị quyết Nghị quyết số 04-NQ/TW Hội nghị Trung ương 4 khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ đã thẳng thắn chỉ rõ những biểu hiện của sự suy thoái về tư tưởng chính trị, suy thoái về đạo đức lối sống, và biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”…;

- Đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền như hội thảo, hội nghị tọa đàm, sân khấu hóa…Tăng cường tuyên truyền vận động cán bộ, hội viên nông dân hiểu vai trò, vị trí của họ trong xây dựng nông thôn mới để hội viên nhận thức xây dựng Nông thôn mới là công việc của họ, làm cho chính họ hôm nay và cho các thế hệ con cháu họ mai sau, tạo cho họ niềm tin, tự tin, tự chủ và môi trường để sáng tạo.

- Chủ động, tích cực nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của nông dân, kịp thời báo cáo với cấp ủy, chính quyền để có những chủ trương, chính sách và giải pháp phù hợp nhằm tạo ra sự động thuận trong xã hội, củng cố niềm tin của nông dân với Đảng;

- Đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, chủ động phối hợp với các phương tiện thông tin đại chúng cung cấp những thông tin về công tác Hội và phong trào nông dân để tuyên truyền.

4.4.2.2. Tăng cường tham gia trong các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội nông thôn

a, Tăng cường tham gia của HND trong các hoạt động phát triển kinh tế * Sản xuất nông nghiệp

- Thực hiện quy hoạch vùng và phát triển sản xuất hàng hóa theo hướng chuyên canh. Tham mưu hoàn thành quy hoạch vùng sản xuất chuyên canh tập trung giai đoạn 2017-2020 trên địa bàn các xã phù hợp với điều kiện tự nhiên và tập quán sản xuất, phát huy lợi thế so sánh của địa phương.

+ Lĩnh vực trồng trọt:

Vùng sản xuất lúa chất lượng: Đến năm 2020, phấn đấu trên 90% diện tích trồng lúa được gieo trồng giống lúa chất lượng cao, diện tích lúa 2 vụ 4.815ha, năng xuất 55 tạ/ha, sản lượng 26.482,5 tấn. Xây dựng các vùng chuyên canh lúa với quy mô diện tích từ 30ha trở lên.

Vùng sản xuất giống cây: Xây dựng, hình thành hệ thống vườn đồng tại thị trấn Trâu Quỳ, xã Đa Tốn trở thành nơi gieo ươm cây giống ăn quả, cung cấp giống cây ăn quả của một số loại cây ăn quả đặc sản cung cấp cho các tỉnh phía bắc. Thực hiện tốt quy chế quản lý giống cây ăn quả, cơ sở sản xuất giống cây đạt chuẩn theo quy định của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Vùng cây ăn quả, hoa cây cảnh: Đến năm 2020, phấn đấu diện tích trồng cây ăn quả trên địa bàn huyện 1.200ha-1300ha. Xây dựng các vùng trồng hoa, cây cảnh tại các xã có truyền thống Phù Đổng, Đa Tốn, Lệ Chi, Kim Sơn; các mô hình trồng hoa, cây cảnh theo hướng ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp nhằm phát huy hết tiềm năng và lợi thế về đất đai, lao động…

Vùng sản xuất rau an toàn: duy trì diện tích trồng RAT trên địa bàn huyện, tiếp tục mở rộng vùng rau an toàn đến năm 2020 tổng diện tích là 559,48ha tập

trung tại các xã: Văn Đức, Đặng Xá, Yên Thường, Yên Viên, Lệ Chi…

+ Lĩnh vực chăn nuôi:

Hình thành các vùng chăn nuôi tập trung, trọng điểm gắn với bảo vệ môi trường và an toàn sinh học.

Vùng chăn nuôi bò sữa: Trọng điểm tại các xã khu vực Bắc Đuống với quy mô đến năm 2020 khoảng 2600-2700 con, sản lượng sữa trên 7000 tấn/năm;

Vùng chăn nuôi lợn nạc: quy mô đến năm 2020 khoảng 27.000-28.000

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường vai trò của hội nông dân trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)