3.2.1. Phương pháp tiếp cận
- Tiếp cận chính sách chỉ đạo thực hiện xây dựng nông thôn mới: Rà soát các văn bản chỉ đạo từ thành phố đến cơ sở.
- Tiếp cận theo nội dung xây dựng nông thôn mới: Gồm có 19 tiêu chí trong chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, thể hiện ở 9 nội dung chính.
3.2.2. Chọn điểm nghiên cứu
Với mục tiêu nghiên cứu của đề tài là đánh giá vai trò của Hội Nông dân trong xây dựng Nông thôn mới tại huyện Gia Lâm, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu vai trò của cán bộ, hội viên các cấp Hội Nông dân trong việc xây dựng nông thôn mới. Do đó tác giả chọn 19 xã trên địa bàn huyện, ngoại trừ xã Bát Tràng. Đề án xây dựng nông thôn mới của Huyện được thực hiện tại 20 xã (xã Bát Tràng không có tổ chức Hội Nông dân) trên 22 đơn vị hành chính của huyện Gia Lâm. Như vậy, nghiên cứu sẽ thu thập thông tin và tìm hiểu sâu ở 19 xã có tổ chức HND.
3.2.3. Thu thập số liệu
3.2.3.1. Thu thập số liệu đã công bố (thứ cấp)
Bảng 3.5. Thông tin thứ cấp
Thông tin Loại tài liệu Nguồn thu thập
Cơ sở lý luận của đề tài, các số liệu, dẫn chứng về vai trò của HND trong xây dựng nông thôn mới. Các nghiên cứu gần đây có liên quan và được tiến hành bởi các tập thể, cá nhân,… có liên quan đến NTM, vai trò của HND trong xây dựng NTM.
+ Các loại sách và bài giảng: Kinh tế nông nghiệp, Phát triển nông thôn, …
+ Các bài báo từ các tạp chí có liên quan tới đề tài
+ Các tài liệu từ các website
+ Các luận văn, báo cáo liên quan đến đề tài nghiên cứu.
Thư viện Học viện Nông Nghiệp Việt Nam, thư viện khoa Kinh tế & PTNT, Học viện Nông Nghiệp Việt Nam.
Số liệu về tình hình chung của huyện, số liệu của Hội Nông dân của Huyện và các đơn vị
+ Báo cáo kết quả kinh tế - xã hội của huyện qua các năm.
+ Tình hình phát triển của các
UBND huyện.
nghiên cứu, tình hình xây dựng nông thôn mới của huyện.
Số liệu thể hiện HND tham gia trong xây dựng NTM tại các xã, đặc biệt các mô hình điểm về vai trò của HND trong xây dựng NTM tại cơ sở.
ngành Nông nghiệp, công nghiệp, thương mại dịch vụ của huyện. + Niên giám thống kê huyện Gia Lâm. + Các báo cáo về các chương trình, dự án đầu tư cho huyện Gia Lâm. + Các báo cáo về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn.
+ Báo cáo thu - chi ngân sách của huyện qua các năm.
+ Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ 2010 - 2020.
+ Báo cáo Đại hội Hội Nông dân nhiệm kỳ 2012-2017; và báo cáo tổng kết các năm từ 2014-2016
Chi cục thống kê huyện
UBND huyện, chi cục thống kê H Gia Lâm
BCĐ XD NTM; UBND huyện .
UBND huyện.
Hội Nông dân Huyện
Phương pháp thu thập thông tin, số liệu đã công bố:
- Liệt kê các thông tin cần thiết có thể thu thập, hệ thống hóa theo nội dung và địa điểm thu thập.
- Liên hệ với cơ quan cung cấp thông tin. - Tiến hành thu thập bằng ghi chép, sao chụp.
- Kiểm tra tính thực tế của thông tin qua quan sát trực tiếp và kiểm tra chéo.
3.2.3.2. Số liệu sơ cấp
Nghiên cứu thực hiện tìm hiểu ở cấp huyện, cấp xã và đến cấp thôn để thu thập thông tin làm rõ vai trò của HND trong xây dựng nông thôn mới tại Gia Lâm (điều tra 19 xã của huyện, mỗi xã lấy ý kiến của 9 cán bộ Hội Nông dân và 9 người dân). Chọn điểm nghiên cứu sâu tại các thôn thuộc 19 xã của huyện, mỗi xã chọn 3 thôn, mỗi thôn điều tra 3 hội viên của Hội nông dân và 3 người dân.
Số liệu sơ cấp: Lấy ý kiến của 40 đồng chí lãnh đạo Hội Nông dân huyện và xã, 171 ông bà Hội viên Nông dân, 171 người dân trong các xã để điều tra. Thu thập thông qua phỏng vấn, sử dụng bảng hỏi đối với các đối tượng gồm: Hội Nông dân huyện; Hội Nông dân xã; Hội viên Hội Nông dân; Người dân địa phương.
Bảng 3.6. Thống kê số mẫu điều tra
Đối tượng điều tra Số lượng
1. Lãnh đạo Hội Nông dân huyện 2
2. Lãnh đạo HND xã (19 xã mỗi xã 2 người) 38
3. Hội viên HND các chi hội (57 chi hội, mỗi chi hội 3 người) 171 4. Người dân các thôn ( 57 thôn, mỗi thôn 3 người) 171
Tổng 382
Để có được số liệu mới, chúng tôi sẽ thông qua việc điều tra, khảo sát thực tế tại 57 thôn thuộc 19 xã của huyện Gia Lâm, phỏng vấn trực tiếp và thảo luận nhóm các đối tượng được thể hiện cụ thể sau:
Bảng 3.7. Thông tin sơ cấp TT Đối tượng
thu thập
Số lượng
Nội dung Phương pháp 1 Lãnh đạo Hội Nông dân huyện 02 người
Tình hình công tác hội và phong trào Nông dân huyện Gia Lâm, công tác triển khai xây dựng Nông thôn mới của Hội Nông dân huyện
Phỏng vấn sâu 2 Lãnh đạo Hội Nông dân 19 xã 38 người
- Kết quả công tác hội và phong trào Nông dân. - Công tác vận động cán bộ, hội viên tham gia xây dựng NTM. Phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm 3 Hội viên Hội Nông dân ở 57 chi hội (mỗi chi hội chọn 3 người)
171 người
- Thông tin chung
- Những tiêu chí về xây dựng NTM mà Hội nông dân tham gia
- Nhận thức của Cán bộ, hội viên
- Đánh giá về vai trò của Hội viên Nông dân trong XD NTM.
- Lợi ích khi được vay vốn của hội Nông dân để phát triển kinh tế.
- Sự thay đổi trước và sau khi được tư vấn, dạy nghề và chuyển giao KHKT do HND tổ chức Phỏng vấn sâu 4 Người dân của các thôn (mỗi thôn chọn 3 người) 171 người
- Đánh giá về vai trò của Hội viên nông dân trong XD NTM.
- Lợi ích khi được vay vốn của Hội Nông dân để phát triển kinh tế.
- Sự thay đổi trước và sau khi được tư vấn, dạy nghề và chuyển giao KHKT do hội nông dân tổ chức
Phỏng vấn sâu
3.2.4. Xử lý số liệu
Nghiên cứu sử dụng Excel để xử lý số liệu.
3.2.5. Phương pháp phân tích
3.2.5.1. Phương pháp thống kê mô tả
Là phương pháp nghiên cứu các hiện tượng kinh tế - xã hội bằng việc mô tả thông qua các số liệu thu thập được. Phương pháp này sử dụng các chỉ tiêu phân tích như số tương đối, số tuyệt đối, số bình quân và phương pháp phân tổ để phân tích tình hình kinh tế - xã hội ở địa phương; phân tích, đánh giá vai trò của Hội Nông dân cũng như những khó khăn hạn chế đối với vai trò của họ trong việc xây dựng nông thôn mới ở địa phương trong từng điều kiện, trường hợp cụ thể về vấn đề đó.
3.2.5.2. Phương pháp so sánh
- So sánh định lượng: So sánh trước và sau khi thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới tại huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội. Từ đó thấy được sự khác biệt trước và sau khi thực hiện chương trình.
- So sánh định tính: Sử dụng những chỉ tiêu về mặt xã hội và môi trường để đánh giá. Trong quá trình so sánh ta cũng có thể kết hợp giữa so sánh định tính và định lượng để phân tích vấn đề.
Ngoài ra, trong quá trình phân tích chúng tôi đặc biệt chú ý vận dụng phương pháp giám sát đánh giá có sự tham gia, phương pháp này được thực hiện từ một số chỉ tiêu thể hiện mức độ tham gia của cộng đồng, bằng cách dựa vào một trong bốn khả năng: Đặc trưng công việc, giai đoạn của quá trình tham gia, bố trí nguồn tài chính, khu vực ảnh hưởng.
3.2.6. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
* Phản ánh vai trò của Hội Nông dân trong xây dựng nông thôn mới
+ Vai trò của Hội Nông dân trong công tác tuyên truyền. + Mối quan hệ giữa BCĐ với Hội Nông dân trên địa bàn.
+ Vai trò của Hội Nông dân trong các cuộc thảo luận bàn lập kế hoạch và công tác quy hoạch xây dựng NTM.
Tỷ lệ Hội viên Hội Nông dân (%) = Số Hội viên tham gia x 100 Tổng số người
+ Vai trò của Hội Nông dân trong các mô hình sản xuất, các đợt tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật.
+ Số ngày công Hội Nông dân lao động trực tiếp.
+ Nguồn lực do Hội Nông dân đóng góp (tiền, hiện vật, đất) trong quá trình xây dựng NTM.
+ Tổng hợp nguồn kinh phí nhân dân đóng góp cho các hoạt động.
Tỷ lệ đóng góp kinh phí (%)= Kinh phí đóng góp x 100 Tổng kinh phí
+ Vai trò Hội Nông dân trong công tác, kiểm tra, giám sát xây dựng NTM. + Vai trò của HND trong quản lý và hưởng lợi trong xây dựng NTM
+ Vai trò của Hội Nông dân trong xây dựng hệ thống tổ chức chính trị xã hội cơ sở.
* So sánh kết quả đạt được từ trước và sau khi thực hiện đề án
- Số hộ nghèo, tỷ lệ hộ nghèo
- Mức độ bảo đảm vệ sinh môi trường.
- Tỷ lệ đường làng, ngõ xóm được bê tông hóa; số công trình cơ sở hạ tầng được xây dựng tại xã.
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1.TÌNH HÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở HUYỆN GIA LÂM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Tính đến tháng 12/2016, kết quả thực hiện các tiêu chí theo Bộ tiêu chí Quốc gia về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện như sau (UBND huyện Gia Lâm, 2016):
a. Nhóm tiêu chí về quy hoạch
- Cấp Huyện: Căn cứ quyết định số 6330/QĐ-UBND ngày 23/12/2010 của UBND thành phố Hà Nội về việc “Ban hành quy định về trình tự, thủ tục lập, thẩm định, trình duyệt Đề án xây dựng nông thôn mới cấp huyện và Đề án xây dưng nông thôn mới cấp xã trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2010-2020”, Huyện Gia Lâm đã hoàn thành và phê duyệt “Đề án xây dựng Nông thôn mới huyện Gia Lâm giai đoạn 2011-2020” xong trong tháng 8/2011, là một trong những Huyện hoàn thành phê duyệt đề án cấp huyện sớm nhất thành phố.
- Cấp xã: Thực hiện sự chỉ đạo của Thành phố, BCĐ huyện đã thành lập hội đồng thẩm định đề án xây dựng NTM các xã với thành viên là đại diện lãnh đạo các phòng, ban, ngành chuyên môn của huyện, thành lập tổ công tác giúp việc Ban chỉ đạo xây dựng NTM của huyện, đồng thời ban hành các văn bản hướng dẫn các xã thực hiện.
Kết quả đến 15/01/2012, UBND huyện đã ban hành quyết định phê duyệt đề án xây dựng nông thôn mới của 19 xã (hoàn thành 100%), đồng thời ban hành Quy chế quản lý quy hoạch theo quy định.
b. Nhóm tiêu chí về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng
- Giao thông: Thời điểm lập đề án 100% các xã chưa đạt tiêu chí giao thông. Đến tháng 12/2016, 18/20 xã đạt và cơ bản đạt tiêu chí giao thông, còn 2/20 xã chưa đạt: Lệ Chi và Trung Mầu.
- Thủy lợi: So với chuẩn, tiêu chí thủy lợi trên địa bàn huyện chưa đạt. Đến tháng 12/2016, có 18/20 xã đạt và cơ bản đạt tiêu chí thủy lợi; còn 2 xã chưa đạt là: Lệ Chi và Trung Mầu.
- Điện nông thôn: tiêu chí điện nông thôn trên địa bàn huyện được củng cố và giữ vững với 20/20 xã đạt, chiếm 100%.
- Trường học: Đến tháng 12/2016 trên địa bàn Huyện đã có 53/71 (74,6%) trường học các cấp đạt chuẩn quốc gia; đã có 20/20 xã đạt và cơ bản đạt tiêu chí trường học.
- Cơ sở vật chất văn hóa: Đã có 150/171 thôn, làng có nhà văn hóa đạt chuẩn theo quy định của bộ văn hóa, đạt tỷ lệ 87,7%. Đến nay có 20/20 xã đạt và cơ bản đạt tiêu chí về cơ sở vật chất văn hóa.
- Chợ nông thôn: Đến tháng 12/2016, toàn bộ 20/20 xã trên địa bàn huyện đã đạt và cơ bản đạt tiêu chí chợ nông thôn.
- Bưu điện: tiêu chí này được giữ vững với 20/20 xã đạt chuẩn.
- Nhà ở dân cư: Thời điểm lập đề án 20/20 xã đạt và cơ bản đạt tiêu chí nhà ở dân cư, đến nay tiêu chí này được giữ vững.
c. Nhóm tiêu chí về phát triển kinh tế và tổ chức sản xuất
- Thu nhập: Đến tháng 12/2016, đã có 18/20 xã đạt tiêu chí Thu nhập; còn 02 xã chưa đạt là Lệ Chi và Trung Mầu.
- Tỷ lệ hộ nghèo: đến tháng 12/2016 tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện còn khoảng 1,46%; đã có 20/20 xã đạt và cơ bản đạt tiêu chí tỷ lệ hộ nghèo.
- Tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên: Tỷ lệ lao động có việc làm sau đào tạo trên địa bàn huyện đạt trên 80%. Đến nay 20/20 xã đạt và cơ bản đạt tiêu chí này.
- Hình thức tổ chức sản xuất: Thời điểm lập đề án 100% các xã đã đạt và cơ bản đạt tiêu chí hình thức tổ chức sản xuất. Đến tháng 12/2016, có 54/54 hợp tác xã trên địa bàn huyện tổ chức lại hoạt động theo luật HTX 2012. Chi cục PTNT Hà Nội hỗ trợ tổ chức lại theo luật HTX năm 2012 cho 04 HTX DVNN các xã: Yên Thường, Kim Sơn, Dương Xá, Đặng Xá; Liên minh HTX Thành phố Hà Nội hỗ trợ củng cố HTX theo tiêu chí nông thôn mới gồm các xã: Dương Quang, Trung Mầu, Lệ Chi, Kim Sơn. Đến nay 100% các xã trên địa bàn huyện đã giữ vững tiêu chí này.
d. Nhóm tiêu chí về Văn hóa – Xã hội – Môi trường
- Giáo dục: Công tác phổ cập giáo dục đạt kết quả tốt, đến nay toàn huyện đã đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục mầm non đối với trẻ 5 tuổi; đạt chuẩn quốc gia mức độ 2 về phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi; đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục THCS; tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS vào THPT và tương
đương đạt 97,12%.
Công tác xây dựng, phát triển, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục được đặc biệt quan tâm, chú trọng; chất lượng giáo dục toàn diện trong các nhà trường tiếp tục được duy trì, giữ vững và từng bước được nâng cao. Đến nay 100% các xã trên địa bàn huyện đạt tiêu chí về giáo dục.
- Y tế: Đến nay 100% các xã trên địa bàn huyện đã đạt chuẩn Quốc gia về Y tế cơ sở theo bộ tiêu chí mới, các Trạm y tế đều được đầu tư xây dựng và cải tạo có đủ điều kiện phòng làm việc và trang thiết bị y tế theo chuẩn quốc gia, áp dụng công nghệ thông tin trong hoạt động chuyên môn đối với hệ thống các Trạm y tế. Đến tháng 12/2016, 20/20 xã trên địa bàn huyện đã đạt tiêu chí y tế trong xây dựng nông thôn mới.
- Văn hóa: Triển khai tốt công tác thông tin tuyên truyền, cổ động, các hoạt động văn hoá, văn nghệ trong những ngày lễ lớn của đất nước, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị của Thành phố và Huyện; triển khai thực hiện tốt phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”; công tác đăng ký, bình xét, công nhận các danh hiệu văn hóa nghiêm túc, đảm bảo đúng quy trình, quy định và chất lượng ngày càng được nâng cao; duy trì và phát triển phong trào hoạt động thể dục thể thao, tham gia thi đấu đầy đủ các giải do Thành phố tổ chức. Đến nay có 142/171 làng, thôn, cụm dân cư đạt danh hiệu văn hóa, 20/20 xã đạt và cơ bản đạt tiêu chí văn hóa.
- Về môi trường: Tập trung chỉ đạo các xã thực hiện tiêu chí về môi