Tác động của hội nông dân đến tình hình an ninh trật tự

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường vai trò của hội nông dân trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 91)

“Bây giờ tình hình an ninh trật tự trên địa bàn được đảm bảo lắm. Do nhà ở cạnh khu công nghiệp làng nghề Kiêu kỵ nên ngày trước, tối nào đi ngủ tôi cũng phải cất hết xe vào trong nhà khóa cổng cửa cẩn thận mà vẫn không an tâm. Nhưng khi HND độ 22h tối đi kiểm tra làm bọn kẻ gian cũng dè trừng, do vậy khi đi ngủ tôi chỉ để xe ở sân khóa cổng thôi”.

Bà Nguyễn Thị Hồng thôn Kiêu Kỵ, xã Kiêu Kỵ Hộp 4.6 Tác động của xây dựng nông thôn mới đến môi trường

“Kể từ khi Hội HND phát động phòng trào vệ sinh từ nhà ra đồng, ở địa phương chúng tôi đã cải thiện được phần nào tình trạng ô nhiễm môi trường, người dân không còn vứt rác bừa bãi ra đường, ao, mương máng, đường ruộng như trước đây nữa. Họ đã tự giác thu gom, phân loại rác tại gia đình trước khi đem ra ngoài”.

Bà Nguyễn Thị Hải, thôn 7, xã Đông Dư

Bên cạnh đó hội còn vận động hội viên, nông dân xoá bỏ tập quán, hủ tục lạc hậu. Tổ chức các hoạt động văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao, tổ chức các giải bóng đá, bóng chuyền... Theo đó, Hội Nông dân các cấp huyện Gia Lâm thực hiện nội dung công tác vận động hội viên, nông tham gia cuộc vận động“Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” nay là CVĐ “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” và thực hiện tốt CVĐ "Xây

dựng người nông dân Hà Nội “Thanh lịch, văn minh" với 5 tiêu chuẩn: “Thanh lịch, hiểu biết, năng động, nghĩa tình, kỷ cương” gắn với đăng ký thực hiện gia đình văn hoá.

Bảng 4.14. Kết quả thực hiện phong trào xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư Huyện Gia Lâm giai đoạn 2014-2016

Đơn vị tính: Hộ

Năm Tổng số hộ đăng ký

(hộ) Số hộ đạt tiêu chuẩn (hộ) Tỷ lệ % đạt được

2014 25.761 23.958 91,80

2015 26.281 24.126 93,00

2016 27.618 25.823 93,50

Nguồn: Hội Nông dân huyện Gia Lâm (2014-2016)

Hưởng ứng cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư ” nay là CVĐ “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, các hội viên nông dân trong huyện đăng kí xây dựng gia đình nông dân văn hoá, tham gia xây dựng thôn, làng văn hoá. Các cấp Hội tích cực vận động gia đình hội viên tích cực đăng kí thực hiện 5 tiêu chuẩn: “Thanh lịch, hiểu biết, năng động, nghĩa tình, kỷ cương” gắn với cuộc vận động.

Trong năm 2014, toàn huyện có 25.761 hộ gia đình nông dân đăng kí và 23.958 hộ đạt tiêu chuẩn người nông dân Hà nội “Thanh lịch, văn minh", (đạt 91,80%). Trong những năm tiếp theo, con số này không ngừng tăng lên. Năm 2015 tăng lên 24.126 hộ gia đình hội viên đạt tiêu chuẩn trong số 26.281 hộ đăng kí (đạt 93,0%) đạt danh hiệu “Gia đình văn hoá”. Năm 2016, có 27.618 hộ nông dân đăng kí thì số hộ gia đình đạt tiêu chuẩn là 25.823 hộ, chiếm 93,5%.

Đạt được kết quả đó là nhờ Hội Nông dân các cấp trong huyện tích cực vận động cán bộ, hội viên tham gia. Cũng thông qua đó, bộ mặt nông thôn huyện Gia Lâm được thay đổi căn bản, kinh tế ở nông thôn trong huyện ngày càng phát triển.

4.2.3. Một số thuận lợi và khó khăn trong việc nâng cao vai trò xây dựng nông thôn mới của Hội Nông dân huyện Gia Lâm nông thôn mới của Hội Nông dân huyện Gia Lâm

4.2.3.1. Các thuận lợi

- Được sự chỉ đạo trực tiếp của Ban chỉ đạo xây dựng NTM của huyện Gia Lâm; sự phối hợp chặt chẽ của các ngành, các cấp từ huyện đến cơ sở trong việc triển khai thực hiện xây dựng NTM.

thức được tầm quan trọng về xây dựng NTM. Tập trung cao độ phối hợp với các cấp Hội Nông dân để lập và thực hiện đề án, làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực, chủ động tham gia.

- Chương trình xây dựng NTM đáp ứng được nhu cầu, nguyện vọng của nhân dân địa phương, nên được người dân ủng hộ rất nhiệt tình.

- Tình hình an ninh, chính trị ổn định, cán bộ, đảng viên và nhân dân luôn tin tưởng vào chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước.

4.2.3.2. Các khó khăn

- Các cấp Hội Nông dân còn gặp nhiều khó khăn do không có nhiều kinh phí cho các hoạt động của các hội viên, điều này cũng gây ảnh hưởng đến sự nhiệt tình tham gia đóng góp công sức của bản thân từng hội viên trong việc xây dựng NTM.

- Năng lực tổ chức triển khai chương trình của đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ cơ sở, còn hạn chế.

- Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, lao động trong nông thôn theo hướng tăng thu nhập bền vững cho đa số nông dân còn khó khăn.

- Khó khăn trong mời gọi doanh nghiệp về xã đầu tư kinh doanh, đưa sản phẩm ra thị trường do khu vực nông thôn còn kém hấp dẫn, khả năng thu hồi vốn chậm, rủi ro cao...

- Việc tiếp thu các kiến thức tiến bộ KH - KT vào sản xuất còn chậm.

- Hệ thống thông tin còn nhiều hạn chế, công tác triển khai thông tin qua mạng Internet tại địa phương chưa triển khai đồng bộ; công tác xây dựng các website về thông tin sản phẩm - thị trường của địa phương chưa được quan tâm đúng mức...

- Xây dựng NTM đòi hỏi nhu cầu về vốn rất lớn mặc dù có sự đầu tư hỗ trợ của Nhà nước song khả năng về vốn đối ứng của địa phương và sức đóng góp của nhân dân còn hạn do kinh tế của địa phương rất khó khăn.

- Vai trò của người dân và cộng đồng chưa được quan tâm đúng mức, tạo tâm lý chờ đợi từ sự hỗ trợ từ bên ngoài còn phổ biến, chưa tạo cho người dân kiến thức và thói quen trong quyết định và lựa chọn những việc thiết thực để phát triển cộng đồng.

- Công tác đào tạo, tập huấn cho người dân nông thôn gặp nhiều khó khăn do trình độ dân trí và nhận thức của người dân vẫn còn thấp. Trong khi đó, đa phần thanh niên trí thức nông thôn khi được đào tạo lại có tâm lý không muốn trở

về gắn bó, xây dựng nông thôn. Một số ngành nghề đào tạo xong không có việc làm, hoặc khó triển khai nhân rộng do thiếu vốn.

- Bộ máy tổ chức của các cấp Hội Nông dân còn cồng kềnh, chồng chéo giữa việc phân định rõ vai trò của các cấp do các thành viên đều là kiêm nhiệm, khối lượng công việc rất nhiều, song kinh phí dành cho các hội viên thấp, điều này làm giảm sự nhiệt tình tham gia đóng góp công sức của bản thân các hội viên trong xây dựng nông thôn mới.

Vì vậy, để đạt được những kết quả mong muốn cần phải có một kế hoạch cụ thể mang tính lâu dài, đòi hỏi các cấp HND từ huyện đến cơ sở tích cực làm tốt công tác tuyên truyền vận động để người dân tích cực tham gia duy trì và nâng cao các tiêu chí NTM thì mới phát huy vai trò thực sự của các cấp Hội.

4.3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VAI TRÒ CỦA HỘI NÔNG DÂN TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI

4.3.1. Tổ chức bộ máy và năng lực của đội ngũ cán bộ Hội Nông dân các cấp

Sơ đồ 4.2. Tương tác trong tổ chức Hội nông dân huyện Gia Lâm

Thông tin phản hồi của cơ sở đối với cấp trên. Sự chỉ đạo, điều hành của cấp trên đối với cấp dưới.

Hội Nông dân huyện Gia Lâm Hội Nông dân thành phố Hà Nội

Hội Nông dân cơ sở

Chi Hội Nông dân cơ sở

Tổ Hội Nông dân cơ sở

Chủ tịch Hồ Chí Minh dạy: “Cán bộ là gốc của mọi công việc”, “Công việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”. Nhận thức rõ vị trí và tầm quan trọng của công tác cán bộ, nên các cấp Hội thường xuyên quan tâm chú trọng đến công tác bồi dưỡng và cử cán bộ, công chức đi bồi dưỡng, đào tạo nhằm nâng cao trình độ chuyên môn mọi mặt, đáp ứng tiêu chuẩn cán bộ và yêu cầu trong xây dựng NTM. Thực tế theo số liệu trong bảng 4.15 cho thấy rằng trình độ chuyên môn trong quản lý nhà nước và trình độ lý luận chính trị của cán bộ Hội Nông dân cấp cơ sở là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của tổ chức Hội Nông dân trong xây dựng nông thôn mới.

Bảng 4.15. Ảnh hưởng của trình độ của cán bộ Hội cơ sở đến kết quả xây dựng NTM

ĐVT: %

Chỉ tiêu đánh giá Xã xây dựng NTM tốt (17 xã đã đạt NTM)

Xã xây dựng nông thôn mới kém (03 xã chưa đạt NTM) 1. Trình độ chuyên môn - Đại học 40,00 9,09 - Cao đẳng 9,09 9,09 - Trung cấp 16,36 27,27

- Chưa qua đào tạo 34,55 54,55

2. Trình độ chính trị

- Cao cấp 0,00 0,00

- Trung cấp 67,27 36,36

- Chưa qua đào tạo 32,73 63,64

Nguồn: Hội Nông dân huyện Gia Lâm (2017)

Căn cứ vào bảng 4.15 thể hiện số liệu đánh giá về trình độ chuyên môn, trình độ lý luận chính trị của 66 đồng chí ủy viên ban thường vụ Hội nông dân các cơ sở, trong đó 17 xã xây dựng nông thôn mới tốt đã được công nhận đạt chuẩn NTM có 55 đồng chí trong ban thường vụ; 03 xã xây dựng nông thôn mới kém chưa được công nhận đạt chuẩn NTM có 11 đồng chí trong ban thường vụ (cơ cấu ban thường vụ gồm 01 đồng chí chủ tịch, 01 đồng chí phó chủ tịch và các đồng chí ủy viên ban thường vụ).

Về trình độ chuyên môn: Tại 17 đơn vị đã được công nhận là xã đạt nông thôn mới thì trình độ chuyên môn của các đồng chí trong ban thường vụ hội nông dân cơ sở có 40,00% trình độ đại học, 9,09 % có trình độ cao đẳng, 16,36% có trình độ trung cấp, còn lại 34,55% chưa qua đào tạo. Tại 03 xã xây dựng nông thôn mới kém chưa được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới thì trình độ đại học là 9,09%, trình độ cao đẳng là 9,09%, 27,27% có trình độ trung cấp, còn lại 54,55% chưa qua đào tạo chuyên môn do đó ít nhiều cũng ảnh hưởng đến công tác xây dựng nông thôn mới của xã.

Hộp 4.7Vấn đề về trình độ đội ngũ cán bộ

Trong thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về XD NTM, bên cạnh những đơn vị có nhiều cố gắng và tích cực, vẫn còn một số cơ sở Hội chưa có các giải pháp đồng bộ, đủ mạnh để vận động hội viên và các tầng lớp nhân dân chung tay, góp sức xây dựng NTM, dẫn đến tiến độ và kết quả thực hiện các nội dung và tiêu chí chậm, làm giảm niềm tin của quần chúng trong thực hiện các mục tiêu XD NTM. Nguyên nhân là do nhận thức và trình độ năng lực của đội ngũ cán bộ Hội còn hạn chế, vai trò của người đứng đầu trong từng tổ chức Hội chưa được phát huy, nên chưa đặt đúng mức sự lãnh đạo, chỉ đạo của Hội trong xây dựng NTM, còn có biểu hiện trông chờ, ỷ lại vào cấp trên.

Ông Đặng Tương Phục, Chủ tịch Hội nông dân huyện

Về trình độ lý luận trính trị: Tại 17 đơn vị đã được công nhận là xã đạt nông thôn mới có 67,27% có trình độ lý luận chính trị trung cấp, 32,73% chưa qua đào tạo lý luận; tại 3 xã xây dựng nông thôn mới kém chưa được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới có tới 63,64% chưa qua đào tạo, chỉ có 36,36% được đào tạo trung cấp lý luận, qua đó đã thể hiện rõ vai trò khác nhau đối với từng khâu của một chu kỳ dự án: Lực lượng cán bộ Hội Nông dân có trình độ học vấn và trình độ lý luận luôn được tín nhiệm giao phó các khâu đòi hỏi trình độ chuyên môn (thẩm định/lập kế hoạch, thi công thực hiện, kiểm tra giám sát, quản lý)..., còn lực lượng cán bộ hội Nông dân chưa qua đào tạo bị bác bỏ các ý kiến, không tự tin trong đóng góp các ý kiến về khâu xác định giải pháp, lập kế hoạch, thi công thực hiện, quản lý. Ngoài ra, một bộ phận không nhỏ Hội viên nông dân vẫn còn tâm lý ỷ lại, trông chờ, coi xây dựng NTM là nhiệm vụ của chính quyền địa phương. Phần lớn họ chỉ tham gia đóng góp ý kiến vào việc xác định nhu cầu, nguồn lực và hưởng lợi.

4.3.2. Sự phối hợp giữa Hội Nông dân với các tổ chức chính trị - xã hội trong xây dựng nông thôn mới xây dựng nông thôn mới

Sự phối hợp giữa Hội Nông dân với các tổ chức chính trị trong xây dựng nông thôn mới ở một số cơ sở còn hình thức, chưa sát thực tế. Quyền làm chủ của người dân chưa được tôn trọng, không ít nơi mất đoàn kết. Nhiều vấn đề nổi cộm, bức xúc chưa được giải quyết kịp thời,... nhiệm vụ xây dựng NTM còn nhiều khó khăn, vướng mắc lúng túng,... Các đoàn thể nhân dân chưa có nhiều đổi mới về hoạt động, hiệu quả thấp, trong hoạt động còn biểu hiện nặng hành chính hoá. Bên cạnh đó, công tác động viên, khen thưởng chưa được chú trọng và triển khai kịp thời, đã không khích lệ, động viên được đội ngũ cán bộ, đảng viên và người dân hăng hái, tích cực thực hiện nhiệm vụ được giao hoặc ủng hộ và hưởng ứng các chương trình về xây dựng NTM đề ra

Nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận, các đoàn thể ở cơ sở tuy đã được đổi mới nhưng chưa đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ; chức năng đại diện, chăm lo lợi ích của đoàn viên, hội viên chưa được phát huy, làm giảm sự hấp dẫn của đoàn viên, hội viên và nhân dân đối với tổ chức.

Hộp 4.8. Một số tồn tại, hạn chế công tác phối hợp trong xây dựng nông thôn mới của HND với các tổ chức chính trị- xã hội

Phong trào xây dựng NTM có xu hướng chững lại, chưa đồng đều giữa các xã; chất lượng một số tiêu chí xây dựng NTM còn thiếu tính bền vững. Công tác phối hợp của các đoàn thể chính trị xã hội tại một số địa phương còn yếu và chồng chéo. Công tác tuyên truyền vận động nhân dân giữ gìn vệ sinh môi trường đường làng, ngõ xóm, khu dân cư chưa thực sự được chú trọng. Công tác chỉ đạo phát triển sản xuất, nhân rộng các mô hình ở một số địa phương còn nhiều hạn chế, lúng túng. Dẫn đến việc đánh giá kết quả thực hiện các tiêu chí xây dựng NTM ở một số xã còn chưa sát, có tư tưởng khoán trắng cho cán bộ chuyên môn, thiếu kiểm tra rà soát, độ chính xác chưa cao.

Ban Chỉ đạo xây dựng NTM huyện Gia Lâm 4.3.3. Nhận thức của Hội viên Nông dân về xây dựng nông thôn mới

Những người có uy tín trong các cấp Hội là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự tham gia của hội viên vào các hoạt động trong xây dựng nông thôn mới. Nghiên cứu cho thấy, tiếng nói của các cán bộ Hội cấp trên luôn có tác động rất lớn đến sự tham gia của các hội viên vào các hoạt động trong xây dựng nông thôn mới. Khi các hoạt động được sự phân công từ cán bộ Hội cấp trên và được bàn giao

đến từng hội viên trong tổ chức Hội thì hiệu quả công việc được giao rất tốt. Do đó, việc phát huy vai trò của những người có uy tín trong các cấp Hội để họ trực tiếp vận động hội viên tham gia vào trong các hoạt động trong xây dựng nông thôn mới là một việc làm hết sức quan trọng.

Công tác tổ chức của hội có ảnh hưởng lớn đến vai trò của Hội Nông dân trong thực hiện chương trình nông thôn mới. Tổ chức Hội có vào cuộc, triển khai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường vai trò của hội nông dân trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)