Tổ chức bộ máy và năng lực của đội ngũ cán bộ Hội Nông dân các cấp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường vai trò của hội nông dân trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 94 - 97)

Sơ đồ 4.2. Tương tác trong tổ chức Hội nông dân huyện Gia Lâm

Thông tin phản hồi của cơ sở đối với cấp trên. Sự chỉ đạo, điều hành của cấp trên đối với cấp dưới.

Hội Nông dân huyện Gia Lâm Hội Nông dân thành phố Hà Nội

Hội Nông dân cơ sở

Chi Hội Nông dân cơ sở

Tổ Hội Nông dân cơ sở

Chủ tịch Hồ Chí Minh dạy: “Cán bộ là gốc của mọi công việc”, “Công việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”. Nhận thức rõ vị trí và tầm quan trọng của công tác cán bộ, nên các cấp Hội thường xuyên quan tâm chú trọng đến công tác bồi dưỡng và cử cán bộ, công chức đi bồi dưỡng, đào tạo nhằm nâng cao trình độ chuyên môn mọi mặt, đáp ứng tiêu chuẩn cán bộ và yêu cầu trong xây dựng NTM. Thực tế theo số liệu trong bảng 4.15 cho thấy rằng trình độ chuyên môn trong quản lý nhà nước và trình độ lý luận chính trị của cán bộ Hội Nông dân cấp cơ sở là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của tổ chức Hội Nông dân trong xây dựng nông thôn mới.

Bảng 4.15. Ảnh hưởng của trình độ của cán bộ Hội cơ sở đến kết quả xây dựng NTM

ĐVT: %

Chỉ tiêu đánh giá Xã xây dựng NTM tốt (17 xã đã đạt NTM)

Xã xây dựng nông thôn mới kém (03 xã chưa đạt NTM) 1. Trình độ chuyên môn - Đại học 40,00 9,09 - Cao đẳng 9,09 9,09 - Trung cấp 16,36 27,27

- Chưa qua đào tạo 34,55 54,55

2. Trình độ chính trị

- Cao cấp 0,00 0,00

- Trung cấp 67,27 36,36

- Chưa qua đào tạo 32,73 63,64

Nguồn: Hội Nông dân huyện Gia Lâm (2017)

Căn cứ vào bảng 4.15 thể hiện số liệu đánh giá về trình độ chuyên môn, trình độ lý luận chính trị của 66 đồng chí ủy viên ban thường vụ Hội nông dân các cơ sở, trong đó 17 xã xây dựng nông thôn mới tốt đã được công nhận đạt chuẩn NTM có 55 đồng chí trong ban thường vụ; 03 xã xây dựng nông thôn mới kém chưa được công nhận đạt chuẩn NTM có 11 đồng chí trong ban thường vụ (cơ cấu ban thường vụ gồm 01 đồng chí chủ tịch, 01 đồng chí phó chủ tịch và các đồng chí ủy viên ban thường vụ).

Về trình độ chuyên môn: Tại 17 đơn vị đã được công nhận là xã đạt nông thôn mới thì trình độ chuyên môn của các đồng chí trong ban thường vụ hội nông dân cơ sở có 40,00% trình độ đại học, 9,09 % có trình độ cao đẳng, 16,36% có trình độ trung cấp, còn lại 34,55% chưa qua đào tạo. Tại 03 xã xây dựng nông thôn mới kém chưa được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới thì trình độ đại học là 9,09%, trình độ cao đẳng là 9,09%, 27,27% có trình độ trung cấp, còn lại 54,55% chưa qua đào tạo chuyên môn do đó ít nhiều cũng ảnh hưởng đến công tác xây dựng nông thôn mới của xã.

Hộp 4.7Vấn đề về trình độ đội ngũ cán bộ

Trong thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về XD NTM, bên cạnh những đơn vị có nhiều cố gắng và tích cực, vẫn còn một số cơ sở Hội chưa có các giải pháp đồng bộ, đủ mạnh để vận động hội viên và các tầng lớp nhân dân chung tay, góp sức xây dựng NTM, dẫn đến tiến độ và kết quả thực hiện các nội dung và tiêu chí chậm, làm giảm niềm tin của quần chúng trong thực hiện các mục tiêu XD NTM. Nguyên nhân là do nhận thức và trình độ năng lực của đội ngũ cán bộ Hội còn hạn chế, vai trò của người đứng đầu trong từng tổ chức Hội chưa được phát huy, nên chưa đặt đúng mức sự lãnh đạo, chỉ đạo của Hội trong xây dựng NTM, còn có biểu hiện trông chờ, ỷ lại vào cấp trên.

Ông Đặng Tương Phục, Chủ tịch Hội nông dân huyện

Về trình độ lý luận trính trị: Tại 17 đơn vị đã được công nhận là xã đạt nông thôn mới có 67,27% có trình độ lý luận chính trị trung cấp, 32,73% chưa qua đào tạo lý luận; tại 3 xã xây dựng nông thôn mới kém chưa được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới có tới 63,64% chưa qua đào tạo, chỉ có 36,36% được đào tạo trung cấp lý luận, qua đó đã thể hiện rõ vai trò khác nhau đối với từng khâu của một chu kỳ dự án: Lực lượng cán bộ Hội Nông dân có trình độ học vấn và trình độ lý luận luôn được tín nhiệm giao phó các khâu đòi hỏi trình độ chuyên môn (thẩm định/lập kế hoạch, thi công thực hiện, kiểm tra giám sát, quản lý)..., còn lực lượng cán bộ hội Nông dân chưa qua đào tạo bị bác bỏ các ý kiến, không tự tin trong đóng góp các ý kiến về khâu xác định giải pháp, lập kế hoạch, thi công thực hiện, quản lý. Ngoài ra, một bộ phận không nhỏ Hội viên nông dân vẫn còn tâm lý ỷ lại, trông chờ, coi xây dựng NTM là nhiệm vụ của chính quyền địa phương. Phần lớn họ chỉ tham gia đóng góp ý kiến vào việc xác định nhu cầu, nguồn lực và hưởng lợi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường vai trò của hội nông dân trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 94 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)