Xây dựng Nông thôn mới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường vai trò của hội nông dân trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 27 - 32)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn

2.1. Cơ sở lý luận về vai trò của hội nông dân trong xây dựng nông thôn mới

2.1.2. Xây dựng Nông thôn mới

2.1.2.1. Quan điểm của Đảng về xây dựng nông thôn mới

Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 của Ban Chấp hành trung ương Đảng khóa X (2008) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đã khẳng định: “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là cơ sở và lực lượng quan trọng để phát triển kinh tế- xã hội bền vững, giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo an ninh, quốc phòng; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái của đất nước.

- Các vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn phải được giải quyết đồng bộ, gắn với quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn là một nhiệm vu quan trọng hàng đầu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trong mối quan hệ mật thiết giữa nông nghiệp, nông dân, nông thôn, nông dân là chủ thể của quá trình phát triển, xây dựng nông thôn mới gắn với xây dựng các cơ sở công nghiệp, dịch vụ và phát triển đô thị theo quy hoạch là căn bản; phát triển toàn diện, hiện đại hóa nông nghiệp là then chốt.

- Phát triển nông nghiệp, nông thôn và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân phải dựa trên cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, phù hợp với điều kiện của từng vùng, từng lĩnh vực, để giải phóng và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực xã hội, trước hết là lao động, đất đai, rừng và biển; khai thác tốt các điều kiện thuận lợi trong hội nhập kinh tế quốc tế cho phát triển lực lượng sản xuất trong nông nghiệp, nông thôn; phát huy cao nội lực; đồng thời tăng mạnh đầu tư của Nhà nước và xã hội, ứng dụng nhanh các thành tựu khoa học,

công nghệ tiên tiến cho nông nghiệp, nông thôn, phát triển nguồn nhân lực, nâng cao dân trí nông dân.

- Giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội; trước hết, phải khơi dậy tinh thần yêu nước, tự chủ, tự lực, tự cường vươn lên của nông dân.

Xây dựng xã hội nông thôn ổn định, hòa thuận, dân chủ, có đời sống văn hóa phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc, tạo động lực cho phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nông dân.”

- Về mục tiêu Nghị quyết cũng đã xác định :

“Không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của dân cư nông thôn, hài hòa giữa các vùng, tạo sự chuyển biến nhanh hơn ở các vùng còn nhiều khó khăn; nông dân được đào tạo có trình độ sản xuất ngang bằng với các nước tiên tiến trong khu vực và đủ bản lĩnh chính trị, đóng vai trò làm chủ NTM.

Xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, bền vững, sản xuất hàng hóa lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao, đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia cả trước mắt và lâu dài. Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ; hệ thống chính trị ở nông thôn dưới sự lãnh đạo của Đảng được tăng cường.

Xây dựng giai cấp nông dân, củng cố liên minh công nhân- nông dân- trí thức vững mạnh, tạo nền tảng kinh tế- xã hội và chính trị vững chắc cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”

Trong mục tiêu từng giai đoạn có nội dung phấn đấu đến năm 2020 có 50% số xã trong cả nước đạt tiêu chuẩn nông thôn mới. Để cụ thể hóa mục tiêu này Thủ tướng Chính phủ (2016) đã ban hành Quyết định số 1980/QĐ-TTg ngày 17-10-2016 về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016-2020. Đây là căn cứ để các địa phương chỉ đạo việc xây dựng, phát triển nông thôn mới; đầu tư phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội nông thôn; giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống; xây dựng nông thôn mới bền vững,

giàu đẹp.

Nội dung của Quyết định 1980 (Thủ tướng Chính phủ, 2016) quy định về xã nông thôn mới với 19 tiêu chí trên 5 lĩnh vực (quy hoạch, hạ tầng kinh tế - xã hội, kinh tế và tổ chức sản xuất, văn hóa – xã hội- môi trường và hệ thống chính trị) của 7 vùng kinh tế khác nhau. Xã đạt chuẩn nông thôn mới là xã đạt được 19 tiêu chí cụ thể đó.

Theo Quyết định số 558/QĐ-TTg ngày 05/4/2016 của Thủ tướng Chính phủ, Huyện đạt nông thôn mới có 100% số xã trong huyện đạt chuẩn nông thôn mới và có tất cả 9 tiêu chí: Quy hoạch; giao thông; thủy lợi; điện; y tế- văn hóa; giáo dục; sản xuất; môi trường; an ninh, trật tự xã hội; chỉ đạo xây dựng NTM.

2.1.2.2. Đặc trưng của nông thôn mới

Theo Quyết định số 800/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ (2010) về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 -2020 đã nêu rõ đặc trưng của nông thôn mới bao gồm:

- Kinh tế phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của cư dân nông thôn được nâng cao;

- Nông thôn phát triển theo quy hoạch, có kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội hiện đại, môi trường sinh thái được bảo vệ;

- Dân trí được nâng cao, bản sắc văn hóa dân tộc được giữ gìn và phát huy; - An ninh tốt, quản lý dân chủ.

- Chất lượng hệ thống chính trị được nâng cao

2.1.2.3. Tiêu chí xây dựng nông thôn mới

Thủ tướng Chính phủ (2016) đã ký Quyết định số 1980/QĐ-TTg, ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016-2020, bao gồm 19 tiêu chí và được chia thành 5 nhóm cụ thể: Nhóm tiêu chí về quy hoạch, về hạ tầng kinh tế - xã hội, về kinh tế và tổ chức sản xuất, về văn hóa - xã hội - môi trường và về hệ thống chính trị.

Theo đó, Bộ tiêu chí đưa ra chỉ tiêu chung cả nước và các chỉ tiêu cụ thể theo từng vùng: Trung du miền núi phía Bắc, Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long phù hợp với đặc điểm, điều kiện kinh tế - xã hội cụ thể của mỗi vùng.

thủy lợi, điện, trường học, cơ sở vật chất văn hóa, Cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn, Thông tin và Truyền thông, nhà ở dân cư, thu nhập, hộ nghèo, lao động có việc làm, tổ chức sản xuất, giáo dục và đào tạo, y tế, văn hóa, môi trường và an toàn thực phẩm, hệ thống chính trị và tiếp cận pháp luật, quốc phòng an ninh.

Mỗi tiêu chí đều được quy định mức chỉ tiêu cụ thể đối với từng xã để được công nhận đạt xã nông thôn mới. Cụ thể, về tiêu chí giao thông, tùy thuộc vào từng vùng kinh tế mà UBND cấp tỉnh quy định cụ thể để phù hợp với quy hoạch, điều kiện thực tế nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo tính kết nối của hệ thống giao thông trên địa bàn.

Về hộ nghèo, xã vùng Đông Nam Bộ phải đạt tiêu chuẩn tỷ lệ hộ nghèo đa chiều ≤ 1%, vùng Đồng bằng sông Hồng ≤ 2%, Đồng bằng sông Cửu Long ≤ 4%, Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ ≤ 5%, Tây Nguyên ≤ 7% và Trung du miền núi phía Bắc ≤ 12%.

2.1.2.4. Nguyên tắc xây dựng nông thôn mới

Nghị quyết số 26-NQ/TW của Đảng Cộng sản Việt Nam (2008) đã xác định: - Xây dựng NTM theo phương châm phát huy vai trò chủ thể của cộng đồng dân cư địa phương là chính, Nhà nước đóng vai trò định hướng, ban hành các tiêu chí, quy chuẩn xã đặt ra các chính sách, cơ chế hỗ trợ và hướng dẫn. Các hoạt động cụ thể do chính cộng đồng người dân ở thôn, xã bàn bạc dân chủ để quyết định và tổ chức thực hiện.

- Được thực hiện trên cơ sở kế thừa và lồng ghép các chương trình MTQG, chương trình hỗ trợ có mục tiêu, các chương trình, dự án khác đang triển khai ở nông thôn, có bổ sung dự án hỗ trợ đối với các lĩnh vực cần thiết; có cơ chế, chính sách khuyến khích mạnh mẽ đầu tư của các thành phần kinh tế; huy động đóng góp của các tầng lớp dân cư.

- Được thực hiện gắn với các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng của mỗi địa phương (xã, huyện, tỉnh); có quy hoạch và cơ chế đảm bảo cho phát triển theo quy hoạch.

- Là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội; cấp uỷ Đảng, chính quyền đóng vai trò chỉ đạo, điều hành quá trình xây dựng quy hoạch, kế hoạch, tổ chức thực hiện; hình thành cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” do Mặt trận Tổ quốc chủ trì cùng các tổ chức chính trị - xã hội vận động mọi tầng lớp nhân dân phát huy vai trò chủ thể trong việc

xây dựng nông thôn mới.

2.1.2.5. Vai trò của nông thôn mới trong phát triển kinh tế - xã hội

Về kinh tế: Nông thôn có nền sản xuất hàng hóa mở, hướng đến thị trường và giao lưu, hội nhập. Để đạt được điều đó, cơ sở hạ tầng của nông thôn phải hiện đại, tạo điều kiện thuận lợi cho mở rộng sản xuất, giao lưu buôn bán, chăm sóc sức khỏe cộng đồng.

- Thúc đẩy nông nghiệp, nông thôn phát triển nhanh, kích thích mọi người tham gia vào thị trường, hạn chế rủi ro cho nông dân, điều chỉnh, giảm bớt sự phân hóa giàu nghèo, chênh lệch về mức sống giữa các vùng, giữa nông thôn và thành thị.

- Phát triển các hình thức sở hữu đa dạng, trong đó chú ý xây dựng mới các HTX theo mô hình kinh doanh đa ngành. Hỗ trợ các HTX ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ phù hợp với các phương án sản xuất, kinh doanh, phát triển ngành nghề ở nông thôn.

- Sản xuất hàng hóa với chất lượng sản phẩm mang nét độc đáo, đặc sắc của từng vùng, địa phương. Tập trung đầu tư vào những trang thiết bị, công nghệ sản xuất, chế biến nông sản sau thu hoạch vừa có khả năng tận dụng nhiều lao động vừa đáp ứng yêu cầu xuất khẩu.

Về chính trị: Phát huy dân chủ với tinh thần tôn trọng pháp luật, gắn lệ làng, hương ước với pháp luật để điều chỉnh hành vi con người, đảm bảo tính pháp lý, phát huy tính tự chủ của làng xã.

Phát huy tối đa Quy chế dân chủ cơ sở, tôn trọng hoạt động của các hội, đoàn thể, các tổ chức hiệp hội vì lợi ích cộng đồng, nhằm huy động tổng lực vào xây dựng nông thôn mới.

Về văn hóa - xã hội: Tăng cường dân chủ ở cơ sở, phát huy vai trò tự chủ trong thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, trong xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, giúp nhau xóa đói giảm nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng.

Về con người: Xây dựng nhân vật trung tâm của mô hình nông thôn mới, đó là người nông dân sản xuất hàng hóa khá giả, giàu có; là người nông dân kết tinh các tư cách: công dân, thể nhân, dân của làng, người con của các dòng họ, gia đình.

Có kế hoạch, chương trình, lộ trình xây dựng người nông dân nông thôn thành người nông dân sản xuất hàng hóa trong kinh tế thị trường, thành nhân vật trung tâm của mô hình nông thôn mới, người quyết định thành công của mọi cải cách ở nông thôn.

Người nông dân và các cộng đồng nông thôn là trung tâm của mọi chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn. Đưa nông dân vào sản xuất hàng hóa, doanh nhân hóa nông dân, doanh nghiệp hóa các cộng đồng dân cư, thị trường hóa nông thôn.

Về môi trường: Môi trường sinh thái phải được bảo tồn xây dựng, củng cố, bảo vệ. Bảo vệ rừng đầu nguồn, chống ô nhiễm nguồn nước, môi trường không khí và chất thải từ các khu công nghiệp để nông thôn phát triển bền vững.

Các nội dung trên trong cấu trúc vai trò mô hình nông thôn mới có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Nhà nước đóng vai trò chỉ đạo, tổ chức điều hành quá trình hoạch định và thực thi chính sách, xây dựng đề án, cơ chế, tạo hành lang pháp lý, hỗ trợ vốn, kỹ thuật, nguồn lực, tạo điều kiện, kích thích tinh thần. Nhân dân tự nguyện tham gia, chủ động trong thực thi và hoạch định chính sách. Trên tinh thần đó, các chính sách kinh tế - xã hội ra đời tạo hiệu ứng tổng (Ban Bí thư TW Đảng, 2009).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường vai trò của hội nông dân trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 27 - 32)