Thông tin sơ cấp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường vai trò của hội nông dân trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 58)

TT Đối tượng

thu thập

Số lượng

Nội dung Phương pháp 1 Lãnh đạo Hội Nông dân huyện 02 người

Tình hình cơng tác hội và phong trào Nông dân huyện Gia Lâm, công tác triển khai xây dựng Nông thôn mới của Hội Nông dân huyện

Phỏng vấn sâu 2 Lãnh đạo Hội Nông dân 19 xã 38 người

- Kết quả công tác hội và phong trào Nông dân. - Công tác vận động cán bộ, hội viên tham gia xây dựng NTM. Phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm 3 Hội viên Hội Nơng dân ở 57 chi hội (mỗi chi hội chọn 3 người)

171 người

- Thơng tin chung

- Những tiêu chí về xây dựng NTM mà Hội nông dân tham gia

- Nhận thức của Cán bộ, hội viên

- Đánh giá về vai trò của Hội viên Nông dân trong XD NTM.

- Lợi ích khi được vay vốn của hội Nông dân để phát triển kinh tế.

- Sự thay đổi trước và sau khi được tư vấn, dạy nghề và chuyển giao KHKT do HND tổ chức Phỏng vấn sâu 4 Người dân của các thôn (mỗi thôn chọn 3 người) 171 người

- Đánh giá về vai trị của Hội viên nơng dân trong XD NTM.

- Lợi ích khi được vay vốn của Hội Nơng dân để phát triển kinh tế.

- Sự thay đổi trước và sau khi được tư vấn, dạy nghề và chuyển giao KHKT do hội nông dân tổ chức

Phỏng vấn sâu

3.2.4. Xử lý số liệu

Nghiên cứu sử dụng Excel để xử lý số liệu.

3.2.5. Phương pháp phân tích

3.2.5.1. Phương pháp thống kê mơ tả

Là phương pháp nghiên cứu các hiện tượng kinh tế - xã hội bằng việc mô tả thông qua các số liệu thu thập được. Phương pháp này sử dụng các chỉ tiêu phân tích như số tương đối, số tuyệt đối, số bình quân và phương pháp phân tổ để phân tích tình hình kinh tế - xã hội ở địa phương; phân tích, đánh giá vai trị của Hội Nông dân cũng như những khó khăn hạn chế đối với vai trị của họ trong việc xây dựng nông thôn mới ở địa phương trong từng điều kiện, trường hợp cụ thể về vấn đề đó.

3.2.5.2. Phương pháp so sánh

- So sánh định lượng: So sánh trước và sau khi thực hiện Chương trình xây dựng nơng thơn mới tại huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội. Từ đó thấy được sự khác biệt trước và sau khi thực hiện chương trình.

- So sánh định tính: Sử dụng những chỉ tiêu về mặt xã hội và môi trường để đánh giá. Trong q trình so sánh ta cũng có thể kết hợp giữa so sánh định tính và định lượng để phân tích vấn đề.

Ngồi ra, trong q trình phân tích chúng tôi đặc biệt chú ý vận dụng phương pháp giám sát đánh giá có sự tham gia, phương pháp này được thực hiện từ một số chỉ tiêu thể hiện mức độ tham gia của cộng đồng, bằng cách dựa vào một trong bốn khả năng: Đặc trưng cơng việc, giai đoạn của q trình tham gia, bố trí nguồn tài chính, khu vực ảnh hưởng.

3.2.6. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

* Phản ánh vai trị của Hội Nơng dân trong xây dựng nông thôn mới

+ Vai trị của Hội Nơng dân trong công tác tuyên truyền. + Mối quan hệ giữa BCĐ với Hội Nông dân trên địa bàn.

+ Vai trị của Hội Nơng dân trong các cuộc thảo luận bàn lập kế hoạch và công tác quy hoạch xây dựng NTM.

Tỷ lệ Hội viên Hội Nông dân (%) = Số Hội viên tham gia x 100 Tổng số người

+ Vai trị của Hội Nơng dân trong các mơ hình sản xuất, các đợt tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật.

+ Số ngày công Hội Nông dân lao động trực tiếp.

+ Nguồn lực do Hội Nơng dân đóng góp (tiền, hiện vật, đất) trong quá trình xây dựng NTM.

+ Tổng hợp nguồn kinh phí nhân dân đóng góp cho các hoạt động.

Tỷ lệ đóng góp kinh phí (%)= Kinh phí đóng góp x 100 Tổng kinh phí

+ Vai trị Hội Nơng dân trong công tác, kiểm tra, giám sát xây dựng NTM. + Vai trò của HND trong quản lý và hưởng lợi trong xây dựng NTM

+ Vai trị của Hội Nơng dân trong xây dựng hệ thống tổ chức chính trị xã hội cơ sở.

* So sánh kết quả đạt được từ trước và sau khi thực hiện đề án

- Số hộ nghèo, tỷ lệ hộ nghèo

- Mức độ bảo đảm vệ sinh môi trường.

- Tỷ lệ đường làng, ngõ xóm được bê tơng hóa; số cơng trình cơ sở hạ tầng được xây dựng tại xã.

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1.TÌNH HÌNH XÂY DỰNG NƠNG THÔN MỚI Ở HUYỆN GIA LÂM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Tính đến tháng 12/2016, kết quả thực hiện các tiêu chí theo Bộ tiêu chí Quốc gia về xây dựng nơng thơn mới trên địa bàn huyện như sau (UBND huyện Gia Lâm, 2016):

a. Nhóm tiêu chí về quy hoạch

- Cấp Huyện: Căn cứ quyết định số 6330/QĐ-UBND ngày 23/12/2010

của UBND thành phố Hà Nội về việc “Ban hành quy định về trình tự, thủ tục lập, thẩm định, trình duyệt Đề án xây dựng nơng thơn mới cấp huyện và Đề án xây dưng nông thôn mới cấp xã trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2010-2020”, Huyện Gia Lâm đã hoàn thành và phê duyệt “Đề án xây dựng Nông thôn mới huyện Gia Lâm giai đoạn 2011-2020” xong trong tháng 8/2011, là một trong những Huyện hoàn thành phê duyệt đề án cấp huyện sớm nhất thành phố.

- Cấp xã: Thực hiện sự chỉ đạo của Thành phố, BCĐ huyện đã thành lập hội đồng thẩm định đề án xây dựng NTM các xã với thành viên là đại diện lãnh đạo các phòng, ban, ngành chuyên môn của huyện, thành lập tổ công tác giúp việc Ban chỉ đạo xây dựng NTM của huyện, đồng thời ban hành các văn bản hướng dẫn các xã thực hiện.

Kết quả đến 15/01/2012, UBND huyện đã ban hành quyết định phê duyệt đề án xây dựng nông thôn mới của 19 xã (hoàn thành 100%), đồng thời ban hành Quy chế quản lý quy hoạch theo quy định.

b. Nhóm tiêu chí về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng

- Giao thông: Thời điểm lập đề án 100% các xã chưa đạt tiêu chí giao

thông. Đến tháng 12/2016, 18/20 xã đạt và cơ bản đạt tiêu chí giao thơng, cịn 2/20 xã chưa đạt: Lệ Chi và Trung Mầu.

- Thủy lợi: So với chuẩn, tiêu chí thủy lợi trên địa bàn huyện chưa đạt.

Đến tháng 12/2016, có 18/20 xã đạt và cơ bản đạt tiêu chí thủy lợi; cịn 2 xã chưa đạt là: Lệ Chi và Trung Mầu.

- Điện nơng thơn: tiêu chí điện nông thôn trên địa bàn huyện được củng cố

- Trường học: Đến tháng 12/2016 trên địa bàn Huyện đã có 53/71 (74,6%)

trường học các cấp đạt chuẩn quốc gia; đã có 20/20 xã đạt và cơ bản đạt tiêu chí trường học.

- Cơ sở vật chất văn hóa: Đã có 150/171 thơn, làng có nhà văn hóa đạt

chuẩn theo quy định của bộ văn hóa, đạt tỷ lệ 87,7%. Đến nay có 20/20 xã đạt và cơ bản đạt tiêu chí về cơ sở vật chất văn hóa.

- Chợ nơng thơn: Đến tháng 12/2016, toàn bộ 20/20 xã trên địa bàn huyện

đã đạt và cơ bản đạt tiêu chí chợ nơng thơn.

- Bưu điện: tiêu chí này được giữ vững với 20/20 xã đạt chuẩn.

- Nhà ở dân cư: Thời điểm lập đề án 20/20 xã đạt và cơ bản đạt tiêu chí

nhà ở dân cư, đến nay tiêu chí này được giữ vững.

c. Nhóm tiêu chí về phát triển kinh tế và tổ chức sản xuất

- Thu nhập: Đến tháng 12/2016, đã có 18/20 xã đạt tiêu chí Thu nhập; cịn

02 xã chưa đạt là Lệ Chi và Trung Mầu.

- Tỷ lệ hộ nghèo: đến tháng 12/2016 tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện cịn

khoảng 1,46%; đã có 20/20 xã đạt và cơ bản đạt tiêu chí tỷ lệ hộ nghèo.

- Tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên: Tỷ lệ lao động có việc làm sau

đào tạo trên địa bàn huyện đạt trên 80%. Đến nay 20/20 xã đạt và cơ bản đạt tiêu chí này.

- Hình thức tổ chức sản xuất: Thời điểm lập đề án 100% các xã đã đạt và

cơ bản đạt tiêu chí hình thức tổ chức sản xuất. Đến tháng 12/2016, có 54/54 hợp tác xã trên địa bàn huyện tổ chức lại hoạt động theo luật HTX 2012. Chi cục PTNT Hà Nội hỗ trợ tổ chức lại theo luật HTX năm 2012 cho 04 HTX DVNN các xã: Yên Thường, Kim Sơn, Dương Xá, Đặng Xá; Liên minh HTX Thành phố Hà Nội hỗ trợ củng cố HTX theo tiêu chí nơng thơn mới gồm các xã: Dương Quang, Trung Mầu, Lệ Chi, Kim Sơn. Đến nay 100% các xã trên địa bàn huyện đã giữ vững tiêu chí này.

d. Nhóm tiêu chí về Văn hóa – Xã hội – Mơi trường

- Giáo dục: Công tác phổ cập giáo dục đạt kết quả tốt, đến nay toàn huyện

đã đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục mầm non đối với trẻ 5 tuổi; đạt chuẩn quốc gia mức độ 2 về phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi; đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục THCS; tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS vào THPT và tương

đương đạt 97,12%.

Công tác xây dựng, phát triển, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục được đặc biệt quan tâm, chú trọng; chất lượng giáo dục toàn diện trong các nhà trường tiếp tục được duy trì, giữ vững và từng bước được nâng cao. Đến nay 100% các xã trên địa bàn huyện đạt tiêu chí về giáo dục.

- Y tế: Đến nay 100% các xã trên địa bàn huyện đã đạt chuẩn Quốc gia về

Y tế cơ sở theo bộ tiêu chí mới, các Trạm y tế đều được đầu tư xây dựng và cải tạo có đủ điều kiện phòng làm việc và trang thiết bị y tế theo chuẩn quốc gia, áp dụng công nghệ thông tin trong hoạt động chuyên môn đối với hệ thống các Trạm y tế. Đến tháng 12/2016, 20/20 xã trên địa bàn huyện đã đạt tiêu chí y tế trong xây dựng nơng thơn mới.

- Văn hóa: Triển khai tốt công tác thông tin tuyên truyền, cổ động, các

hoạt động văn hoá, văn nghệ trong những ngày lễ lớn của đất nước, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị của Thành phố và Huyện; triển khai thực hiện tốt phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hố”; cơng tác đăng ký, bình xét, cơng nhận các danh hiệu văn hóa nghiêm túc, đảm bảo đúng quy trình, quy định và chất lượng ngày càng được nâng cao; duy trì và phát triển phong trào hoạt động thể dục thể thao, tham gia thi đấu đầy đủ các giải do Thành phố tổ chức. Đến nay có 142/171 làng, thơn, cụm dân cư đạt danh hiệu văn hóa, 20/20 xã đạt và cơ bản đạt tiêu chí văn hóa.

- Về môi trường: Tập trung chỉ đạo các xã thực hiện tiêu chí về mơi

trường như: Quy hoạch chỉnh trang nghĩa trang, vận động nhân dân thực hiện tang văn minh; tổ chức nạo vét, đầu tư cải tạo hệ thống thoát nước thải; xây dựng chân điểm rác, thu gom, vận chuyển rác thải, triển khai các dự án nước sạch, vệ sinh môi trường…Hiện trên địa bàn huyện cịn 03/20 xã chưa đạt tiêu chí Mơi trường là: Kim Sơn, Lệ Chi, Trung Mầu.

e. Nhóm tiêu chí về xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh

- Về Hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh: Tập trung nâng cao

nhận thức của cấp ủy, chính quyền và các đồn thể chính trị ở cơ sở; làm tốt cơng tác giáo dục chính trị tư tưởng gắn liền với việc đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Chú trọng đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy đảng đối với hoạt động của Đảng.

ngũ cán bộ, cơng chức cấp xã được chuẩn hóa, cơ bản đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ. Quy chế dân chủ ở cơ sở được triển khai thực hiện nghiêm túc, quyền làm chủ trực tiếp của nhân dân được phát huy, nhân dân tích cực tham gia thực hiện các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng ở địa phương, tham gia xây dựng Đảng, Chính quyền và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh.

- Về An ninh, trật tự xã hội: Tập trung xây dựng kế hoạch và thực hiện có

hiệu quả cơng tác kiểm tra, nắm bắt tình hình, quản lý nhân hộ khẩu và các loại đối tượng, thực hiện tốt công tác ngăn chặn, đấu tranh phịng chống tội phạm hình sự và tệ nạn xã hội, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội trên địa bàn nông thơn. Duy trì nghiêm túc chế độ trực sẵn sàng chiến đấu từ Ban Chỉ huy quân sự huyện đến cơ sở, tổ chức tốt công tác bồi dưỡng kiến thức quốc phịng - an ninh, thực hiện tốt cơng tác quân sự địa phương, DQTV…

Đến nay, 100% các xã thực hiện xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện giữ vững đạt và cơ bản đạt tiêu chí về Hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh và tiêu chí An ninh, trật tự xã hội so với thời điểm lập đề án.

Bám sát chỉ đạo của Huyện ủy, HĐND, UBND, BCĐ chương trình xây dựng NTM huyện tập trung chỉ đạo, điều hành quyết liệt cùng với sự nỗ lực phấn đấu của các cấp, các ngành và tồn thể nhân dân, việc triển khai Chương trình xây dựng Nơng thơn mới đã đạt được những kết quả quan trọng; cán bộ, đảng viên, nhân dân đã nhận thức sâu sắc hơn về mục tiêu, ý nghĩa và tầm quan trọng của chương trình xây dựng nơng thơn mới. Tập trung tối đa mọi nguồn lực để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, quan tâm việc tổ chức sản xuất nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi…

Bộ mặt nơng thơn đã có nhiều đổi thay, cơ sở hạ tầng ngày càng được nâng cấp, đời sống vật chất, tinh thần của người nông dân từng bước được cải thiện. Nhiều nhóm tiêu chí đạt kết quả cao như: Trường chuẩn có 50/71 trường đạt chuẩn, bằng 70,4% (khi lập đề án 35,7%); có 150/171 thơn, làng có nhà văn hóa đạt chuẩn theo quy định của bộ văn hóa, đạt tỷ lệ 87,7%% (khi lập đề án 18,18%); 100% Trạm y tế các xã đã đạt chuẩn theo quy định của Bộ Y tế; thu nhập bình quân đầu người (năm 2015) là: 32,7 triệu đồng/người/năm.

Đến nay có 20/20 xã đạt và cơ bản đạt từ 15 tiêu chí trở lên, trong đó có 15 xã (75%) được Thành phố công nhận đạt chuẩn NTM, 2 xã đủ điều kiện xét

cơng nhận đạt chuẩn, cịn 03/20 xã đạt và cơ bản từ 15 tiêu chí trở lên và khơng cịn xã dưới 10 tiêu chí.

4.2. VAI TRỊ CỦA HỘI NƠNG DÂN TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI HUYỆN GIA LÂM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

4.2.1. Tổ chức bộ máy và phát triển hội viên Hội Nông dân các cấp

Tổ chức Hội Nông dân huyện Gia Lâm được phản ánh qua sơ đồ 4.1

Sơ đồ 4.1. Cơ cấu tổ chức Hội Nông dân huyện Gia Lâm Thông tin, chỉ đạo từ cấp trên đối với cấp dưới Thông tin, chỉ đạo từ cấp trên đối với cấp dưới

Nguồn: Hội Nông dân huyện Gia Lâm (2016)

a, Chức năng, nhiệm vụ của Hội Nông dân huyện * Chức năng :

- Hội Nơng dân huyện Gia Lâm là tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp nơng dân có hai chức năng chủ yếu là đại diện giai cấp Nông dân và tổ chức phong trào nông dân, tham mưu trực tiếp cho cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương về công tác Hội và phong trào nông dân huyện, quán triệt chủ trương,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường vai trò của hội nông dân trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 58)