Sau khi hoàn tất việc xây dựng DMĐT, kết quả này sẽ được chuyển cho bộ phận QLDMĐT thể thực hiện việc quản lý.Các công việc cụ thể bao gồm:
Lựa chọn thời điểm và thực hiện giao dịch mua các tài sản trong DMĐT. Theo dõi và giám sát khoản đầu tư
Thiết lập hệ thống kiểm soát và cảnh báo cho danh mục Thực hiện việc thoái vốn và điều chỉnh danh mục đầu tư
Cung cấp các báo cáo chi tiết về hoạt động đầu tư định kỳ hàng quý và theo yêu cầu của từng nhà đầu tư.
Bước 6: Kết thúc hợp đồng QLDMĐT:
Sau một khoảng thời gian nhất định thông thường là 2 hoặc 3 tháng trước khi hết hạn hợp đồng, hai bên sẽ bắt đầu thảo luận về việc có gia hạn hợp đồng hay không. Nếu khách hàng lựa chọn tiếp tục hợp đồng, hợp đồng QLDMĐT sẽ được tái ký kết và DMĐT của khách hàng sẽ tiếp tục được duy trì. Nếu khách hàng ủy thác lựa chọn hình thức tất toán hợp đồng thì công ty sẽ bán hết chứng khoán trước khi kết thúc hợp đồng và chuyển tiền lại cho nhà đầu tư sau khi khấu trừ chi phí và thuế (nếu có) Sau khi tất toán hợp đồng, công ty cần tiếp tục giữ liên lạc với khách hàng để duy trì mạng lưới khách hàng tiềm năng.
3.1.2. Phương pháp thu thập thông tin và xác định mức ngại rủi ro của nhà đầu tư: đầu tư:
Để phục vụ cho việc xây dựng mục tiêu đầu tư cũng như các công đoạn khác trong quy trình xây dựng và quản lý DMĐT, CTQLQ cần phải thu thập được các thông tin cơ bản về khách hàng bao gồm:
Các thông tin chung:
Tuổi: Mỗi giai đoạn trong cuộc đời nhà đầu tư cá nhân sẽ có kế hoạch tài chính và nhu cầu đầu tư khác nhau. Độ tuổi sẽ có những ảnh hưởng đáng kể đến thời hạn đầu tư và mức độ chấp nhận rủi ro của khách hàng.
Tình trạng gia đình và người phụ thuộc: Khách hàng ở tình trạng độc thân/ kết hôn và những người phụ thuộc (con cái, cha mẹ…). Thông thường, càng
nhiều người phụ thuộc sẽ càng làm giảm mức độ chấp nhận rủi ro của khách hàng.
Thu nhập: Thu nhập cao/thấp, ổn định /thất thường sẽ ảnh hưởng đến quyết định đầutư của nhà đầu tư. Thông thường, nhà đầu tư có thu nhập càng cao và càng ổn định sẽ có xu hướng chấp nhận rủi ro cao hơn và thời gian đầu tư dài hơn so với với các nhà đầu tư có thu nhập thấp hơn và ít ổn định.
Tài sản: Quy mô tài sản tích lũy của khách hàng (tiền mặt, chứng khoán, bất động sản, cơ sở kinh doanh…) cũng ảnh hưởng đáng kể đến mức độ chấp nhận rủi ro và lợi nhuận kỳ vọng của khách hàng.
Dự trữ tiền mặt: Mức độ dự trữ tiền mặt ít hay nhiều sẽ làm ảnh hưởng đến mức độ tự tin của nhà đầu tư. Nhà đầu tư cần phải đảm bảo việc dự trữ tiền mặt trước khi bắt đầu các kế hoạch đầu tư, thông thường mức dự trữ tiền mặt tối thiểu bằng 6 lần mức.
Các hợp đồng bảo hiểm tham gia: Bao gồm các hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ mà khách hàng đã tham gia. Nếu khách hàng được bảo vệ một cách đầy đủ bởi các hợp đồng bảo hiểm, khách hàng có thể tự tin và chủ động hơn trong quá trình đầu tư.
Kinh nghiệm và hiểu biết trong lĩnh vực đầu tư: Kinh nghiệm và hiểu biết của khách hàng trong lĩnh vực đầu tư, kênh đầu tư quen thuộc của khách hàng (tiền gửi, bất động sản, vàng, trái phiếu …). Điều này sẽ ảnh hưởng nhiều đến các quyết định đầu tư của khách hàng, cũng như phản ánh phần nào mức độ chấp nhận rủi ro.
Mặc dù có một số thông tin mang tính cá nhân tương đối khó tiếp cận, nhưng nhìn chung các loại thông tin trên đều cụ thể, mang tính định lượng và dễ thu thập nếu có được sự cộng tác của khách hàng. Để thu thập được các công tin này, công ty cần có những cam kết bảo mật một cách nghiêm túc đối với các thông tin của khách hàng.
Thông tin về mức độ chấp nhận rủi ro:
Đánh giá mức độ chấp nhận rủi ro của khách hàng là một việc làm khó khăn. Mức độ chấp nhận rủi ro ngoài việc tùy thuộc vào các yếu tố nêu trên nó còn phụ thuộc rất nhiều vào tố chất và thuộc tính tâm lý cá nhân của mỗi người. Đây là yếu tố trừu tượng và rất khó xác định. Để giải quyết vấn đề này thông thường người ta có thể sử dụng phương pháp trắc nghiệm tâm lý. Các CTQLQ phải xây dựng bảng thăm dò thông tin khách hàng và bảng câu hỏi đánh giá mức độ chấp nhận rủi ro của khách hàng.
Các thông tin thu thập sẽ được tổng hợp, xử l ý và từ đó đưa ra đánh giá cuối cùng về mức ngại rủi ro của khách hàng. Mỗi khách hàng có thể có mức độ chấp nhận rủi ro khác nhau, nhưng để thuận lợi cho việc xây dựng mục tiêu đầu tư, các CTQLQ có thể chuẩn hóa và phân loại khách hàng ủy thác theo mức độ chấp nhận rủi ro như sau:
Mức chấp nhận rủi ro thấp (Conservative)
Mức chấp nhận rủi ro dưới trung bình (Lower Moderate) Mức chấp nhận rủi ro trung bình (Moderate)
Mức chấp nhận rủi ro trên trung bình (Above Moderate) Mức chấp nhận rủi ro cao (Aggressive)