Thực trạng triển khai quản lý danh mục đầu tư giai đoạn trước khi có luật

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ CÔNG tác QUẢN lý DANH mục đầu tư CHỨNG KHOÁN và áp DỤNG lý THUYẾT MARKOWITZ vào xây DỰNG DANH mục đầu tư cổ PHIẾU (Trang 56 - 57)

luật chứng khoán có hiệu lực thi hành:

Tại Việt Nam, cùng với sự phát triển của TTCK, nghiệp vụ QLDMĐT đầu tư cũng bắt đầu xuất hiện và phát triển thành một nghiệp vụ kinh doanh quan trọng trên TTCK. Theo nghị định 144/2003/NĐ-CP quy định về chứng khoán và thị trường chứng khoán, các nghiệp vụ kinh doanh chính của công ty chứng khoán bao gồm: Môi giới chứng khoán; Tự doanh chứng khoán; Quản lý danh mục đầu tư chứng khoán; Bảo lãnh phát hành chứng khoán; Tư vấn tài chính và đầu tư chứng khoán. Cũng theo nghị định này mức vốn pháp định quy định đối với nghiệp vụ QLDMĐT chứng khoán là 3 tỷ đồng Việt Nam. Khi được thành lập, gần như tất cả

các công ty chứng khoán đều có chức năngQLDMĐT, nhưng thời gian đầu do quy

mô của thị trường nhỏ bé và chưa ổn định nên hầu như chưa công ty nào triển khai nghiệp vụ này. Từ năm 2002, công ty chứng khoánNgân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (BSC), công ty chứng khoán Bảo Việt (BVSC), công ty chứng khoán

Thăng Long (TSC) và công ty chứng khoán Ngân hàng Ngoại Thương (VCBS) đã bắt đầu triển khai nghiệp vụ QLDMĐT. Hình thức chủ yếu là ủy thác đầu tư, tức là nhận tiền gửi của người ủy thác và thay họ tính toán, quyết định đầu tư vào các cổ phiếu và trái phiếu được niêm yết. Sang năm 2004, nghiệp vụ này tiếp tục được phát triển với sự tham gia của các công ty như: Công ty chứng khoán ngân hàng Á Châu (ACBS), công ty chứng khoán Ngân hàng công thương (IBS).

Trong các công ty chứng khoán đã triển khai nghiệp vụ QLDMĐT đáng chú ý nhất là nghiệp vụ QLDMĐT của CTCK Ngân hàng Ngoại Thương và CTCK Ngân hàng Công Thương.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ CÔNG tác QUẢN lý DANH mục đầu tư CHỨNG KHOÁN và áp DỤNG lý THUYẾT MARKOWITZ vào xây DỰNG DANH mục đầu tư cổ PHIẾU (Trang 56 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)