Thị trường phát hành trái phiếu

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ CÔNG tác QUẢN lý DANH mục đầu tư CHỨNG KHOÁN và áp DỤNG lý THUYẾT MARKOWITZ vào xây DỰNG DANH mục đầu tư cổ PHIẾU (Trang 53 - 54)

Trái phiếu chính phủ:

Theo nghị định số 141/2003/NĐ-CP, trái phiếu Chính phủ (TPCP) bao gồm các loại: tín phiếu Kho bạc, trái phiếu Kho bạc, trái phiếu công trình trung ương, trái phiếu đầu tư, trái phiếu ngoại tệ, công trái xây dựng Tổ quốc. Tháng 06/2006, Bộ tài chính ra quyết định 2276/QĐ-BTC quy định: toàn bộ hoạt động đấu thầu TPCP qua thị trường chứng khoán tập trung sẽ được thực hiện tại HaSTC và sau đó được niêm yết và giao dịch trên HaSTC

Trước khi nhiệm vụ đấu thầu TPCP được chuyển sang HaSTC, trong giai đoạn từ năm2000 đến ngày 30/6/2006, thị trường giao dịch TP.HCM đã tổ chức 74 đợt đấu thầu TPCP do Kho Bạc Nhà Nước phát hành thành công với khối lượng TPCP trúng thầu là 10.578 tỷ đồng, tổ chức 18 đợt đấu thầu TPCP do Quỹ Hỗ trợ phát triển, nay là Ngân hàng Phát triển Việt Nam, phát hành thành công với tổng khối lượng trúng thầu là 1.199 tỷ đồng

Sau 30/6/2006 đến nay thì trên sàn HOSE không thực hiện đầu thầu TPCP.

Trái phiếu chính quyền địa phương và trái phiếu doanh nghiệp:

Theo nghị định số 141/2003/NĐ-CP, trái phiếu chính quyền địa phương là loại trái phiếu đầu tư có kỳ hạn từ 01 năm trở lên do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh uỷ quyền cho Kho bạc Nhà nước hoặc tổ chức tài chính, tín dụng trên địa bàn phát hành, nhằm huy động vốn cho các dự án, công trình thuộc nguồn vốn đầu tư của ngân sách địa phương, đã ghi trong kế hoạch nhưng chưa được bố trí vốn ngân sách trong năm.

Giai đoạn 2003 – 2007, TP. Hồ Chí Minh đã huy động được gần 10.000 tỷ đồng thông qua các đợt phát hành trái phiếu đô thị. Đầu năm 2009, Thủ tướng Chính Phủ đã đồng ý cho UBND thành phố Hồ Chí Minh phát hành 20.000 tỷ đồng trái phiếu đô thị.

Năm 2010, các doanh nghiệp trong cả nước đã huy động được gần 45.500 tỷ đồng từ kênh phát hành trái phiếu thông qua 45 đợt phát hành, tăng so với 30.000 tỷ

đồng và 39 đợt phát hành được thực hiện trong năm 2009. Trong đó, tính đến cuối năm 2010, tổng giá trị trái phiếu (bao gồm trái phiếu chính phủ, trái phiếu chính quyền địa phương, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu doanh nghiệp) của Việt Nam mới đạt 15.3 tỷ USD, trong đó trái phiếu doanh nghiệp khoảng 1.5 tỷ USD - thấp nhất so với các nước trong khu vực.

Năm 2011 chỉ có khoảng hơn 30 doanh nghiệp đăng ký phát hành trái phiếu doanh nghiệp, với số tiền ít hơn rất nhiều so với năm 2010. Và trong 4 tháng đầu năm, mới có trên 10 doanh nghiệp phát hành trái phiếu với số tiền thu được chỉ vào khoảng 4.000 tỷ đồng mặc dù đã phải trả với lãi suất 13.5-15.5%/năm.

Nhìn chung, cơ cấu trái phiếu chính quyền địa phương và trái phiếu doanh nghiệp trong thị trường trái phiếu Việt Nam còn rất khiêm tốn. Trên thị trường phát hành trái phiếu, trái phiếu doanh nghiệp chỉ chiếm khoảng 6-8%, trái phiếu chính quyền địa phương chiếm khoảng 8- 10%, trong khi trái phiếu Chính phủ chiếm đa số (80-83%).

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ CÔNG tác QUẢN lý DANH mục đầu tư CHỨNG KHOÁN và áp DỤNG lý THUYẾT MARKOWITZ vào xây DỰNG DANH mục đầu tư cổ PHIẾU (Trang 53 - 54)