Phân tích tình hình kinh tế thế giới:

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ CÔNG tác QUẢN lý DANH mục đầu tư CHỨNG KHOÁN và áp DỤNG lý THUYẾT MARKOWITZ vào xây DỰNG DANH mục đầu tư cổ PHIẾU (Trang 68 - 70)

Từ năm 2000 đến nay, kinh tế thế giới luôn trải qua nhiều biến động. Bắt đầu từ sự phá sản của WorldCom năm 2003, Mardoff với vụ lừa đảo lịch sử 65 tỷ USD năm 2005, và lớn nhất là khủng hoảng tín dụng Mỹ năm 2007, kéo theo sự sụp đổ của đế chế Lehman Brothers, cùng khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2008-2009. Bước sang 2010-2011, tuy ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế đã tạm lắng nhưng vẫn còn tiểm ẩn nhiều biến động, điển hình là khủng hoảng nợ công của Hi Lạp, các nước Châu Âu như Tây Ban Nha, Ý và Bồ Đào Nha cũng đang đứng trước nguy cơ tương tự và bong bóng tài sản ở Trung Quốc.

Trong các thể chế tài chính, thị trường chứng khoán (TTCK) là nơi phản ánh một cách rõ ràng nhất những biến động của nền kinh tế, chính vì vậy việc am hiểu tình hình kinh tế là rất quan trong, giúp nhà đầu tư có chiến lược đúng đắn. Việt Nam thuộc nhóm các nước đang phát triển, mặc dù không bị ảnh hưởng trực tiếp từ sự sụp đổ của hệ thống tài chính thế giới, nhưng với việc gia nhập WTO, trở thành một phần không thể tách rời của kinh tế thế giới, Việt Nam vẫn phải chịu những hậu quả gián tiếp nặng nề từ suy thoái kinh tế. Mọi biến động của nền kinh tế Việt Nam trong những năm gần đây có mối tương quan chặt chẽ với biến động kinh tế thế giới. TTCK Việt Nam cũng luôn song hành cùng với những thay đổi của nền kinh tế trong nước và quốc tế.

Thời kỳ “đen tối” nhất của kinh tế thế giới gần như đã dần lùi lại đằng sau. Mặc dù còn nhiều lo ngại, nhưng sự hồi phục kinh tế đang được hỗ trợ bởi chính sách tiền tệ và tài khoá thông thoáng hơn những nền kinh tế mới nổi và đang phát triển sẽ đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế thế giới. Chiến lược “hiện thực hoá lợi nhuận” đã và đang được áp dụng sớm ở các nền kinh tế phát triển là một trong những rủi ro cho nền kinh tế toàn cầu.

Mặc dù vậy, nhà đầu tư vẫn còn nhiều lo ngại. Điều này thể hiện ở việc: tăng trưởng kinh tế chậm ở Mỹ; sức cầu từ doanh nghiệp tăng trưởng mạnh hơn nhưng yếu hơn từ các hộ gia đình; tăng trưởng kinh tế Mỹ không còn được hỗ trợ bởi việc

điều chỉnh hàng tồn kho, chu kỳ kinh doanh có xu hướng dài hơn chu kỳ hàng tồn kho và GDP được kéo bởi việc đầu tư vào nhà ở trong ngắn hạn.

“Có thể nói, kinh tế thế giới hiện nay xuất hiện 3 nguồn lực mới. Thứ nhất, nền kinh tế các nước châu Á tiếp tục tăng trưởng mạnh trong khi các thị trường phát triển như Mỹ, châu Âu, Nhật lại có sức bật yếu hơn. Với môi trường lãi suất tích cực, xu thế này có thể sẽ còn tiếp tục được duy trì trong thời gian tới. Thứ hai, bên cạnh Nhật Bản, Trung Quốc đã trở thành một “quyền lực” mới ở châu Á. Hiện nay, Nhật đã và đang tăng cường hợp tác với các nước trong khu vực và điều này sẽ khiến cho trao đổi mậu dịch liên khu vực rất có thể sẽ tăng trong thời gian tới. Các nước châu Âu chủ yếu hoạt động mậu dịch nội khối. Thứ ba, phần doanh thu từ nước ngoài tiếp tục tăng trong khu vực sản xuất. Xuất khẩu sang các nước châu Á tăng trong những năm gần đây. Các nhà xuất khẩu Nhật có lợi từ sự tăng trưởng mạnh của châu Á.

Chính những nguồn lực mới này đã tạo ra những chuyển biến đáng kể. Động lực chính của sự phát triển kinh tế chung là sự hình thành vốn. Ban đầu từ ODA và FDI, gần đây từ cả chi tiêu vốn công cộng và vốn tư nhân. Trung Quốc đang trở thành một trong nguồn lực thúc đẩy sự phát triển của châu Á.

Việc hình thành vốn đầu tư của Nhật Bản sẽ tiếp tục vào Việt Nam và Nhật vẫn được khẳng định là một trong những nhà đầu tư lớn nhất vào Việt Nam. Trong 10 năm (1998-2008) với số vốn đầu tư của các nhà đầu tư Nhật Bản vào Việt Nam đạt 17.362 triệu USD, xếp thứ 3, chỉ sau Đài Loan và Malayxia. Do đó, Việt Nam vẫn tiếp tục là điểm đến đầu tư, bởi có nhiều lợi thế như: nền chính trị ổn định, tiềm năng phát triển và nguồn nhân lực khá dồi dào.

Các nhà đầu tư Nhật Bản cho rằng Việt Nam cần có cái nhìn dài hạn hơn về đầu tư. Với 5 lợi thế nổi bật như: nguồn lao động trẻ, cần cù, và cầu tiến; nền chính trị, xã hội ổn định; hướng tới chính sách mở cửa đầu tư; vị trí địa lý thuận lợi; mật độ dân số đông, Việt Nam có triển vọng trở thành một nền kinh tế tăng trưởng hữu cơ trong tương lai. Tuy nhiên, Việt Nam cũng cần cải thiện hơn nữa những bất lợi như: thay đổi trong quy định, chính sách nhà nước; các dịch vụ tiện ích (đặc biệt là

điện); hoạt động kinh doanh; thiếu các ngành công nghiệp hạ nguồn; lao động lành nghề còn hạn chế và tính cạnh tranh trong khu vực.

FDI vào Việt Nam chủ yếu tập trung vào lĩnh vực sản xuất, gần đây, các ngành dịch vụ như bán lẻ và dịch vụ tài chính cũng bắt đầu thu hút FDI. Sự cải tiến này sẽ giúp cho dòng vốn FDI chảy mạnh hơn vào Việt Nam”.

Với tình hình biến động của nền kinh tế thế giới hiện nay, thì thị trường chứng khoán Việt Nam trong những năm 2008 đến tháng 5/2011 có những biến động mạnh mẽ đặc biệt cuối năm 2008 giá của các cổ phiếu giảm rất mạnh, sang đến đầu năm 2011 giá của các chứng khoán có phục hồi nhưng không đáng kể. Các nhà đầu tư chứng khoán chủ yếu đầu tư vào các ngành có vốn đầu tư nước ngoài lớn và khối lượng xuất khẩu lớn như thủy sản, dệt may, sản xuất hàng tiêu dùng…

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ CÔNG tác QUẢN lý DANH mục đầu tư CHỨNG KHOÁN và áp DỤNG lý THUYẾT MARKOWITZ vào xây DỰNG DANH mục đầu tư cổ PHIẾU (Trang 68 - 70)