Tháng 9 năm 2004, CTCK Ngân hàng Công Thương (IBS–nay là VietinBankSc) chính thức triển khai dịch vụ QLDMĐT BESTFIT Investment là dịch vụ nhận tiền uỷ thác của khách hàng, xây dựng danh mục chứng khoán (mua, bán) với mục tiêu làm cho tài sản của khách hàng sinh lời tối ưu nhất.Sản phẩm này được đăng ký thương hiệu BESTFIT Investment vào thời điểm tháng 5 năm 2005 với các loại sản phẩm từ 1 đến 5 thể hiện trong bảng 2.2
Bảng 2.6: Nghiệp vụ QLDMĐT của CTCK Ngân Hàng Công Thương Phần lợi nhuận = LSTK Chia phần lợi nhuận vượt LSTK Sản phẩm Kỳ vọng lợi nhuận Yêu cầu đảm bảo tối thiểu Khách hàng Khách hàng IBS Tiền ủy thác tối thiểu (đồng) 1 Cực kỳ
cao 50% vốn 100% 65% 35% 50 triệu
2 Rất cao 80% vốn 100% 60% 40% 100 triệu
3 Cao 100% vốn 100% 40% 60% 200 triệu
4 Khá cao Lợi nhuận
5% 100% 35% 65% 500 triệu
5 Cao hơn LSTK
Lợi nhuận
=LSTK 100% 30% 70% 2 tỷ
(Nguồn: CTCK ngân hàng Công thương) Thời gian ủy thác: 1 năm trở lên
Các bước tiến hành khi sử dụng BESTFIT Investment:
Trên cơ sở kỳ vọng lợi nhuận và khả năng chấp nhận mạo hiểm của khách hàng, chuyên viên quản DMĐT của IBS sẽ giúp khách hàng lựa chọn sản phẩm và thiết kế một hợp đồng phù hợp.
Chuyên viên quản lý DMĐT xây dựng danh mục đầu tư tối ưu nhất cho từng
khách hàng. Dựa trên danh mục này, chuyên viên đầu tư chọn thời điểm hiệu quả nhất để tiến hành đầu tư (mua, bán). Sự tối ưu của danh mục được xem xét thường xuyên.
Khách hàng nhận được báo cáo chi tiết về hoạt động đầu tư định kỳ hàng tháng và theo yêu cầu.
Hết thời hạn hợp đồng, khách hàng đến nhận lại số tiền hoặc/và lợi nhuận đảm bảo đúng như cam kết trong hợp đồng cùng với khoản lợi nhuận vượt trội sau khi chiathưởng cho IBS.
Điểm nổi bật của sản phẩm này đó là IBS không thu phí quản lý, không thu phí giao dịch, chỉ nhận thưởng khi lợi nhuận của danh mục lớn hơn lãi suất tiết kiệm cùng kỳ hạn do Ngân hàng Công thương công bố và mức thưởng chỉ là một phần của lợi nhuận vượt trội.
Có thể nói, VCBS đã khá thành công với nghiệp vụ QLDMĐT xét trên góc độ quy mô tài sản quản lý và phí quản lý thu được. Tính đến thời điểm cuối năm 2006, quy mô tài sản ủy thác VCBS quản lý lên đến 171 tỷ đồng, phí quản lý thu được cũng cao hơn rất nhiều so với dự kiến. Mặc dù vậy, nhưng hoạt động QLDMĐT của VCBS nhìn chung chỉ gói gọn trong phạm vi phục vụ cho các tổ chức, còn đại bộ phận các nhà đầu tư cá nhân chưa biết đến. Trong tổng số 171 tỷ đồng tài sản ủy thác mà VCBS quản lý có tới 130 tỷ là tài sản ủy thác của 2 tổ chức, số lượng và quy mô tài sản ủy thác của nhà đầu tư cá nhân là không đáng kể. Sản phẩm BESTFIT Investment của IBS có phần hướng đến nhà đầu tư cá nhân nhiều hơn với số tiền ủy thác tối thiểu là 50 triệu đồng. Tính đến cuối qúy III năm 2006,
tổng tài sản ủy thác đạt xấp xỉ 185 tỷ đồng, với tổng số khách hàng đạt xấp xỉ 75 khách hàng.
Mặc dù triển khai sau, nhưng CTCK Sài Gòn (SSI) cũng có được thành công với nghiệp vụ này. Cuối năm 2006, tổng tài sản ủy thác của công ty lên tới 341 tỷ đồng, doanh thu từ nghiệp vụ này là 60 tỷ đồng chiếm 18% doanh thu của công ty. Năm 2007, quy mô tài sản ủy thác của công ty là 403 tỷ đồng, tài sản ủy thác này đã được chuyển sang cho công ty quản lý quỹ SSI và được ghi nhận trong báo cáo tài chính hợp nhất của công ty. Như vậy, có thể thấy trong giai đoạn này, nghiệp vụ QLDMĐT mới chỉ được triển khai tại một số công ty chứng khoán. Các CTCK chủ yếu mới chỉ triển khai nghiệp vụ này đối với khách hàng tổ chức đặc biệt là thực hiện quản lý DMĐT cho chính công ty – ngân hàng mẹ, nghiệp vụ này chưa thực sự thu hút được sự quan tâm của các nhà đầu tư cá nhân. Tại hầu hết các công ty, nghiệp vụ QLDMĐT chưa phải là một nghiệp vụ thực sự quan trọng, chưa có đóng góp đáng kể vào doanh thu và lợi nhuận như các nghiệp vụ môi giới, tự doanh.