Phân tích tình hình kinh tế trong nước:

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ CÔNG tác QUẢN lý DANH mục đầu tư CHỨNG KHOÁN và áp DỤNG lý THUYẾT MARKOWITZ vào xây DỰNG DANH mục đầu tư cổ PHIẾU (Trang 70 - 72)

Trong giai đoạn vừa qua, cứ trung bình ba kỳ 5 năm thì diễn biến lạm phát và tăng trưởng cụ thể như sau: từ 1996 - 2000, CPI bình quân là 3.4% còn tăng trưởng GDP bình quân là 6.96%. Các con số tương ứng của giai đoạn 2001 - 2005 là 5.1% và 7.51%; giai đoạn 2006 - 2010 là 11.4% và 7.2%.

Như vậy, trong vòng 5 năm, tính cộng dồn đơn giản, lạm phát đã tăng gần 60% trong khi tổng tăng trưởng GDP chỉ đạt 35.1%. Chưa tính đến việc phân bổ lợi ích tăng trưởng có xu hướng tập trung cho nhóm người giàu và đầu cơ, chỉ hai con số nêu trên đã đủ chứng tỏ thu nhập thực tế và mức sống thực của người dân, nhất là tầng lớp nghèo, bị giảm sút rất mạnh.

Những tháng đầu năm 2011, tình hình kinh tế trong nước cũng gặp một số khó khăn, cụ thể:

 Thứ nhất là áp lực lạm phát cao. Càng khó khăn hơn khi chúng ta phải chống lạm phát trong điều kiện lãi suất cao. Về nguyên tắc, muốn chống lạm phát thì phải tăng lãi suất. Nhưng lãi suất hiện nay đã cao nên không thể tăng được nữa. Nghĩa là công cụ tiền tệ bị vô hiệu hóa một phần

 Thứ hai là tỷ giá. Tình trạng 2 giá trên thị trường đã tồn tại từ những tháng cuối năm 2010, nên đến nay việc điều chỉnh tỷ giá là điều đương nhiên. Việc điều

chỉnh vừa rồi là hợp thức hóa một mặt bằng tỷ giá đã hình thành, chứ không phải là phá giá hay làm đồng Việt Nam mất giá

 Thứ ba là tình trạng nhập siêu, thâm hụt cán cân vãng lai. Mặc dù năm 2010 xuất khẩu đã tăng ngoạn mục, lên tới hơn 26%; đặc biệt, ngân sách năm 2010 lại tăng thu hơn 100.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, 2 yếu tố rất tích cực này chưa thể bù được tình trạng nhập siêu cao và bội chi ngân sách nhà nước

 Một khó khăn nữa về phía doanh nghiệp là vốn trung hạn luôn luôn thiếu vì nguồn huy động tiết kiệm năm 2010 chủ yếu chỉ có ngắn hạn. Bên cạnh đó, tình hình thế giới lại không thuận lợi. Nguy cơ tăng giá dầu, giá lương thực thực phẩm... dẫn đến việc tiềm ẩn các cơn sốt giá...

Mặc dù tình hình kinh tế trong những tháng đầu năm 2011 có khó khăn nhưng TTCK vẫn là một trong những kênh thu hút vốn hiệu quả, vì vậy các DN nói chung, đặc biệt là các ngân hàng, doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Dầu khí hay bất động sản vẫn tiếp tục lên sàn. Về xu hướng, TTCK vẫn là kênh huy động vốn hiệu quả mà nhiều doanh nghiệp nhắm tới, vì tính đại chúng và nhanh chóng thu hút được vốn.

Hiện nay, dù TTCK chưa thực sự ổn định sau giai đoạn giảm mạnh năm 2007 - 2008, nhưng vẫn có nhiều doanh nghiệp niêm yết và huy động vốn thành công...Về góc độ thị trường, việc hấp thụ, luân chuyển vốn có khó khăn nhưng đối với nhiều daonh nghiệp, tổng công ty, TTCK vẫn là kênh huy động hiệu quả nhất.

Năm 2011, nếu các yếu tố kinh tế có diễn tiến thuận lợi hơn, TTCK sẽ sôi động trở lại và khi ấy, vai trò huy động vốn của kênh này sẽ phát huy mạnh mẽ hơn. Tuy nhiên nhà đầu tư phải bám sát và căn cứ vào diễn biến thị trường, đồng thời lường định các yếu tố tác động trong thời gian tới.

Hiện, các nhà đầu tư hầu như có quan điểm đầu tư: dài hạn, lựa chọn các mã hoạt động kinh doanh ổn định, tỷ suất lợi nhuận cao, đang sở hữu và triển khai các dự án được đánh giá sẽ đem lại hiệu quả, đặc biệt là giá cổ phiếu của doanh nghiệp đang giao dịch trên thị trường chứng khoán ở gần với giá trị thực...

Việc lựa chọn đầu tư một chứng khoán nào đối với nhà đầu tư không còn quá khó, vì nhiều DN có hoạt động tốt, nhiều mã đang niêm yết với giá trị thấp hơn giá trị trên sổ sách. Khả năng lỗ khi đầu tư dài hạn vào các cổ phiếu này là gần như không có.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ CÔNG tác QUẢN lý DANH mục đầu tư CHỨNG KHOÁN và áp DỤNG lý THUYẾT MARKOWITZ vào xây DỰNG DANH mục đầu tư cổ PHIẾU (Trang 70 - 72)