Dệt may, da giày và thủy sản: Ngành dệt may trong năm qua tăng trưởng tốt xuất khẩu nhiều sang các thị trường. Tuy vậy, hạn chế của ngành dệt may là lương nhân công thấp nên có xu hướng chuyển dịch lao động sang các ngành khác.
Với thủy sản, 2 nhóm sản phẩm xuất khẩu nhiều nhất của Việt Nam hiện nay là tôm và cá tra chiếm khoảng 70% kim ngạch xuất khẩu. Nhưng trong thời gian qua, cá tra gặp nhiều vấn đề khó khăn. Theo các chuyên gia đánh giá: Đây chỉ là rào cản kỹ thuật để hạn chế, thắt chặt xuất khẩu khi Việt Nam tăng trưởng xuất khẩu quá mạnh, nhà đầu tư không nên quá lo lắng. Bởi trong thương mại quốc tế thường xuyên có những xung đột về thị trường nên không đáng lo ngại.Tháng vừa qua, thủy sản tăng 7 – 8%, nhà đầu tư có thể chú ý lựa chọn và xem xét.
Dịch vụ cảng biển: Lâu nay, các nhà đầu tư hay nhầm lẫn giữ dịch vụ cảng biển và vận tải biển. Mặc dù một số đơn vị có mức độ thanh khoản thấp nhưng kết quả kinh doanh lại rất tốt. Ví dụ điển hình như cảng Đặng Xá, lợi nhuận trung bình trên 13.000 đồng/cổ phiếu.
Tiêu dùng nội địa: Trong 2 năm vừa qua, kinh tế của Việt Nam gặp khó khăn theo tác động của suy thoái toàn cầu tuy nhiên do sức cầu tiêu thụ nội địa rất tốt nên GDP vẫn giữ được trên 5%. Đặc biệt xu hướng của Việt Nam hiện nay là tiêu dùng nhiều hơn tiết kiệm so với cách đây vài năm. Đây là xu hướng tiêu dùng mới tạo đà cho các ngành tiêu dùng nội địa tăng trưởng tốt, bình quân tăng 20%. Trong đó đáng chủ ý có chế biến thực phẩm, đồ uống, hàng tiêu dùng cá nhân và gia đình.Chính vì vậy, NĐT nên quan tâm nhiều hơn tới lĩnh vực này.
Vật liệu xây dựng: Các loại gạch trong thời gian qua luôn có tỷ suất lợi nhuận trung bình khoảng 50%, lợi nhuận dòng trên doanh thu duy trì khoảng 30%.
Tuy nhiên, đặc tính của nhóm gạch này thanh khoản trên thị trường thấp. Ngoài ra, vật liệu xây dựng đặc thù cũng đang phát triển và thu hút nhiều NĐT.
Khai khoáng: Kim loại quý, than, vẫn luôn là ngành đem lại tỷ suất lợi nhuận cao về mặt kinh doanh trong năm 2011.