Hoạt động triển khai nghiệp vụ quản lý DMĐT của các công ty quản lý

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ CÔNG tác QUẢN lý DANH mục đầu tư CHỨNG KHOÁN và áp DỤNG lý THUYẾT MARKOWITZ vào xây DỰNG DANH mục đầu tư cổ PHIẾU (Trang 61 - 63)

của Chính Phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chứng khoán, Bộ tài chính cũng đã ban hành Quyết định số35/2007/QĐ-BTC ngày 15 tháng 5 năm 2007 về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của công ty quản lý quỹ. Đây là những văn bản điều chỉnh hoạt động của công ty quản lý quỹ nói chung và hoạt động QLDMĐT nói riêng. Trong đó đặc biệt là quyếtđịnh Số 35/2007/QĐ-BTC đã có những quy định về trách nhiệm, nghĩa vụ của CTQLQ và những quy định cụ thể

khi thực hiện nghiệp vụ QLDMĐT.

2.2.2.2 Hoạt động triển khai nghiệp vụ quản lý DMĐT của các công ty quản lý qu: qu:

Tính đến cuối tháng 5/5011, đã có tới 47 CTQLQ được UBCKNN cấp phép hoạt động. Hầu như tất cả các công ty đều được phép thực hiện 2 nghiệp vụ quản lý qũy đầu tư chứng khoán và quản lý DMĐT chứng khoán (Quản lý quỹ đầu tư chứng khoán là hoạt động quản lý vốn và tài sản của các nhà đầu tư nhằm sinh lợi nhuận cao nhất và giảm thiểu rủi ro thấp nhất; còn quản lý danh mục đầu tư chứng khoán là nhận tiền ủy thác của khách hàng rồi xây dựng danh mục đầu tư chứng khoán với mục tiêu làm tăng tài sản của khách hàng một cách tối ưu nhất). Trong tổng số 47 công ty này, có 1 công ty có quy mô vốn điều lệ nhỏ hơn 25 tỷ đồng (chiếm 2.13%), 38 công ty có vốn điều lệ từ 25 – 50 tỷ đồng (chiếm 80.85%), 2 công ty có vốn điều lệ từ trên 50 đến dưới 100 tỷ đồng (chiếm 4.26%) và 6 công ty có vốn điều lệ từ 100 tỷ đồng trở lên (chiếm 12.77%). Nếu căn cứ theo thời hạn được cấp phép và hoạt động, có 5 công ty được cấp phép từ tháng 12/2005 trở về trước (chiếm 10.64%), 10 công ty được cấp phép trong năm 2006 (chiếm 21.28%), 8 công ty được cấp phép

trong năm 2007 (chiếm 17.02%) và 23 công ty được cấp phép trong giai đoạn 2008 – 2009 (chiếm 48.94%), có 1 công ty được cấp phép năm 2010 (chiếm 2.13%). Như vậy có thể thấy rằng, hầu hết các CTQLQ tại Việt Nam đều có quy mô vốn điều lệ tương đối nhỏ (82.98% các công ty có vốn điều lệ từ 50 tỷ đồng trở xuống), thời gian hoạt động rất ngắn, hầu hết các công ty mới hoạt động được 3 năm.

Trong các CTQLQ hiện tại có một số công ty là các công ty con của các tổ chức tài chính có uy tín như Prudential, Manulife, Bảo Việt, Vietcombank, BIDV,

Tài chính dầu khí, SSI, Ngân hàng TMCP Kỹ Thương, Ngân hàng Đông Á, Ngân

hàng Á Châu... Số còn lại, các cổ đông là những cá nhân, các tổ chức kinh tế không phải là các tổ chức tài chính hoặc cổ đông là các tổ chức tài chính chỉ nắm giữ tỷ lệ nhỏ. Các công ty này không được thừa hưởng thương hiệu và uy tín trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng của công ty mẹ. Tình hình triển khai nghiệp vụ của các công ty cụ thể như sau:

Nghiệp vụ quản lý qũy đầu tư: đến cuối tháng 5/2011, có 15 CTQLQ (chiếm 31.91%) đã triển khai được nghiệp vụ quản lý quỹ đầu tư. Tổng số qũy đầu tư mà các công ty đang quản lý là 20 quỹ với tổng quy mô vốn điều lệ của các qũy là 13.173 tỷ đồng. Trong đó, có có 4 quỹ đại chúng là: VF1, VF4 (do công ty liên doanh QLQ Việt Nam quản lý); Quỹ tăng trưởng Manulife (MAFPF1 – do công ty QLQ Manulife quản lý); Quỹ cân bằng Prudential (PruBF1 – do công ty QLQ) Prudential quản lý). Tổng quy mô vốn điều lệ của các qũy đại chúng là 2520 tỷ đồng. Còn lại có 16 qũy thành viên với tổng vốn điều lệ là 10.653 tỷ đồng.

Nghiệp vụ QLDMĐ: đến cuối tháng 5/2011 mới chỉ có 8 CTQLQ công bố về việc triển khai nghiệp vụ QLDMĐT trên các kênh thông tin chính thức như SSI, Bảo Việt, Bông Sen, An Phúc, Tài Chính Dầu Khí, FPT, VFM, Bản Việt. Các công ty còn lại hoặc là chưa triển khai nghiệp vụ này hoặc chưa công bố thông tin một cách chính thức về nghiệp vụ này. Hơn nữa ngay cả các công ty đã triển khai nghiệp vụ QLDMĐT thì nghiệp vụ này chủ yếu mới chỉ thực hiện cho khách hàng là tổ chức hoặc khách hàng nước ngoài. Việc triển khai cho khách hàng cá nhân còn rất hạn chế, các công ty gần như chưa xây đựng được những sản phẩm QLDMĐT cụ

thể và thực hiện các chiến lược thị trường nhằm cung cấp sản phẩm này đến các nhà đầu tư cá nhân. Nhìn chung, do phần lớn các CTQLQ đều mới đi vào hoạt động nên chưa có kinh nghiệm trong việc triển khai nghiệp QLDMĐT, do đó, nghiệp vụ này triển khai còn rất hạn chế.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ CÔNG tác QUẢN lý DANH mục đầu tư CHỨNG KHOÁN và áp DỤNG lý THUYẾT MARKOWITZ vào xây DỰNG DANH mục đầu tư cổ PHIẾU (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)