9. BỐ CỤC DỰ KIẾN CỦA LUẬN VĂN
1.1.3.2. Nhóm các chỉ tiêu gián tiếp
• Tăng truởng tín dụng
Tăng truởng tín dụng là sự gia tăng giá trị khoản cho vay qua các năm. Nếu chỉ tiêu này tăng truởng quá nóng có thể dẫn tới việc ngân hàng mất kiểm soát chất luợng tín dụng. Cũng có những ngân hàng nhằm che giấu tỷ lệ nợ xấu cao đã tăng cuờng cấp tín dụng truớc khi thanh tra. Chỉ tiêu tốc độ tăng truởng tín dụng nóng là tín hiệu về rủi ro
14
tín dụng sẽ gia tăng trong tương lai. Tốc độ tăng trưởng tín dụng ở nước đang phát triển thường 10-20%, còn ở nước phát triển 5-10%.
7 Dư nợ tín dụng năm tn+1 — Dư nợ tín dụng năm tn
Tầng trưởng tín dụng =---::— ---7—:---T— --- Dư nợ tín dụng năm tn
Tăng trưởng tín dụng “nóng” còn được thể hiện rõ qua tốc độ tăng trưởng tín dụng của ngân hàng so với tốc độ tăng trưởng tín dụng chung của toàn bộ NHTM luôn cao hơn. Nhiều nghiên cứu trước đây đã chỉ ra mối quan hệ giữa tăng trưởng tín dụng với rủi ro tín dụng. Tuy nhiên, không phải tất cả các ngân hàng có tăng trưởng tín dụng đều tiềm ẩn rủi ro tín dụng, chỉ có các ngân hàng có tăng trưởng vượt mức tăng trưởng tín dụng trung bình của từng quốc gia mới có nguy cơ rủi ro tín dụng.
• Hệ số rủi ro tín dụng
a, z Tổng dư nợ tín dụng
Hệ SO rủi ro tín dụng =---÷7—-—:---
Tongtaisan
Đối với các ngân hàng hiện đại, tỷ lệ này thường vào khoảng 50-60%, tức danh mục tài sản không tập trung quá mức vào tín dụng nên rủi ro được phân tán. Ở các nước đang phát triển (Việt Nam) thì tỷ lệ này khá cao 70-80%. Tỷ lệ này càng cao càng thể hiện mức độ tập trung rủi ro tín dụng. Vì vậy, để giảm rủi ro thì các ngân hàng phải đa dạng hóa danh mục tài sản nhằm phân tán rủi ro quá mức vào tín dụng. Chỉ tiêu này chiếm khoảng 60% là hợp lý.
• Cơ cấu tín dụng
Cơ cấu tín dụng có thể được chia theo ngành, loại hình doanh nghiệp, thời hạn tín dụng, loại tiền tệ hay theo tài sản đảm bảo...
z Dư nợ tín dụng của từng lĩnh vực
Tỉ trọng dư nợ tín dụng =---:---⅛÷—----— X 100
15
Chỉ tiêu này phản ánh quy mô của từng lĩnh vực. Phản ánh danh mục đầu tu của ngân hàng ở một thời điểm. Nếu ngân hàng quá tập trung đầu tu vào lĩnh vực nào đó thì mức độ tập trung rủi ro cao. Du nợ cho vay lĩnh vực nhạy cảm không quá vốn tự có nhu bất động sản, chứng khoán... Cơ cấu tín dụng phản ánh mức độ tập trung tín dụng trong một ngành nghề, lĩnh vực, loại tiền. do vậy, nếu cơ cấu tín dụng quá thiên lệch vào những lĩnh vực mạo hiểm, sẽ phản ánh rủi ro tín dụng tiềm năng.