Chínhsách quản trị rủi ro tín dụng theo Basel II

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNGTHƯƠNG MẠI CỎ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM THEOTIÊU CHUẨN BASEL II 10598343-1506-000044.htm (Trang 36 - 37)

9. BỐ CỤC DỰ KIẾN CỦA LUẬN VĂN

1.2.3. Chínhsách quản trị rủi ro tín dụng theo Basel II

Chính sách quản trị RRTD là hệ thống các quy định, hướng dẫn cụ thể về quản trị RRTD được thiết lập một cách đầy đủ, rõ ràng dưới dạng văn bản.

Chính sách quản trị RRTD chính là cụ thể hóa chiến lược quản trị RRTD, cũng có thể coi là công cụ để thực thi chiến lược quản trị RRTD. Các nội dung chủ yếu của chính sách quản trị RRTD bao gồm:

• Tiêu chuẩn cấp tín dụng

Tiêu chuẩn tín dụng là tập hợp các điều kiện người vay phải đáp ứng để được ngân hàng cấp tín dụng. Các tiêu chuẩn cấp tín dụng thường phải thể hiện được các nội dung chính: khả năng tài chính và thiện chí trả nợ của người vay, mục đích và hiệu quả sử dụng vốn vay và đảm bảo tín dụng. Hệ thống tiêu chuẩn phải cụ thể theo từng loại hình cho vay, từng đối tượng khách hàng.

• Giới hạn cấp tín dụng

Giới hạn cấp tín dụng là công cụ quan trọng để kiểm soát RRTD thông qua việc khống chế phạm vi, quy mô và quyền hạn cấp tín dụng. Bao gồm:

Giới hạn tín dụng: là khối lượng tín dụng tối đa được cấp cho một khách hàng. Giới hạn tín dụng phải thiết lập cụ thể cho từng khách hàng, (nhóm khách hàng liên quan), từng sản phẩm tín dụng, từng kỳ hạn, từng lĩnh vực hoạt động, từng ngành nghề, từng loại tiền và khu vực địa lý. Giới hạn tín dụng phải căn cứ vào các yếu tố: Giới hạn tín dụng do cơ quan có thẩm quyền quy định, khẩu vị, chiến lược rủi ro ngân hàng đã xác định.

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

21

Giới hạn quyền phán quyết tín dụng: là giới hạn phê duyệt mức cho vay tối đa đối với một khách hàng. Giới hạn quyền phán quyết tín dụng phải căn cứ vào các yếu tố cơ bản: năng lực, kinh nghiệm cá nhân đuợc giao thẩm quyền phê duyệt tín dụng; vị trí, vai trò, công việc mà cá nhân đó đang đảm nhiệm tại ngân hàng.

• Quy trình và thủ tục quản trị rủi ro tín dụng

Quy trình và thủ tục quản trị RRTD là trình tự và nội dung cụ thể các buớc phải trải qua khi thực hiện các hoạt động quản trị RRTD. Bao gồm: (1) quy trình, thủ tục cấp và quản lý tín dụng; (2) quy trình, thủ tục áp dụng các biện pháp giảm RRTD; (3) quy trình, thủ tục sử dụng các công cụ, các biện pháp để nhận diện, đo luờng, đánh giá, giám sát và kiểm soát RRTD. Việc ban hành các huớng dẫn về quy trình, thủ tục quản trị RRTD là cơ sở quan trọng để quản trị RRTD hiệu quả bởi mỗi khâu, mỗi giai đoạn của các hoạt động quản trị RRTD đều tác động trực tiếp đến kết quả quản trị RRTD của ngân hàng.

Theo quan điểm Basel II, ngân hàng cần thiết lập đầy đủ, cụ thể, chi tiết các tiêu chuẩn, giới hạn tín dụng, các quy trình, thủ tục quản trị RRTD đối với từng khách hàng, từng nhóm khách hàng liên quan, từng loại hình tín dụng, bao gồm các khoản tín dụng mới và tín dụng tái cơ cấu, tái tài trợ căn cứ vào đặc điểm, mục tiêu cần đạt đuợc đối với từng hoạt động quản trị.

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNGTHƯƠNG MẠI CỎ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM THEOTIÊU CHUẨN BASEL II 10598343-1506-000044.htm (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(155 trang)
w