9. BỐ CỤC DỰ KIẾN CỦA LUẬN VĂN
1.3.1. Nhận biết rủi ro tín dụng
Đây là việc nhận diện đuợc các nguy cơ rủi ro tồn tại trong hoạt động cho vay. Sự phát triển của công nghệ, thị truờng và xu huớng toàn cầu hoá làm cho số luợng rủi ro ngày
24
càng gia tăng và khả năng xảy ra rủi ro sẽ thường xuyên hơn. Vì vậy một hệ thống quản trị rủi ro có hiệu quả phải là hệ thống có khả năng nhận biết hết các rủi ro hiện hữu trong cho vay. Thực tế cho thấy, sự thất bại trong kinh doanh thường là một quá trình có những dấu hiệu báo trước. Để hạn chế và chủ động ứng phó với RRTD thì các ngân hàng phải tiến hành nhận biết được RRTD.
Nhận biết RRTD qua mức độ tài sản có chịu rủi ro: Nhận diện RRTD thông qua các giới hạn cấp tín dụng, tỷ lệ đảm bảo trong hoạt động của ngân hàng, mức độ rủi ro của tài sản Có để tính tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu.
Nhận biết RRTD trước khi cấp tín dụng: Một trong những điều kiện cơ bản để cấp tín dụng cho khách hàng là khách hàng phải có tình hình tài chính lành mạnh và có tài sản đảm bảo. RRTD trước khi cấp tín dụng chủ yếu tập trung vào rủi ro lựa chọn đối nghịch với dấu hiệu như khách hàng nôn nóng vay được tiền bằng mọi giá chấp nhận lãi suất cao; Không xem xét điều khoản hợp đồng một cách kỹ lưỡng dễ dàng chấp nhận các điều khoản bất lợi cho người vay; Sẵn sàng lại quả cho khách hàng...
Nhận biết RRTD sau khi cấp tín dụng: RRTD thường được biểu hiện bằng nhiều dấu hiệu. Tuy nhiên, những dấu hiệu có tác dụng cảnh báo sớm về khả năng trả nợ của khách hàng như khách hàng chậm trễ nộp các báo cáo tài chính; khách hàng chậm trễ, né tránh, cản trở cán bộ ngân hàng kiểm tra cơ sở sản xuất kinh doanh; chỉ số tài chính của khách hàng: chỉ tiêu thanh khoản giảm, hệ số nợ tăng, các chỉ tiêu sinh lời giảm; sản phẩm tiêu thụ chậm, hàng tồn kho tăng...