9. BỐ CỤC DỰ KIẾN CỦA LUẬN VĂN
3.1.1. Những thách thức, yêu cầu và tác động của tiêu chuẩn Basel II
(1) Giảm chênh lệch lãi suất cho vay ảnh hưởng lợi nhuận.
Một trong những yêu cầu quan trọng của Basel II là về vốn, do đó việc làm đầu tiên của các ngân hàng trong đó có VCB là tăng tỷ lệ an tòan vốn (CAR). Tuy nhiên, theo tính toán của các nhà nghiên cứu thì khi tăng tỷ lệ an toàn vốn lên 1% thì chênh lệch lãi suất giảm đi 1,3% do chi phí vốn tăng lên. Lúc đó khi tăng vốn lên sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận trong thời gian ngắn.
(2) Yêu cầu về năng lực quản trị rủi ro cao.
Toàn cầu hóa, hợp tác quốc tế đòi hỏi các NHTM Việt Nam phải tăng tính cạnh tranh nâng cao năng lực quản trị nói chung và quản trị rủi ro nói riêng theo chuẩn Basel II, đồng thời mở ra các cơ hội để VCB có thể áp dụng và tiếp cận gần hơn với các chuẩn mực đó. Hiện nay, bên cạnh nỗ lực giải quyết các khoản nợ xấu từ những rủi ro cho vay trong quá khứ, VCB đã bắt đầu chuẩn bị các chiến lược, kế hoạch bằng cách xây dựng hệ thống quản lý rủi ro hiện đại đáp ứng nhu cầu, nhằm phòng ngừa, dự đoán rủi ro trong tương lai, để đưa ra dự phòng hợp lý. Yêu cầu của Basel II là rất cao, trong khi đó hệ thống quản lý của đa số của ngân hàng Việt Nam nói chung và VCB nói riêng không phù hợp với Basel, do đó mọi quy trình về quản lý dường như rất khác biệt, hoàn toàn không có sự tương thích khi áp dụng các tiêu chuẩn mới. Vì vậy yêu cầu cho cán bộ, nhân viên phải thay đổi, hội nhập nâng cao năng lực quản lý.
81
(3) Yêu cầu hệ thống dữ liệu tin cậy và chính xác cao.
Thu thập thông tin và lun trữ dữ liệu là việc rất quan trọng trong việc triển khai các giai đoạn của Basel II. Phân độ chính xác về dữ liệu, bao gồm việc kiểm tra mức độ sẵn có và chất luợng của dữ liệu sẵn có đã đuợc cập nhật với các yêu cầu về dữ liệu của Basel II, phải đuợc chuẩn bị ngay trong khi thực hiện áp dụng chuẩn. Từ đó, VCB phải bổ snng cơ sở dữ liệu và số liệu và cần thêm rất nhiều nhân lực để thu thập và chuẩn hóa dữ liệu. Nếu không thực hiện kiểm tra độ chính xác dữ liệu và có các dữ liệu bổ sung, cập nhật dữ liệu thì tốn rất nhiều chi phí và mất rất nhiều thời gian thực hiện triển khai dự án Basel. Khó khăn đối với các ngân hàng nuớc ta trong đó có VCB khi triển khai Basel II chính là cơ sở dữ liệu. Hệ thống công nghệ ngân hàng (core banking) tại các ngân hàng chua tập trnng và đồng bộ đang chua đuợc nâng cấp, thậm chí có ngân hàng còn sử dụng dữ liện khác ngoài core nhu excel, file hồ sơ nên có thể dẫn đến các số liện không đồng bộ, không chính xác, không đuợc phân tích và cập nhật thuờng xuyên. Trong khi hệ thống công nghệ tập trung mới chỉ đuợc áp dụng trong thời giân ngắn trong vài năm gần đây mà Basel thì lại đòi hỏi cao, phải chú trọng xây dựng và cập nhật một cách có hệ thống trong suốt thời gian dài nhằm chuẩn hóa cũng nhu nâng cao đuợc độ chính xác. Do đó, việc xây dựng hệ thống và thu thập dữ liệu sẽ cần thời gian, công sức, tiền bạc của các ngân hàng truớc khi triển khai.
(4) Yêu cầu về chi phí, tài chính.
Các yêu cầu về tuân thủ Basel II dự kiến đuợc qny định trong quá trình thực hiện là một khó khăn cho các ngân hàng, đòi hỏi chi phí thực hiện và ngồn vốn lớn. Chi phí đần tu vào cơ sở vật chất cũng rất lớn nếu ngân hàng không có sự tuơng đồng trong cách vận hành, và yêu cầu ngân hàng phải có khả năng tài chính lớn mới có thể thực hiện đuợc. Chi phí cho triển khai dự án tập trnng vào chi phí đần tu cơ sở dữ liệu, công nghệ, nguồn nhân lực... nên tổng cho phí mà VCB bỏ ra là rất lớn.
82