9. BỐ CỤC DỰ KIẾN CỦA LUẬN VĂN
1.3.3. Kiểm soát rủi ro tín dụng
Kiểm soát RRTD là việc ngân hàng sử dụng các công cụ, các kỹ thuật, các biện pháp cần thiết để đảm bảo RRTD luôn nằm trong phạm vi chấp nhận đã xác định. Việc kiểm soát RRTD phải thực hiện ngay từ khi ra quyết định cấp tín dụng và phải thực hiện thường xuyên đối với các khoản nợ chưa thu hồi đủ gốc và lãi. Nội dung kiểm soát RRTD bao gồm:
Thứ nhất là sử dụng các tiêu chuẩn và giới hạn tín dụng để sàng lọc, lựa chọn các khách hàng phù hợp với khẩu vị RRTD đã được xác định.
Thứ hai là áp dụng các kỹ thuật giảm RRTD: Tùy vào đặc điểm và bản chất từng khoản vay, ngân hàng phải áp dụng các kỹ thuật để giảm rủi ro. Bao gồm:
• Bảo đảm tín dụng bằng tài sản của khách hàng (Thế chấp, cầm cố tài sản)
Bảo đảm tín dụng bằng tài sản là biện pháp giảm thiểu RRTD bằng cách ngân hàng yêu cầu khách hàng phải bảo đảm cho khoản tín dụng được cấp bằng tài sản có giá trị. Trong trường hợp khách hàng không hoàn thành nghĩa vụ theo cam kết, ngân hàng xử lý TSBĐ để thu nợ. Tùy vào hình thái, đặc điểm của TSBĐ mà khách hàng có thể bảo
29
đảm cho khoản tín dụng bằng cầm cố hoặc thế chấp. Thực chất, TSBĐ chính là nguồn thu nợ thứ 2 của ngân hàng khi khách hàng không hoàn thành nghĩa vụ trả nợ theo cam kết. Áp dụng biện pháp này một mặt giảm RRTD cho ngân hàng do có nguồn thu nợ thứ hai, mặt khác tạo động lực cho khách hàng hoàn thành nghĩa vụ thanh toán mình.
• Bảo lãnh tín dụng
Bảo lãnh tín dụng là việc bên thứ ba (bên bảo lãnh) cam kết với ngân hàng (bên đuợc bảo lãnh) sẽ thực hiện thay nghĩa vụ tài chính cho bên vay (bên đuợc bảo lãnh) trong truờng hợp bên vay không có khả năng thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với ngân hàng. Thông thuờng, để bảo đảm cho cam kết thực hiện thay nghĩa vụ tài chính cho bên đuợc bảo lãnh, bên bảo lãnh thực hiện bảo đảm bằng tài sản thế chấp, cầm cố của mình hoặc bằng uy tín. Tùy vào năng lực tài chính, sự tín nhiệm của ngân hàng đối với bên bảo lãnh mà ngân hàng sẽ quyết định hình thức bảo đảm thích hợp. Sử dụng kỹ thuật này, ngân hàng có thêm nguồn thu nợ từ bên bảo lãnh trong truờng hợp bên đuợc bảo lãnh là khách hàng vay vốn không thực hiện đúng nghĩa vụ theo cam kết.
• Phái sinh tín dụng
Phái sinh tín dụng là việc NHTM sử dụng các hợp đồng phái sinh (hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tuơng lai, hợp đồng hoán đổi, hợp đồng quyền chọn) nhằm chuyển RRTD sang cho các bên tham gia hợp đồng phái sinh. Đây là biện pháp đuợc áp dụng khi ngân hàng muốn giảm RRTD bằng cách chuyển giao RRTD sang cho bên thứ 3. Truờng hợp này, đối với các khoản tín dụng chua thực hiện đầy đủ nghĩa vụ, ngân hàng có thể chuyển RRTD sang cho đối tác bằng cách thực hiện các hợp đồng phái sinh. Áp dụng biện pháp này đòi hỏi phải có thị truờng giao dịch các hợp đồng phái sinh tín dụng.
30
• Chứng khoán hóa các khoản tín dụng
Chứng khoán hóa các khoản tín dụng là kỹ thuật giảm thiểu rủi ro bằng cách biến các khoản tín dụng thành các chứng khoán có thể giao dịch, mua đi bán lại trên thị truờng tài chính. Về mặt cơ chế, ngân hàng phải tập hợp các khoản tín dụng có những đặc điểm tuơng đồng (về kỳ hạn, lãi suất...) và bán cho tổ chức chuyên trách về chứng khoán hóa (Special Purpose Entity - SPE). Đến luợt các tổ chức SPE sẽ phát hành các chứng khoán đuợc bảo đảm bằng nguồn thu từ các khoản tín dụng đuợc chứng khoán hóa và bán ra thị truờng. Nguời mua chứng khoán sẽ nhận đuợc thu nhập từ chính nguồn thu của các khoản tín dụng đuợc chứng khoán hóa. Thực hiện kỹ thuật này không những giảm RRTD cho ngân hàng mà còn giúp ngân hàng tăng vốn khả dụng, giảm áp lực yêu cầu vốn cho RRTD.
Thứ ba là áp dụng các biện pháp xử lý RRTD: Trong truờng hợp RRTD của khoản tín dụng (hoặc danh mục tín dụng) vuợt quá phạm vi chấp nhận. Ngân hàng phải áp dụng các biện pháp xử lý RRTD để đua RRTD về mức phù hợp với khẩu vị đã xác định.
Xử lý RRTD đối với từng khoản tín dụng riêng lẻ: tùy vào đặc điểm, bản chất rủi ro của từng khoản nợ mà ngân hàng cần áp dụng các biện pháp thích hợp để hạn chế tối đa tổn thất. Thông thuờng, đối với khách hàng đuợc đánh giá có khả năng khôi phục năng lực trả nợ, ngân hàng áp dụng các biện pháp hỗ trợ, giúp khách hàng vuợt qua khó khăn để hoàn thành nghĩa vụ trả nợ nhu: tu vấn, cho vay thêm, cơ cấu lại nợ, miễn giảm lãi.Đối với các khoản nợ đuợc đánh giá không thể khôi phục năng lực trả nợ ngân hàng cần áp dụng các biện pháp thanh lý để thu hồi nhu: thu từ nguồn thu nợ thứ hai (xử lý tài sản bảo đảm, yêu cầu bên bảo lãnh bồi thuờng..), chuyển giao RRTD sang cho bên thứ ba (bán nợ, chứng khoán hóa hoặc phái sinh tín dụng) hoặc xử lý bằng nguồn nội bộ ngân hàng ( dự phòng RRTD, vốn.)
31
Xử lý RRTD của danh mục tín dụng: Đối với danh mục tín dụng, việc xử lý được thực hiện thông qua tái cơ cấu danh mục tín dụng nhằm điều chỉnh thành phần, cấu trúc của danh mục, từ đó điều chỉnh mức độ tập trung tín dụng.
Basel II thừa nhận tất cả các kỹ thuật, các công cụ và biện pháp kiểm soát RRTD của NHTM:
• Đối với các công cụ kiểm soát RRTD
Basel II yêu cầu các tiêu chuẩn, giới hạn tín dụng phải được thể hiện rõ ràng, cụ thể trong chính sách tín dụng, phản ánh đầy đủ khẩu vị RRTD và phải được HĐQT phê duyệt. Quy trình cấp tín dụng phải đảm bảo sự độc lập giữa bộ phận giao dịch, bộ phận thẩm định và bộ phận đánh giá lại tín dụng.
• Đối với các kỹ thuật giảm thiểu RRTD
Basel II đề xuất các bộ tiêu chuẩn nhằm đảm bảo đánh giá đúng tác dụng giảm thiểu RRTD cũng như kiểm soát các rủi ro phát sinh từ việc sử dụng các kỹ thuật giảm RRTD. Bao gồm:
Sử dụng các kỹ thuật giảm thiểu RRTD phải tuân thủ các nguyên tắc:
(1) Tác dụng giảm thiểu rủi ro chỉ được tính 1 lần (ví dụ đánh giá rủi ro khoản vay đã phản ánh kỹ thuật giảm thiểu rủi ro thì khi tính mức vốn tối thiểu không được tính lại tác dụng giảm thiểu rủi ro); (2) Sử dụng các kỹ thuật giảm thiểu rủi ro có thể hạn chế RRTD nhưng lại có nguy cơ phát sinh rủi ro khác (rủi ro pháp lý, rủi ro tác nghiệp, rủi ro thanh khoản, rủi ro thị trường...) làm giảm tính hiệu quả của kỹ thuật giảm thiểu rủi ro. Nếu các rủi ro mới phát sinh không được quan tâm thích đáng, cơ quan có thẩm quyền phải yêu cầu vốn cao hơn hoặc tăng cường kiểm soát cho các rủi ro mới phát sinh; (3) Trường hợp ngân hàng sử dụng nhiều kỹ thuật giảm thiểu rủi ro thì ngân hàng sẽ phải phân chia khoản vay thành các phần nhỏ theo tỷ lệ bảo đảm bởi mỗi kỹ thuật.
32
• Đối với xử lý RRTD
Theo Ủy ban Basel, để kiểm soát RRTD hiệu quả đòi hỏi ngân hàng phải thiết lập các quy trình đầy đủ, rõ ràng cho việc sửa đổi, điều chỉnh, tái tài trợ, tái cơ cấu các khoản tín dụng hiện tại. Chính sách tín dụng phải quy định cụ thể quyền phán quyết đối với các khoản nợ đuợc sửa đổi, điều chỉnh, tái tài trợ hoặc tái cơ cấu. Đồng thời trên cơ sở kết quả đo luờng và đánh giá RRTD, ngân hàng cần có đủ vốn kinh tế và dự phòng RRTD để đảm bảo nguồn tài trợ RRTD và an toàn cho hoạt động tín dụng của ngân hàng.
Ngân hàng phải thiết lập một hệ thống giám sát và báo cáo RRTD để giám sát các mức độ RRTD. Việc giám sát phải thực hiện thuờng xuyên trên cơ sở nguồn thông tin chính xác, kịp thời và đầy đủ. Mục đích của giám sát RRTD là xác định các mức độ rủi ro, phát hiện các yếu tố, các vấn đề làm phát sinh rủi ro. Vì vậy, giám sát RRTD còn hỗ trợ đắc lực cho việc nhận diện và đánh giá RRTD. Kết quả giám sát phải báo cáo kịp thời đến cấp có thẩm quyền theo quy định để các cấp quản lý nắm bắt đầy đủ, chính xác mức độ RRTD và có biện pháp để kiểm soát RRTD thích hợp.