9. BỐ CỤC DỰ KIẾN CỦA LUẬN VĂN
1.2.1. Quan điểm và nguyên tắc trong quản trị rủi ro theo Basel II
1.2.1.1. Quan điểm Hiệp ước Basel II
Hiệp ước Basel II được hoàn thiện vào quý 4/2003 và chính thức có hiệu lực từ tháng 1/2010 với quan điểm của Basel II là nâng cao chất lượng và sự ổn định của hệ thống ngân hàng quốc tế; Tạo lập và duy trì một sân chơi bình đẳng cho các ngân hàng hoạt động trên bình diện quốc tế; Đẩy mạnh việc chấp nhận các thông lệ nghiêm ngặt hơn trong lĩnh vực quản lý rủi ro. Hiệp ước vốn Basel II đã được xây dựng trên cơ sở vững chắc gồm ba trụ cột.
Hình 1.1: Hiệp ước Base II được trình bày theo 3 trụ cột
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
• Trụ cột 1: Yêu cầu vốn tối thiểu
Basel II quy định tỷ lệ an toàn vốn (CAR- Capital Adequacy Ratio) ≥ 8% (xác định bằng cách lấy tổng vốn chia cho tài sản có rủi ro). Điểm khác biệt với Basel I là các rủ i ro được đề cập ở đây bao gồm: RRTD, rủi ro vận hành (hay rủi ro hoạt động) và rủi
17
ro thị trường. Trọng số rủi ro của Basel II chia 5 mức tương ứng với 5 nhóm nợ: 0%, 20%, 50%, 100% và 150%. Việc xác định trọng số tùy thuộc vào xếp hạng tín nhiệm của chủ nợ đối với từng món nợ. Basel II đề xuất các phương pháp tiếp cận khác nhau để đo lường và xác định trọng số rủi ro đối với RRTD, rủi ro hoạt động và rủi ro thị trường.
• Trụ cột 2: Quy trình kiểm tra, giám sát ngân hàng
Basel II đề xuất 4 nguyên tắc trong kiểm tra, giám sát ngân hàng nhằm đảm bảo: (i) NHTM phải luôn đảm bảo duy trì mức độ an toàn vốn; (ii) Thiết lập và thực thi các chế tài cần thiết để đảm bảo các NHTM luôn duy trì mức độ đủ vốn; (iii) Cơ quan giám sát ngân hàng phải thực hiện các chức năng giám sát để quản lý mức độ đủ vốn của các NHTM và (iv) đảm bảo các NHTM luôn duy trì mức vốn không dưới mức tối thiểu theo quy định. Ngoài ra trụ cột 2 cũng đề cập đến các vấn đề cụ thể phải được quan tâm trong quá trình kiểm tra, giám sát ngân hàng: xác định các rủi ro chưa được đề cập trong trụ cột 1, tính minh bạch giám sát, thông tin liên lạc và sự hợp tác tăng cường qua biên giới.
• Trụ cột 3: Nguyên tắc thị trường
Trụ cột thứ ba nhấn mạnh các ngân hàng phải công khai thông tin theo nguyên tắc thị trường. Basel II đề xuất một danh mục thông tin định tính và định lượng cần công khai bao gồm: thông tin về cơ cấu vốn, mức độ đủ vốn, mức độ rủi ro, hệ thống nội bộ đo lường, đánh giá, xử lý rủi ro đối với từng loại rủi ro của ngân hàng. Trụ cột 3 bổ sung và hoàn thiện các yêu cầu của trụ cột 1 và 2. Trên cơ sở các yêu cầu của trụ cột 3, tính minh bạch theo nguyên tắc thị trường được tuân thủ, cho phép các chủ thể tham gia thị trường có thể giám sát, đánh giá rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Với những cải tiến cơ bản về nội dung, cách tính hệ số an toàn vốn (hoàn thiện cách xác định trọng số rủi ro, bổ sung rủi ro hoạt động và làm rõ hơn rủi ro thị trường, đề xuất nhiều phương pháp đo lường rủi ro), thừa nhận các kỹ thuật giảm thiểu rủi ro, đề
18
xuất các yêu cầu và xác định rõ vai trò hoạt động kiểm tra, giám sát ngân hàng cũng nhu kỷ luật thị trường, Basel II đã trở thành một bộ chuẩn mực trong quản trị rủi ro của NHTM.
1.2.1.2. Các nguyên tắc quản trị rủi ro tín dụng theo Basel II
Ủy ban Basel đã đề xuất 17 nguyên tắc cơ bản trong quản trị RRTD. Các nguyên tắc này tập trung vào 5 nội dung cơ bản:
• Thiết lập môi trường rủi ro tín dụng phù hợp (nguyên tắc 1, 2, 3)
• Đảm bảo quy trình cấp tín dụng lành mạnh (nguyên tắc 4,5,6,7)
• Duy trì quy trình quản lý, đo lường và giám sát phù hợp (nguyên tắc 8,9,10,11,12,13)
• Đảm bảo sự kiểm soát đầy đủ đối với rủi ro tín dụng (nguyên tắc 14,15,16)
• Đảm bảo vai trò của cơ quan giám sát (nguyên tắc 17)
1.2.2. Chiến lược quản trị rủi ro tín dụng và khẩu vị rủi ro tín dụngtheo Basel II theo Basel II
1.2.2.1. Chiến lược quản trị rủi ro tín dụng
Chiến lược quản trị RRTD có thể hiểu là một chương trình, kế hoạch mang tính chất dài hạn về quản trị RRTD với mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận trên cơ sở rủi ro được kiểm soát ở mức độ ngân hàng có thể chấp nhận.
Chiến lược RRTD bao gồm các nội dung cơ bản: mục tiêu, nguyên tắc quản trị RRTD và các lĩnh vực kinh doanh cốt lõi. Chiến lược quản trị RRTD phải đề xuất các mục tiêu tín dụng tổng quát mà ngân hàng hướng tới bao gồm: loại hình cho vay, đối tượng khách hàng, ngành hàng, vùng địa lý, loại tiền cấp tín dụng, kỳ hạn, tỷ suất sinh lời mong đợi, đặc điểm rủi ro của danh mục tín dụng. Xây dựng chiến lược quản trị RRTD phải tính đến khả năng vốn tự có, mục tiêu tăng trường tín dụng, chất lượng tín
19
dụng, tỷ suất sinh lời dự kiến, sự biến động của môi trường kinh doanh, chu kỳ kinh tế và sự tác động của nó đến cơ cấu và chất lượng danh mục tín dụng.
1.2.2.2. Khẩu vị rủi ro tín dụng
Có thể hiểu khẩu vị RRTD là khả năng, cách thức, mức độ, phạm vi chấp nhận rủi ro tín dụng của một ngân hàng nhằm đạt được mục tiêu trong hoạt động tín dụng. Nói cách khác, khẩu vị RRTD là khả năng sẵn sàng chấp nhận RRTD của ngân hàng trên cơ sở có sự tính toán, cân đối giữa rủi ro, lợi nhuận để đảm bảo ngân hàng có thể đạt lợi nhuận cao nhất.
Khi xác định khẩu vị RRTD, ngân hàng tính đến năng lực quản lý rủi ro của ngân hàng, kỳ vọng của cổ đông, cơ quan quản lý nhà nước và các bên có lợi ích liên quan khác. Trong đó, cần tuân thủ các nguyên tắc cơ bản: (1) đảm bảo tính toàn diện, bao hàm mọi rủi ro ngân hàng có thể gặp phải trong hoạt động tín dụng, (2) phải đo lường được sự tác động của RRTD: mô tả cụ thể hướng tác động và mức độ ảnh hưởng của RRTD lên hoạt động kinh doanh của ngân hàng, (3) phải phù hợp với chiến lược kinh doanh của ngân hàng, (4) phải thường xuyên đánh giá lại, đảm bảo khẩu vị luôn phù hợp với sự biến động của các yếu tố bên ngoài cũng như tình hình hiện tại của ngân hàng.
Khẩu vị RRTD phải được cụ thể hóa thông qua: (i) Tiêu chuẩn cấp tín dụng cho từng phân đoạn khách hàng, sản phẩm tín dụng, khu vực địa lý, lĩnh vực kinh tế, loại tiền tệ, thời gian đáo hạn, (ii) Thị trường mục tiêu trong mỗi phân đoạn thị trường, mức độ tập trung/ đa dạng hóa danh mục tín dụng, (iii) Chiến lược về giá (lãi suất tín dụng).
Theo quan điểm Basel II, chiến lược RRTD phải phản ánh được khẩu vị RRTD đã xác định trong từng giai đoạn, HĐQT phải là người chịu trách nhiệm cuối cùng phê duyệt chiến lược và khẩu vị RRTD. Đồng thời, chiến lược và khẩu vị RRTD phải được đánh giá lại theo định kỳ hoặc khi có các yếu tố tác động làm thay đổi chiến lược và khẩu vị
20
RRTD. Ngoài ra chiến lược và khẩu vị RRTD phải được truyền đạt trong toàn hệ thống ngân hàng và am hiểu đến từng nhân viên.
1.2.3. Chính sách quản trị rủi ro tín dụng theo Basel II
Chính sách quản trị RRTD là hệ thống các quy định, hướng dẫn cụ thể về quản trị RRTD được thiết lập một cách đầy đủ, rõ ràng dưới dạng văn bản.
Chính sách quản trị RRTD chính là cụ thể hóa chiến lược quản trị RRTD, cũng có thể coi là công cụ để thực thi chiến lược quản trị RRTD. Các nội dung chủ yếu của chính sách quản trị RRTD bao gồm:
• Tiêu chuẩn cấp tín dụng
Tiêu chuẩn tín dụng là tập hợp các điều kiện người vay phải đáp ứng để được ngân hàng cấp tín dụng. Các tiêu chuẩn cấp tín dụng thường phải thể hiện được các nội dung chính: khả năng tài chính và thiện chí trả nợ của người vay, mục đích và hiệu quả sử dụng vốn vay và đảm bảo tín dụng. Hệ thống tiêu chuẩn phải cụ thể theo từng loại hình cho vay, từng đối tượng khách hàng.
• Giới hạn cấp tín dụng
Giới hạn cấp tín dụng là công cụ quan trọng để kiểm soát RRTD thông qua việc khống chế phạm vi, quy mô và quyền hạn cấp tín dụng. Bao gồm:
Giới hạn tín dụng: là khối lượng tín dụng tối đa được cấp cho một khách hàng. Giới hạn tín dụng phải thiết lập cụ thể cho từng khách hàng, (nhóm khách hàng liên quan), từng sản phẩm tín dụng, từng kỳ hạn, từng lĩnh vực hoạt động, từng ngành nghề, từng loại tiền và khu vực địa lý. Giới hạn tín dụng phải căn cứ vào các yếu tố: Giới hạn tín dụng do cơ quan có thẩm quyền quy định, khẩu vị, chiến lược rủi ro ngân hàng đã xác định.
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
21
Giới hạn quyền phán quyết tín dụng: là giới hạn phê duyệt mức cho vay tối đa đối với một khách hàng. Giới hạn quyền phán quyết tín dụng phải căn cứ vào các yếu tố cơ bản: năng lực, kinh nghiệm cá nhân đuợc giao thẩm quyền phê duyệt tín dụng; vị trí, vai trò, công việc mà cá nhân đó đang đảm nhiệm tại ngân hàng.
• Quy trình và thủ tục quản trị rủi ro tín dụng
Quy trình và thủ tục quản trị RRTD là trình tự và nội dung cụ thể các buớc phải trải qua khi thực hiện các hoạt động quản trị RRTD. Bao gồm: (1) quy trình, thủ tục cấp và quản lý tín dụng; (2) quy trình, thủ tục áp dụng các biện pháp giảm RRTD; (3) quy trình, thủ tục sử dụng các công cụ, các biện pháp để nhận diện, đo luờng, đánh giá, giám sát và kiểm soát RRTD. Việc ban hành các huớng dẫn về quy trình, thủ tục quản trị RRTD là cơ sở quan trọng để quản trị RRTD hiệu quả bởi mỗi khâu, mỗi giai đoạn của các hoạt động quản trị RRTD đều tác động trực tiếp đến kết quả quản trị RRTD của ngân hàng.
Theo quan điểm Basel II, ngân hàng cần thiết lập đầy đủ, cụ thể, chi tiết các tiêu chuẩn, giới hạn tín dụng, các quy trình, thủ tục quản trị RRTD đối với từng khách hàng, từng nhóm khách hàng liên quan, từng loại hình tín dụng, bao gồm các khoản tín dụng mới và tín dụng tái cơ cấu, tái tài trợ căn cứ vào đặc điểm, mục tiêu cần đạt đuợc đối với từng hoạt động quản trị.
1.2.4. Tổ chức bộ máy quản trị rủi ro tín dụng trong Basel II
Tổ chức Bộ máy quản trị RRTD là cách thức tổ chức, sắp xếp các bộ phận chức năng của hệ thống quản trị RRTD của một NHTM theo những nguyên tắc nhất định, đảm bảo mối liên kết giữa các bộ phận trong hệ thống nhằm đạt mục tiêu quản trị RRTD ngân hàng đã lựa chọn.
Việc thiết lập bộ máy quản trị RRTD thực chất là gắn các cá nhân, các bộ phận trong bộ máy quản trị RRTD với chức năng, quyền hạn và trách nhiệm nhất định nhằm đạt
22
mục tiêu quản trị đã xác định. Vì vậy tổ chức bộ máy quản trị RRTD là cơ sở để thực thi quản trị RRTD.
Theo Ủy ban Basel, mỗi bộ phận chức năng trong bộ máy quản trị RRTD đều đảm nhận vai trò kiểm soát RRTD ở những khía cạnh khác nhau. Vì vậy, để kiểm soát RRTD khách quan và hiệu quả, việc tổ chức bộ máy quản trị RRTD cần tránh sự trùng lặp về chức năng, xung đột lợi ích giữa các bộ phận kiểm soát.Thông lệ hiện nay, để đảm bảo các nguyên tắc của Basel, các NHTM thực hiện tổ chức bộ máy quản trị RRTD “3 vòng kiểm soát”:
BAN ĐIỀU HÀNH - - Vòng thứ ba KIỂM TOÁN NỘI BỘ Vòng thứ nhất QUAN HỆ KHÁCH HÀNG Vòng thứ hai QUẢN LÝ RỦI RO
Nguồn: Tổng hợp của tác giả “Vòng” thứ nhất (quan hệ khách hàng): bao gồm các bộ phận trực tiếp kinh doanh, bán hàng. Vòng này thực hiện chức năng xác định, đánh giá, ngăn ngừa, theo dõi và báo cáo rủi ro phát sinh trong hoạt động tín dụng. Trên cơ sở tự đánh giá RRTD (nhận diện, xác định, đánh giá rủi ro đầy đủ truớc khi cấp tín dụng), bộ phận quan hệ khách hàng lựa chọn khách hàng và chấp thuận cấp tín dụng trong giới hạn khẩu vị rủi ro của ngân hàng. Đây là vòng đầu tiên và là vòng trực tiếp tiếp nhận RRTD thông qua hoạt động cấp tín dụng. Theo số liệu thống kê tại NHTM ở các quốc gia phát triển, vòng quan hệ khách hàng có thể kiểm soát và hạn chế đến 80% RRTD của một ngân hàng.
23
“Vòng” thứ hai (quản lý rủi ro): Vòng này thực hiện chức năng quản lý rủi ro. Để thực hiện chức năng quản lý rủi ro, vòng thứ hai thực hiện các nhiệm vụ cơ bản: (1) thiết lập chiến luợc quản trị rủi ro, khẩu vị rủi ro, chính sách quản trị RRTD; (2) xây dựng, ban hành các quy trình, quy chế về hoạt động tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng; (3) xây dựng hệ thống thông tin, hệ thống các công cụ, biện pháp để nhận diện, đo luờng, kiểm soát, giám sát và báo cáo RRTD ở cấp độ từng khoản tín dụng và danh mục tín dụng; (4) đánh giá và kiểm soát hiệu quả hoạt động vòng thứ nhất. Theo thống kê, vòng quản lý rủi ro có thể hạn chế khoảng 10% RRTD của một ngân hàng. Tuy nhiên, bộ phận quản lý RRTD có vai trò quyết định khả năng kiểm soát RRTD của bộ phận quan hệ khách hàng bởi vì đây là cơ sở vững chắc để vòng thứ nhất kiểm soát RRTD hiệu quả.
“Vòng” thứ ba (KToNB): KToNB thực hiện đánh giá độc lập hiệu quả của vòng thứ nhất, vòng thứ hai và hệ thống KT-KSNB của ngân hàng. Nhu vậy vòng kiểm soát thứ 3 sẽ là động lực để vòng thứ nhất và thứ hai hiệu quả hơn, giảm thiểu các sai phạm, gian lận và nâng cao ý thức trách nhiệm mỗi cá nhân khi hiện chức năng, nhiệm vụ của mình. Thông thuờng vòng thứ 3 trực thuộc HĐQT để đảm bảo tính độc lập, đồng thời giúp cho HĐQT, Ban Kiểm soát có thể nắm bắt thông tin xuyên suốt hoạt động của các bộ phận kinh doanh, bộ phận quản trị RRTD trong toàn hệ thống ngân hàng. Vòng kiểm soát này có thể hạn chế khoảng 10% RRTD của ngân hàng.
1.3. Quy trình và thủ tục quản trị rủi ro tín dụng theo Basel II
Quản lý rủi ro trong hoạt động cho vay hiệu quả không có nghĩa là rủi ro không xảy ra mà là rủi ro có thể xảy ra nhung xảy ra trong mức độ dự đoán truớc và ngân hàng đã chuẩn bị đủ nguồn lực để bù đắp các rủi ro có thể xảy ra đó, gồm 4 buớc:
1.3.1. Nhận biết rủi ro tín dụng
Đây là việc nhận diện đuợc các nguy cơ rủi ro tồn tại trong hoạt động cho vay. Sự phát triển của công nghệ, thị truờng và xu huớng toàn cầu hoá làm cho số luợng rủi ro ngày
24
càng gia tăng và khả năng xảy ra rủi ro sẽ thường xuyên hơn. Vì vậy một hệ thống quản trị rủi ro có hiệu quả phải là hệ thống có khả năng nhận biết hết các rủi ro hiện hữu trong cho vay. Thực tế cho thấy, sự thất bại trong kinh doanh thường là một quá trình có những dấu hiệu báo trước. Để hạn chế và chủ động ứng phó với RRTD thì các ngân hàng phải tiến hành nhận biết được RRTD.
Nhận biết RRTD qua mức độ tài sản có chịu rủi ro: Nhận diện RRTD thông qua các giới hạn cấp tín dụng, tỷ lệ đảm bảo trong hoạt động của ngân hàng, mức độ rủi ro của tài sản Có để tính tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu.
Nhận biết RRTD trước khi cấp tín dụng: Một trong những điều kiện cơ bản để cấp tín dụng cho khách hàng là khách hàng phải có tình hình tài chính lành mạnh và có tài sản đảm bảo. RRTD trước khi cấp tín dụng chủ yếu tập trung vào rủi ro lựa chọn đối