Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNGTHƯƠNG MẠI CỎ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM THEOTIÊU CHUẨN BASEL II 10598343-1506-000044.htm (Trang 112 - 155)

9. BỐ CỤC DỰ KIẾN CỦA LUẬN VĂN

3.3. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Một là, nâng cấp hạ tầng cơ sở ngân hàng: Hệ thống pháp lý và các chuẩn mực về kế toán và kiểm toán phải được nâng cấp để thực hiện và duy trì tốt Basel II. Hiện tại, hệ thống luật liên quan đến hoạt động của các tổ chức tín dụng của Việt Nam còn lỏng lẻo so với các quy định trong Basel II. Hệ thống kế toán ngân hàng cũng cần phải được cải cách theo các chuẩn mực kế toán quốc tế, đặc biệt là các vấn đề phân loại nợ

92

theo chất lượng, mức độ rủi ro, trích lập dự phòng rủi ro, hạch toán thu nhập, chi phí. Bên cạnh đó, NHNN cần tạo điều kiện cho các ngân hàng ứng dụng công nghệ quản trị ngân hàng hiện đại và tạo rào chắn chống lại sự lạm dụng và gian lận, trong đó đặc biệt lưu ý đến sự khác biệt giữa chuẩn mực kế toán Mỹ (GAAP) và chuẩn mực kế toán quốc tế (IFRS) trong xu hướng hợp nhất giữa hai chuẩn mực này.

Hai là, nâng cao hơn nữa chất lượng thông tin tín dụng: NHNN cần nâng cao hơn nữa chất lượng thông tin tín dụng tại trung tâm thông tin tín dụng CIC nhằm đáp ứng yêu cầu thông tin cập nhật và chính xác về khách hàng; cần có những biện pháp tuyên truyền thích hợp để các NHTM nhận thấy rõ quyền lợi và nghĩa vụ trong việc cung cấp và sử dụng thông tin tín dụng. Định kỳ NHNN cũng hướng dẫn các NHTM bổ sung kịp thời các tiêu chí xếp hạng dựa trên chuẩn mực Basel II; giám sát chặt chẽ không để xảy ra tình trạng thông đồng giữa tổ chức xếp hạng với tổ chức được xếp hạng.

Ba là, đào tạo và phát triển một văn hóa giám sát mới: Basel II buộc các cơ quan giám sát ngân hàng phải học các kỹ thuật đo lường và quản lý rủi ro mới nhưng quan trọng hơn, sẽ cần phải thay đổi văn hóa giám sát từ việc kiểm tra tuân thủ sang đánh giá rủi ro. NHNN với vai trò là một cơ quan giám sát cần tích cực hướng dẫn, đôn đốc các NHTM sớm ban hành quy định về tiêu chuẩn, yêu cầu vốn tối thiểu đối với hệ thống quản trị rủi ro áp dụng tại ngân hàng, bao gồm hệ thống kiểm soát, kiểm toán nội bộ, hệ thống quản lý tài sản có, tài sản nợ, quản trị rủi ro tín dụng, rủi ro tác nghiệp và rủi ro thị trường. Những yêu cầu tối thiểu mà các ngân hàng cần đạt được chính là điều kiện tiên quyết giúp cơ quan giám sát nhà nước chấp thuận việc sử dụng hệ thống quản trị rủi ro tương ứng của ngân hàng. NHNN cần đổi mới nội dung, phương pháp, quy trình thanh tra, giám sát đi đôi với hoàn thiện các quy định an toàn, các biện pháp thận trọng trong hoạt động ngân hàng và các chuẩn mực quốc tế về giám sát ngân hàng (Hiệp ước Basel I và II), từng bước tiến tới thực hiện các nguyên tắc, chuẩn mực cơ bản theo Hiệp ước vốn mới (Basel III).

93

Bốn là, nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm soát, giám sát ngân hàng: Theo hiệp uớc Basel, NHNN đóng vai trò là cơ quan giám sát ngân hàng giữ vị trí đặc biệt quan trọng đối với sự ổn định cho hoạt động của toàn hệ thống ngân hàng, bao gồm cả mạng luới các chi nhánh của ngân hàng nuớc ngoài cũng nhu ngân hàng 100% vốn nước ngoài. Vì vậy, NHNN đuợc quyền chủ động rất lớn, bao gồm chủ động trong việc đưa ra quy định chi tiết cho toàn hệ thống, cấp phép hoặc ngừng cấp phép cho mỗi ngân hàng khi muốn lựa chọn một phương pháp đánh giá rủi ro, đồng thời có quyền ra phán quyết tối cao đối với TCTD khi phát hiện những sai phạm so với nội dung cấp phép.

Năm là, cần xây dựng khung khổ pháp lý toàn diện và thống nhất về hệ thống Quản lý rủi ro trong NHTM Việt Nam thông qua việc nhanh chóng hoàn thiện và đi vào có hiệu lực đối với dự thảo Thông tư quy định về hệ thống Quản lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, làm cơ sở để các NHTM xây dựng hệ thống QTRR của riêng mình. Đồng thời, NHNN Việt Nam cần xây dựng lộ trình cụ thể về thời gian áp dụng Basel II trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của các ngân hàng đã hoàn thiện, trong đó nhấn mạnh tới việc phân loại ngân hàng trong triển khai Basel II. Mặc dù áp dụng Basel II là cần thiết và được xác định trong chiến lược phát triển ngành ngân hàng 2011 - 2020, nhưng đối với một số ngân hàng có quy mô nhỏ, đây có thể là “mức nâng tạ quá sức” trong khoảng thời gian từ này, đặc biệt là sự ảnh hưởng lớn từ dịch bệnh nCovid19.

94

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Ở Chương 3 này, luận văn trình bày những thách thức khó khăn cũng như lộ trình áp dụng tiêu chuẩn Basel II trong quản trị RRTD của Vietcombank trong thời gian qua. Từ những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế đã được chỉ ra ở chương 2, đã đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường quản trị RRTD theo Basel II tại Vietcombank. Bên cạnh đó, đã đưa ra một số kiến nghị đối với Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, Hiệp hội ngân hàng và một số đơn vị khác nhằm tạo môi trường kinh doanh và hành lang pháp lý thuận lợi cũng như hỗ trợ Vietcombank trong quá trình triển khai thực hiện tiêu chuẩn Basel II để đảm bảo tính khả thi của giải pháp.

95

PHẦN KẾT LUẬN

Rủi ro tín dụng là rủi ro lớn mà các ngân hàng phải đối mặt, nó gây ra những tổn thất lớn cho ngân hàng, cho hệ thống ngân hàng và cho nền kinh tế. Do đó, các ngân hàng cần phải có chiến lược quản trị RRTD nhằm hạn chế tổn thất có thể xảy ra. Luận văn với đề tài “Quản trị rủi ro rín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam theo tiêu chuẩn Basel II” đã hoàn thành với các nội dung cơ bản:

Thứ nhất: Hệ thống những vấn đề cơ bản về RRTD VÀquản trị RRTD theo Hiệp ước Basel II tại NHTM. Trên cơ sở đó phân tích, làm rõ lợi ích của NHTM khi thực hiện quản trị RRTD theo Basel II và các nội dung để NHTM triển khai quản trị RRTD theo Basel II.

Thứ hai: Đưa ra số liệu để đánh giá thực trạng RRTD trên cơ sở dữ liệu sơ cấp và thứ cấp tại Vietcombank giai đoạn 2015-2019, từ đó chỉ ra các kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân các hạn chế về quản trị RRTD tại Vietcombank.

Thứ ba: Đưa ra lộ trình áp dụng tiêu chuẩn Basel II của Vietcombank để đạt chuẩn Basel II, đề xuất các giải pháp và kiến nghị để nâng cao hiệu quả áp dụng tiêu chuẩn Basel II trong quản trị RRTD.

Với những kết quả đạt được của nghiên cứu, luận văn mong muốn sẽ góp phần tích cực trong việc hoàn thiện công tác quản trị RRTD tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam theo tiêu chuẩn Basel II trong thời gian sắp tới.

1

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Thị An Bình và Phạm Thị Trung Hà, 2017, Basel II và bài toán về quản trị dữ liệu hiệu quả trong các ngân hàng Việt Nam, Hội thảo khoa học quốc gia Áp dụng Basel II trong quản trị rủi ro của các NHTM Việt Nam: Cơ hội - thách thức và lộ

trình thực hiện, Hà Nội, 2017, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân.

2. Trần Đình Định, 2008, Quản trị rủi ro trong hoạt động của ngân hàng theo chuẩn mực và thông lệ quốc tế và quy định của Việt nam, Nhà xuất bản tu pháp, Hà nội.

3. Nguyễn Thị Thu Đông, 2012, Nâng cao chất luợng tín dụng tại NHTM cổ phần ngoại thuơng Việt nam trong quá trình hội nhập, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Truờng đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội.

4. Chu Thị Huơng Giang, 2012, Ứng dụng Hiệp uớc Basel II vào hệ thống quản trị rủi ro tại các NHTM Việt nam, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Đại học kinh tế TP Hồ Chí Minh.

5. Duơng Ngọc Hào, 2015, Giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thuơng mại Việt Nam, luận án Tiến sỹ kinh tế, Truờng Đại học

ngân hàng Tp HCM.

6. Lê Thị Hạnh, 2017, “Kinh nghiệm ứng dụng Basel trong quản trị rủi to tín dụng tại một số Ngân hàng thuơng mại trên thế giới và bài học cho NHTM Việt Nam”, Tạp

chí Nghiên cứu Tài chính Kế toán, Số 12 (161) -2016.

7. Ngân hàng Nhà nuớc Việt Nam, Hiệp uớc Basel (I, II và III), http:/www.sbv.gov.vn, ngày truy cập: 12/04/2020.

8. Ngân hàng nhà nuớc Việt Nam, Tổng quan Basel II,

https://www.sbv.gov.vn/webcenter/portal/vi/menu/rm/apph/tcthnh/tcthnh_chitiet,

Nhóm Nội dung các nguyên tắc

Thiết lập môi trường RRTD phù hợp

1. Xác định nhiệm vụ của hội đồng quản trị (HĐQT) trong quản trị RRTD

2. Xác định nhiệm vụ của ban giám đốc (BGĐ) trong quản trị RRTD 3. Ngân hàng cần nhận diện và quản lý RRTD trong mọi sản phẩm và hoạt động của mình

ii

nam.chn, ngày truy cập: 17/05/2020.

10. Ngan hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, (2015, 2016, 2017, 2018, 2019), Báo cáo tài chính.

11. Ngan hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, (2015, 2016, 2017, 2018, 2019), Báo cáo thường niên.

12. Basel Committee on Banking Supervision(2006), International Convergence of Capital Measurement and Capital Standards: A Revised Framework- Comprehensive

Version.

13. Basel Committee on Banking Supervision (1998),International Convergence of Capital Measurement and Capital Standards.

14. Basel Committee on BankingSupervision (2001), Principles for the Management of Credit Risk.

15. Basel Committee on Banking Supervision (2000), Basel Committee issues guidance on credit risk Management and Disclosure.

16. Basel Committee on Banking Supervision (2006), Sound credit risk Assessment and Valuation for Loans.

17. Basel Committee on Banking Supervision (1998), Framework for Internal Control Systems in Banking Organisations, http://www.bis.org, ngày truy cập: 15/03/2020.

18. Basel Committee on Banking Supervision (2012), Internal Audit Function in Bank, http://www.bis.org, ngày truy cập: 16/03/2020.

principles for Bank, http://www.bis.org, ngày truy cập: 17/03/2020. iii

PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1

NỘI DUNG CÁC NGUYÊN TẮC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG THEO TIÊU CHUẨN BASEL II

Hoạt động theo một quy trình cấp tín dụng lành mạnh

4. Ngân hàng cần hoạt động tín dụng theo các tiêu chuẩn phù hợp với thị trường mục tiêu và sự hiểu biết thấu đáo về khách hàng vay.

5. Ngân hàng cần thiết lập một hạn mức tín dụng tổng thể ở cấp độ từng khách hàng và các nhóm khách hàng có liên quan.

6,7. Ngân hàng cần thiết lập quy trình tín dụng rõ ràng để phê chuẩn tín dụng mới cũng như điều chỉnh, gia hạn các khoản tín dụng hiện thời.

Duy trì việc cấp tín dụng hiệu quả

8. Ngân hàng phải có hệ thống theo dõi, quản lý thường xuyên các danh mục tín dụng có rủi ro khác nhau.

9. Ngân hàng phải có hệ thống theo dõi tình trạng các khoản tín dụng cá nhân bao gồm cả dự trữ và dự phòng.

10. Ngân hàng được khuyến khích xây dựng và sử dụng hệ thống đánh giá nội bộ để quản trị RRTD.

11. Ngân hàng phải có hệ thống thông tin và công cụ phân tích giúp ban lãnh đạo đo lường RRTD.

12. Ngân hàng phải có hệ thống theo dõi tổng thể thành phần và chất lượng tín dụng.

Nhóm Nội dung các nguyên tắc

13. Ngân hàng phải đánh giá thay đổi quan trọng về điều kiện kinh tế khi đánh giá các khoản tín dụng.

Hệ thống kiểm soát RRTD

14. Ngân hàng phải thiết lập một hệ thống đánh giá độc lập, thường xuyên quy trình quản lý RRTD.

15. Ngân hàng phải đảm bảo rằng chức năng phê duyệt tín dụng được quản lý thích hợp, RRTD ở mức tương thích với các tiêu chuẩn thận trọng và trong giới hạn mà ngân hàng cho phép.

16. Ngân hàng cần có hệ thống nhận biết và có thể sớm xử lý với các khoản tín dụng có vấn đề.

Giám sát RRTD

17. Các giám sát viên thực hiện việc đánh giá một cách độc lập với các chiến lược, chính sách, quy trình và việc tuân thủ của ngân hàng liên quan đến việc cấp tín dụng và quản trị RRTD.

Nguồn: Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng (2000)

• Thứ nhất: Thiết lập môi trường rủi ro tín dụng phù hợp (nguyên tắc 1, 2, 3)

Ngân hàng cần thiết lập môi trường RRTD phù hợp: xác định chiến lược quản trị RRTD cho từng giai đoạn nhất định, chiến lược RRTD phải phản ánh được khẩu vị RRTD và lợi nhuận kỳ vọng của ngân hàng. Hội Đồng Quản trị (HĐQT) chịu trách nhiệm phê duyệt, ban điều hành chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện chiến lược và khẩu vị RRTD. Môi trường tín dụng phù hợp còn phải đảm bảo sự phân tách, độc lập về chức năng hoạt động giữa bộ phận kinh doanh tín dụng và bộ phận quản trị RRTD.

• Thứ hai: Đảm bảo quy trình cấp tín dụng lành mạnh (nguyên tắc 4,5,6,7)

Hoạt động cấp tín dụng phải tuân thủ các tiêu chuẩn, giới hạn cấp tín dụng lành mạnh đã được ngân hàng xác định. Trong đó các tiêu chuẩn cấp tín dụng lành mạnh phải thể hiện được các nội dung cơ bản như: thị trường mục tiêu, năng lực và sự tín nhiệm của bên được cấp tín dụng, mục đích, cấu trúc, nguồn trả nợ của một khoản tín dụng. Giới

v

hạn tín dụng phải được thiết lập cho từng khách hàng, nhóm khách hàng liên quan cho từng loại hình tín dụng, bao gồm các khoản mục trên sổ kinh doanh, các hoạt động trong và ngoại bảng. Ngân hàng phải đảm bảo thiết lập đầy đủ các quy trình phê duyệt tín dụng, bao gồm quy trình đối với các khoản tín dụng mới và quy trình sửa đổi, điều chỉnh, tái tài trợ, tái cơ cấu cho các khoản tín dụng hiện tại. Đồng thời việc phê duyệt tín dụng phải được thực hiện theo cấp thẩm quyền đã được quy định. Phải đảm bảo tính công bằng, khách quan trong quá trình phê duyệt tín dụng.

• Thứ ba: Duy trì quy trình quản lý, đo lường và giám sát phù hợp (nguyên tắc 8,9,10,11,12,13)

Ngân hàng phải thiết lập một hệ thống quản lý thường xuyên các danh mục có nguy cơ phát sinh RRTD. Ủy ban Basel khuyến khích các NHTM phát triển hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ (XHTDNB) để quản lý RRTD. Hệ thống XHTDNB phải phù hợp với bản chất, quy mô và mức độ phức tạp trong hoạt động tín dụng của từng ngân hàng. Ngân hàng phải có hệ thống thông tin và các kỹ thuật phân tích để quản lý việc đo lường RRTD ở tất cả các hoạt động trong và ngoại bảng. Hệ thống thông tin phải đảm bảo cung cấp đầy đủ thông tin về cấu trúc của danh mục tín dụng và mức độ tập trung tín dụng. Các NHTM phải có hệ thống để giám sát RRTD ở cấp độ từng khoản tín dụng riêng lẻ và danh mục tín dụng. Bao gồm các điều kiện, mức trích lập dự phòng đối với từng khoản tín dụng và trạng thái, chất lượng của danh mục tín dụng. Khi đánh giá RRTD phải xem xét và đánh giá đúng mức sự tác động của những biến động trong tương lai của nền kinh tế và nên đánh giá với các kịch bản căng thẳng khác nhau của nền kinh tế.

• Thứ tư: Đảm bảo sự kiểm soát đầy đủ đối với rủi ro tín dụng (nguyên tắc 14,15,16)

Chức năng cấp tín dụng phải được quản lý để hoạt động cấp tín dụng luôn tuân thủ các tiêu chuẩn và giới hạn nội bộ đã được xác định. Ngân hàng cần thiết lập và tăng cường

vi

hiệu lực của kiểm tra, kiểm soát nội bộ (KT-KSNB) và các thông lệ khác với mục tiêu đảm bảo RRTD không vuợt quá khả năng chấp nhận của ngân hàng.

Ngân hàng cần thiết lập chức năng đánh giá lại tín dụng độc lập với chức năng kinh doanh để đánh giá chất luợng của từng khoản tín dụng và danh mục tín dụng, nhận diện và phát hiện sớm các khoản tín dụng xấu, tín dụng có vấn đề. Ngân hàng phải có chính sách cụ thể về phuơng pháp và tổ chức quản lý khoản nợ có vấn đề. Bộ phận đánh giá lại tín dụng phải báo cáo trực tiếp đến HĐQT, Ban điều hành và Ủy ban Kiểm toán của Ngân hàng.

Chức năng kiểm toán nội bộ (KToNB) định kỳ đánh giá sự tuân thủ các chính sách,

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNGTHƯƠNG MẠI CỎ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM THEOTIÊU CHUẨN BASEL II 10598343-1506-000044.htm (Trang 112 - 155)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(155 trang)
w