Khái quát về quản trị rủi ro tín dụng theo Hiệp ước Basel II tại ngân hàng

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNGTHƯƠNG MẠI CỎ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM THEOTIÊU CHUẨN BASEL II 10598343-1506-000044.htm (Trang 30 - 31)

9. BỐ CỤC DỰ KIẾN CỦA LUẬN VĂN

1.2. Khái quát về quản trị rủi ro tín dụng theo Hiệp ước Basel II tại ngân hàng

hàng thương mại

Uỷ ban Basel về giám sát ngân hàng (Basel Committee on Banking Supervision - BCBS) đuợc thành lập năm 1974 tại thành phố Basel- Thụy sĩ với mục tiêu ban đầu là ngăn chặn sự sụp đổ các NHTM và thị truờng tài chính tại các nuớc thành viên. Đến nay Ủy ban có 27 thành viên (gồm Argentina, Úc, Bỉ, Brazil, Canada, Trung Quốc, Pháp, Đức, Hồng Kông, Ân Độ, Indonesia, Ý, Nhật, Hàn Quốc, Luxembourg, Mexico, Hà Lan, Nga, Ả Rập Xê Út, Singapore, Nam Phi, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Thụy Sỹ, Thổ Nhĩ Kỳ, Anh và Mỹ). Mục tiêu hoạt động của Ủy ban Basel là nâng cao chất luợng giám sát hoạt động ngân hàng trên toàn cầu.

Năm 1988, Ủy ban đã giới thiệu hệ thống đo luờng vốn - Hiệp uớc vốn Basel (1988 Capital Accord), còn gọi là Basel I. Mặc dù năm 1996, Basel I đuợc sửa đổi và năm 1999 đuợc củng cố bằng bộ 25 nguyên tắc cơ bản về giám sát ngân hàng. Song khủng hoảng tài chính toàn cầu làm rủi ro trong hoạt động của các NHTM trên thế giới bùng phát, các chuẩn mực đảm bảo an toàn ngân hàng hiện hành không đủ sức chống đỡ. Truớc tình hình đó, sau khi ban hành và lấy ý kiến dự thảo, ngày 26/6/2004 bản Hiệp uớc vốn mới (The new Basel Capital Accord- International Convergence of Capital Measurement and Capital Standard- A Revised Framework)- còn gọi là Hiệp uớc Basel II chính thức đuợc ban hành. Sau cuộc họp ngày 12/9/2010 của Ủy ban Giám sát ngân hàng Basel, các thành viên đã đạt đuợc thỏa thuận về những chuẩn mới trong Basel III. Hiệp uớc vốn Basel III có những sửa đổi căn bản so với Basel II là tăng

Trụ cột I Trụ cột II Trụ cột III

Yêu cầu vốn tối thiểu

Quy trình rà soát, giám sát

Công khai thông tin, nguyên tắc thị trường

16

cường yêu cầu về vốn của ngân hàng và giới thiệu các yêu cầu mới quy định về tính thanh khoản ngân hàng và đòn bẩy ngân hàng.

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNGTHƯƠNG MẠI CỎ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM THEOTIÊU CHUẨN BASEL II 10598343-1506-000044.htm (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(155 trang)
w